SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ. Trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi bà con đã tận dụng những nguồn phế phẩm, rác thải sinh hoạt để ủ phân hữu cơ. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng phân tốt, ủ hiệu quả thì liên quan tới nhiều yếu tố ảnh hưởng. Và trong đó có thể kể đến một số loại yếu tố sau đây:

Mật đường tưởng chừng như phụ phẩm bỏ đi nhưng lại rất hữu ích trong nông nghiệp chăn nuôi. 

==> Click xem ngay: Ủ vi sinh với mật đường

1. Yếu tố vật lý là một trong số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ.

Tùy theo nhu cầu sử dụng phân bón mà người sử dụng áp dụng các phương pháp ủ thích hợp để vừa đảm bảo phân dùng đúng lúc vừa đạt chất lượng phân ủ.

1.2 Ủ nóng:

Là phương pháp ủ không nén để tạo môi trường cho vi sinh vật hiếu khí phát triển tốt và đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ. Quá trình phân giải mạnh các chất hữu cơ sẽ sinh nhiệt (có thể lên tới 700C) và tiêu diệt đa số các sinh vật và trứng các loại ký sinh trùng gây bệnh cho động thực vật và con người.

Phương pháp ủ nóng
Phương pháp ủ nóng

Với loại phân ít chất xơ như phân trâu, phân bò, phân lợn bà con nên ủ theo phương pháp ủ nóng sẽ có hiệu quả cao hơn. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là thất thoát nhiều nitơ.

1.2  Ủ nguội:

Nén chặt đống ủ. Do bị nén chặt cho nên đống phân thiếu oxy, môi trường trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng làm cho vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân tăng không cao và chỉ ở mức 30 – 350C. Phương pháp này thích hợp cho các loại phân chứa nhiều chất xơ.

+ Ủ nóng trước, ủ nguội sau:

Ủ nóng trong 5 – 6 ngày để tiêu diệt đa số các loại vi sinh vật và trứng của các loại ký sinh trùng gây bệnh và làm cho phân bắt đầu hoai, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt các lớp phân để tránh thất thoát nitơ.

1.3 Thời gian ủ:

Thời gian ủ phân quyết định chất lượng, hiệu quả phân tạo ra. Dựa vào phương pháp ủ phân để xác định được thời gian hoàn thành quá trình ủ. Nếu sử dụng phân bón khi chưa đạt thời gian cần thiết sẽ gặp phải một số vấn đề như: Chất hữu cơ chưa được phân giải thành các chất dinh dưỡng, mùi hôi thối, nhiều bào tử, vi khuẩn, ấu trùng của các loại có hại cho cây trồng vẫn còn hoạt động…

+ Sử dụng phương pháp ủ nóng: thời gian ủ ngắn chỉ 30-40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng.

+ Phương pháp ủ nguội: thời gian ủ phân phải kéo dài 5-6 tháng phân ủ mới dùng được.

+ Phương pháp ủ nóng trước, ủ nguội sau: rút ngắn thời gian ủ so với thời gian ủ nguội, nhưng có thời gian dài hơn thời gian ủ nóng.

1.4 Nguyên liệu:

Cacbon (C) và đạm (N) là thức ăn của vi sinh vật phân giải chất thải thành phân ủ ( phân hữu cơ). Nguyên liệu nên đảm bảo hai loại dinh dưỡng trên cho vi sinh vật hoạt động phân giải, nếu nguyên liệu phân ủ thiếu đạm thì quần thể vi sinh vật phát triển kém. Các nguyên liệu như phân gà, phân lợn, gia súc và cừu, v.v … có chứa nhiều nito nên chiếm 80 đến 90% thành phần đống ủ, phụ liệu là các loại xác bã thực vật như mùn cưa, vỏ cây, vỏ trấu… chiếm 10 đến 20%.

1.5 Kích thước nguyên liệu:

Ảnh hưởng lớn đến quá trình phân hủy, quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt nguyên liệu, nguyên liệu có kích thước nhỏ sẽ có diện tích bề mặt lớn, nên tăng tốc độ phân hủy. Tuy nhiên, nếu kích thước quá nhỏ sẽ chặn và làm hạn chế sự lưu thông khí, giảm mức độ hoạt động của vi sinh vật. Ngược lại, nếu nguyên liệu có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao, tạo ra các rãnh lớn ảnh hưởng tới nhiệt độ của đống ủ, làm nhiệt độ thấp không tiêu diệt được các mầm bệnh. Đường kính hạt tối ưu ở kích thước 3-50mm.

Nguyên liệu xơ dừa được băm nghiền nhỏ.

1.6 Độ ẩm:

Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống của các loại vi sinh vật. Làm ẩm nguyên liệu để đạt độ ẩm tối ưu cho vi sinh vật phát triển.

+ Độ ẩm tối ưu là 50-60%, kiểm tra bằng cách nắm nguyên liệu sao cho có vết nước chảy ra nhưng không nhỏ giọt.

+ Nếu độ ẩm thấp hơn 30%: Hạn chế hoạt động của vi sinh vật.

+ Nếu độ ẩm lớn hơn trên 65%: Quá trình phân hủy sẽ chậm lại do tắc nghẽn quá trình thông khí, chuyển sang quá trình phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng, lan truyền vi sinh vật có hại.

1.7 Độ xốp:

Độ xốp ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung cấp oxy cần thiết cho sự trao đổi chất, hô hấp của vi sinh vật. Độ xốp diễn ra tốt ở 35-60%, tối ưu là 32-36%.

1.8 Đảo trộn:

Quá trình ủ phân cần đảo trộn 3-4 lần, nhằm trộn đều nguyên liệu,  ngăn ngừa các hiện tượng khô, đóng bánh, tạo các rãnh khí trong quá trình làm phân hữu cơ.

Đảo trộn đống ủ phân.

1.9 Nhiệt độ:

 Quá trình ủ phân, giai đoạn đầu vi sinh vật hoạt động phân giải mạnh, nhiệt độ sinh ra có thể lên tới 65 – 700C. Nhiệt độ quyết định thành phần quần thể vi sinh vật: Vi sinh vật ưa nhiệt, ưa ấm, ưa lạnh. Nhiệt độ tối ưu vào khoảng từ 500C – 600C. Nhiệt độ trên mức này sẽ ức chế các vi sinh vật hoạt động làm quá trình diễn ra không thuận lợi, nhiệt độ dưới mức làm có sản phẩm tạo ra không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh. Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều chỉnh: độ ẩm, độ che phủ, đảo trộn.

2. Hóa sinh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ.

Giá trị pH tối ưu là 5.5-8,5. Giai đoạn đầu, vi sinh vật nấm tiêu thụ các vật liệu hữu cơ tạo ra các axit hữu cơ, làm giảm pH, giảm hoạt động của các vi sinh vật khác. Các axit hữu cơ tiếp tục phân hủy trong quá trình ủ, nếu chuyển thành yếm khí, làm pH có thể giảm xuống dưới 4.5, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của vi sinh vật khác.

2.1 Tỷ lệ phối trộn:

+ Thông số cacbon, nito là thông số dinh dưỡng quan trọng nhất, các nguyên tố vi lượng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất tế bào.

+ Khoảng 20 – 40% C của chất thải hữu cơ cần thiết cho quá trình đồng hóa thành tế bào mới, phần còn lại thành CO2 và các sản phẩm chuyển hóa. Nito là thành phần chủ yếu của protein, acid nucleic, acid amin, emzyme…cần thiết cho hoạt động và phát triển của tế bào.

+ Tỷ lệ C/N tối ưu là 25-30. Ở tỷ lệ cao hơn, hoạt tính sinh học giảm do hạn chế sự phát triển của sinh vật do thiếu N, sản phẩm thu ít mùn hơn. Ở tỷ lệ thấp, Vi sinh vật thiếu cacbon, chúng chuyển hóa nito có trong đống ủ thành NH3 bay ra, làm giảm nguồn đạm trong phân.

Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàngMEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook