SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Sản xuất phân bón hữu cơ từ những nguồn nguyên liệu nào?

Việc sản xuất phân bón hữu cơ và áp dụng trong nông nghiệp là phương thức canh tác tiến bộ. Mang ý nghĩa khoa học và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Đang được khuyến khích và dần chiếm sự ưu tiên hơn cả trong ngành trồng trọt. Tính khoa học thể hiện ở sự ứng dụng ngày càng nhiều và sâu trong lĩnh vực sinh học. Huy động tối đa nguồn lực và tài nguyên từ thiên nhiên.

Với mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng nông sản tốt an toàn với con người. Tính nhân văn cao ở chỗ là tất cả các công đoạn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đều hướng tới sự an toàn cho con người, vật nuôi và môi trường sinh thái xung quanh, hướng tới một hành tinh xanh và sạch.

Nông nghiệp hữu cơ

1. Vậy nguồn nguyên liệu từ đâu để có thể sản xuất phân bón hữu cơ ?

Bài viết giới thiệu một số nguồn nguyên liệu thường gặp, phổ biến ở các địa phương. Từ đây, bà con có thể biết đến và tận dụng tối đa để tạo ra nguồn phân bón dinh dưỡng cho cây trồng. Có thể phân loại thành các nhóm như dưới đây:

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ. Trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi bà con đã tận dụng những nguồn phế phẩm, rác thải sinh hoạt để ủ phân hữu cơ. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng phân tốt, ủ hiệu quả thì liên quan tới nhiều yếu tố ảnh hưởng. Và trong đó có thể kể đến một số loại yếu tố sau đây:

==> Click xem ngay: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ

1.1  Nguyên liệu từ ngành trồng trọt

Sản xuất phân bón hữu cơ được cho là có ý nghĩa khoa học. Và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc vì nguyên liệu được áp dụng lấy từ ngành trồng trọt.

* Phế  phụ phẩm nông nghiệp

– Nguyên liệu: Rơm rạ, vỏ trấu, thân cây lạc, đỗ, ngô, bã mía, vỏ cà phê, bã ép dầu đậu tương, đậu lạc, bã thải sau trồng nấm, v.v… Các phụ phế phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cũng khá phong phú. Và để tạo dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu cho cây trồng, cần áp dụng những kỹ thuật ủ phân khoa học. Tùy theo loại nguyên liệu và kỹ thuật ủ, thành phần trung bình của phân là %: 0,5-0,6 N; 0,4-0,6 P2O5; 0,5-0,8 K2O; 3-6 CaO.

Thân cây ngô sau thu hoạch
Thân cây ngô sau thu hoạch

* Nhóm cây phân xanh

– Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng. Nhóm cây phân xanh như bèo hoa dâu, lục bình (bèo tây), cốt khí, cúc quỳ (quỳ dại), điền thanh, vông. Các loại cây này thường giàu đạm, tỷ lệ N/P2O5 cao. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách ủ thì có thể mang lại tác dụng ngược. Trong quá trình phân giải của cây phân xanh (vùi trong đất) nhất là ở điều kiện ngập nước. Thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2S, axit butiric, CH4, C2H2, v.v…

* Các loại nguyên liệu khác

– Tro là chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết, nát vụn như bột và thường có màu xám. Trong nông nghiệp một số nguyên liệu thực vật như cây sắn, bông, ngô, lá dừa, mùn cưa, v.v…. Sau khi bị đốt có tỷ lệ tro nhất định và thành phần các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau như: Photpho, Kali, Silic, Canxi và một vài các nguyên tố vi lượng khác.

– Than bùn: Có chứa hàm lượng hữu cơ 35-57%. Đặc biệt là hàm lượng các axit humíc, axít fulvic và humin. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón trên nền than bùn phổ biến là: Than bùn phơi khô, nghiền nhỏ, phối trộn vôi (nếu pH thấp), phụ gia, vi sinh vật. Bón phân từ nguồn gốc than bùn có tác dụng cải tạo đất tốt song khối lượng lớn do hàm lượng chất dinh dưỡng N, P thấp.

– Nhóm rong tảo biển,… cũng được khai thác và xử lý thành phân bón sinh học khá đơn giản và hiệu quả. Nhóm nguyên liệu này với trữ lượng lớn và thành phần dinh dưỡng khá đầy đủ. Chủ yếu cung cấp đạm, lân, canxi và các chất vi lượng và các acid amin, các chất kích thích sinh trưởng thực vật.

2.2 Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi

– Nhóm phân động vật bao gồm phân gà, vịt, lợn, trâu bò, phân dơi v.v. Các loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao và phong phú. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O ). Còn có các chất canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si02) (chất trung lượng). Và các chất vi lượng như đồng (Cu), kẽm (Zn), Mangan (Mn), sắt (Fe), Bo (B), Molipden (Mo), Coban (Co).

Nhưng trong thực tế nông dân bón phân chuồng có độn (rơm rạ, thân lá ngô, các phụ phẩm hữu cơ khác) nên chất dinh dưỡng bổ sung cho cây thường thấp hơn nhiều. Phân hữu cơ truyền thống, trong đó có phân chuồng, cũng có những nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng.

2.3 Nguyên liệu từ ngành chế biến thủy sản

– Nhóm vỏ các loài giáp xác: như tôm, cua, ghẹ. Nhóm nguyên liệu này ngoài việc cung cấp các chất khoáng canxi, magie, kẽm, sắt, coban,…Nó còn cung cấp một chất rất quan trọng đó là chitosan. Chất này có vai trò như một chất kích kháng cho cây trồng. Đồng thời là hoạt chất sinh học hữu ích trong việc bảo vệ cây trồng chống lại một số bệnh nấm, vi khuẩn. Thậm chí tăng tính kháng giúp cây trồng hạn chế sự xâm nhập phá hại của virus gây bệnh.

– Các phế phụ phẩm từ các cơ sở chế biến thủy sản chứa hàm lượng đạm (N), Lân (P) rất cao như: vây cá, đuôi cá, đầu cá (10,4% N, 8,6% P2O5), bột cá (9,9% N, 7,4% P2O5), sin biển khô (0,16% N, 0,4% P2O5). Loại nguyên liệu này cần được xử lý bằng phương pháp lên men thủy phân với chủng vi sinh vật chức năng chuyên biệt để phân hủy các protein, lipit… thành các amino acid có cấu trúc phân tử đơn giản hoặc mono-amino acid giúp cây trồng hấp thu dễ dàng, nhất là hấp thu qua lá.

2.4 Nguyên liệu từ nguồn rác thải sinh hoạt

– Đó là các phế phụ phẩm hữu cơ từ sinh hoạt của các hộ gia đình: mùn rác, tóc người, hoặc thức ăn thừa, rác thải (đã loại chất vô cơ) hoặc phế phụ phẩm của các nhà máy (chế biến thực phẩm, đồ uống, cặn rượu vang, bã rượu, bồ hóng khói gỗ, bồ hóng khói than đá).

Rác thải hữu cơ

Dựa vào quá trình sản xuất của nền nông nghiệp truyền thống, có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ sinh học ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt giới thiệu với bà con chế phẩm vi sinh vật MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO và quy trình xử lý các nguồn nguyên liệu phổ biến trong tự nhiên, phụ phế phẩm trong các quá trình sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản… để tận dụng làm phân bón hữu cơ, phân bón chuyên dùng cho các đối tượng cây trồng khác nhau.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com 

Email: sumonhatv@gmail.com 

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook