SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Sự lớn mạnh của ngành công nghệ hóa chất, mở cửa của thị trường đã đưa vào loại phân bón hóa học tạo ra bước ngoặt về ngành nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón hóa học để tăng năng xuất các loại nông sản đang là thói quen của người dân. Dẫn đến các tình trạng thực phẩm không sạch, phun nhiều hóa chất. Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, chỉ tiêu hạn chế vượt mức độ cho phép,…Đối mặt với tình trạng này, xu hướng nông nghiệp hữu cơ, sống “xanh” bắt nguồn từ những Châu Âu, Mỹ đã được người dân hưởng ứng và áp dụng rộng rãi. Người dân bắt đầu sản xuất những loại nông sản hữu cơ, không hóa chất. Không thuốc bảo vệ thực vật, tận dụng nguồn phế phẩm. Phế thải để sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây. Vậy bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ chia sẻ tới bà con Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ vi sinh

  1. Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa hợp chất hữu cơ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh.

1.1 Thành phần

Phân hữu cơ vi sinh chứa chất hữu cơ trên 15% và có thành phẩn vi sinh vật có lợi với mật độ trên 1×106 CFU/g theo tiêu chuẩn công bố ban hành.

1.2 Các loại vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

  • Vi sinh vật cố định đạm: Trong không khí, vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa đạm thành dạng NH4+và N03-  là dạng cây dễ hấp thu.

Các loại vi sinh vật có khả năng cố định đạm: Anabaena, Azotobacter, Azospirillum, Clostridium, Rhizobium,…

  • Vi sinh vật phân giải cellulose: Vi sinh vật phân giải cellulose chính là phân giải các hợp chất hữu cơ. Chất mùn thành các chất dinh dưỡng cho cây và đẩt, làm cho đất tơi xốp. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, tăng cường hệ sinh thái đất.

Một số loại vi sinh vật phân giải xenllulo là Bacillus, Megaterium, Pseudomonas, Trichoderma,…

  • Vi sinh vật phân giải lân: Các loại vi sinh vật phân giải lân có khả năng tiết ra các chất có khả năng hòa tan các hợp chất photpho vô cơ khó tan trong đất thành dạng dễ hòa tan mà cây trồng có thể sử dụng được.

Các chủng vi sinh vật phân giải lân bao gồm: Bacillus megaterium, Bacillus circulans, Bacillus subtilis, Pseudomonas striata, Penicilium, Aspergillus,…

  • Vi sinh vật ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Sử dụng biện pháp sinh học bằng cách sử dụng các loại vi sinh vật cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các loại sinh vật có hại khác.

Các loại vi sinh vật ức chế vi sinh vật gây bệnh khác như: Bacillus sp., Trichoderma harzianum, Streptomyces griseoviridis, Pseudomonas striata, Beauveria…

  • Vi sinh vật kích thích tăng trưởng: Nhiều loại VSV có khả năng sinh axit indolaxetic (IAA) kích thích sinh trưởng và sự ra hoa, axit indolbutyric (IBA) tăng cường khả năng thu phấn của cây.

Một số loại vi sinh vật kích thích tăng trưởng: Pseudomonas, Azospirillum, Bacillus, Enterobacter, Rhizobium, Arthobacter, Flavobacterium,…

1.3 Công dụng của phân hữu cơ vi sinh

  • Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho các loại cây trồng: Phân bón hữu cơ vi sinh chứa đầy đủ các loại nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, canxi, các nguyên tố trung lượng, vi lượng…Tuy hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân không nhiều như những loại phân bón hóa học nhưng cây có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững.
  • Cải tạo cấu trúc đất, giữ ẩm, tạo độ xốp cho đất: Trên các loại đất sét, đất thịt, đất bị thoái hóa, chua, bạc màu, việc bón phân hữu cơ vi sinh làm cho đất tơi xốp, tạo độ thoáng, giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng cho cây.
  • Gia tăng chất mùn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất
  • Bổ sung các vi sinh vật và vi nấm có lợi cho đất: Với hàm lượng vi sinh vật, vi nấm có lợi trên 106 CFU/g trong phân bón hữu cơ vi sinh giúp tăng cường hệ sinh thái đất, tăng cường phân giải, chuyển hóa tạo ra các chất dinh dưỡng cho cây sử dụng.
  • Kháng và hạn chế tối đa các nấm bệnh và tuyến trùng làm hư hại và thối bộ rễ: Các loại vi sinh vật có lợi phát triển làm ức chế cạnh tranh, tiêu diệt các loại mầm bệnh, tăng sức chống chịu, hệ miễn dịch của cây.

2. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ
  • Bước 2: Xử lý, sơ chế nguyên liệu hữu cơ: Băm, nghiền, bổ sung độ ẩm thích hợp, …
  • Bước 3: Phối trộn nguyên liệu với men ủ phân hữu cơ theo tỷ lệ thích hợp
  • Bước 4: Ủ phân hữu cơ
  • Bước 5: Chuẩn bị vi sinh vật có lợi, bổ sung vào phân bón hữu cơ
  • Bước 6: Kiểm tra chất lượng phân bón hữu cơ vi sinh
  • Bước 7: Sàng lọc, đóng gói

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

3. Cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh

  • Phân hữu cơ vi sinh có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên sử dụng để bón lót cho rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp, hoa cây cảnh…

+ Lúa, ngô: bón lót, bón thúc 300-400 kg/ha/lần

+ Rau các loại, hoa: bón lót, bón thúc 200-300 kg/ha

+ Cây ăn trái: bón lót 0,5-1kg/ gốc, bón thúc 1-2 kg.gốc/lần.

+ Cây công nghiệp: bón lót, bón thúc 300-500 kg/ha/lần.

Kỹ thuật bón lót trước khi trồng.

  • Sử dụng phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất

Do trong thành phần phân hữu cơ vi sinh có rất nhiều vi sinh vật có lợi vì vậy bà con không nên pha, trộn, tưới cùng với các chất, thuốc hóa học, phân hóa học…Tùy theo loại đất, chất mùn, bã hữu cơ, loại vi sinh vật mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.

Thời hạn sử dụng của phân hữu cơ vi sinh lên tới 2 năm, nếu bảo quản trong điều kiện thích hợp,  khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, mưa, hóa chất.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Tel: : 024 2211 8088

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com  

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook