SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Nhà khoa học trẻ Phạm Thị Thuỷ

NHÀ KHOA HỌC TRẺ PHẠM THỊ THỦY NHÀ SÁNG CHẾ NÔNG DÂN CÙNG MỘT MỤC TIÊU SẢN XUẤT RA NHỮNG CÂY NẤM.

Khi các bài Nhà sáng chế không chuyên đăng lên. Rất nhiều bạn có những phát ngôn không hay về các nhà khoa học Việt Nam. Tôi có một vài chia sẻ để các bạn xem lại. Liệu những nhận xét đó quá tiêu cực, vơ đũa cả nắm hay không.

Thời gian vừa qua tôi may mắn được làm việc cùng lúc với Nhà sáng chế và Nhà khoa học. Đó là Nhà sáng chế, vua nấm Đỗ Đình Hòa. Ông đã có gần 20 năm sống bằng nghề nấm. Ông là người nông dân Việt Nam đầu tiên tự chế tạo ra các thiết bị và tự học hỏi, thực hành thành công kỹ thuật tạo giống nấm từ việc phân lập nấm tươi bằng các thiết bị thô sơ đến không ngờ. Thành tựu của ông được nghi nhận bằng hàng tập huân chương và giấy khen từ trung ương đến địa phương. Người thứ hai là Nhà khoa học trẻ Thạc sĩ Phạm Thị Thủy thuộc thế hệ 9x. Thủy rất cá tính và có tố chất làm khoa học. Đầy tham vọng, làm việc vì mục tiêu cụ thể, độc lập, tự chủ, tự tin có phần áp đặt. Luôn suy nghĩ để là leader chứ không là follower. Thủy được đào tạo bài bản tại  Đại học Sư Phạm Hà Nội 1 ngôi trường danh tiếng. Ra trường lại được công tác tại Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học quốc gia Hà Nội). Sau khi học xong thạc sĩ đã gia nhập Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam – nơi hội tụ các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam. Nơi có phòng thí nghiệm hiện đại có nhiều đề tài khoa học mang tầm quốc tế.

Giới thiệu về nhà khoa học trẻ Phạm Thị Thuỷ

Nhà khoa học Phạm Thị Thủy và Nhà sáng chế, vua nấm Đỗ Đình Hòa

   Hai người có nhiều điểm chung họ đều cởi mở trong ý tưởng và hành động, kiên trì theo đuổi ý tưởng. Không đầu hàng trước khó khăn. Không ngừng học hỏi. Trong công việc hiện tại họ đều đã đạt được phần nào mục tiêu là làm ra được những giống nấm tốt. Nhưng do hoàn cảnh, điều kiện, kiến thức nền khác nhau nên để đến đích họ đã đi hai con đường khác nhau. Để có được kiến thức, kinh nghiệm, thành công. Nhà sáng chế mất hơn chục năm mày mò. Thất bại hàng chục lần. Còn nhà khoa học trẻ gặt hái được thành công khá suôn sẻ sau gần một năm thực hiện đề tài.

 Tôi nhớ lại. Ngày đầu tiên bác Hòa bước vào phòng thí nghiệm đạt chuẩn của viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Nơi Nhà sáng chế và Nhà khoa học trẻ cùng nhau nghiên cứu đề tài mới. Bác Hòa nói sao phải đầu tư lớn vậy sao phải có quá nhiều thiết bị hiện đại. Ở nhà tôi. Tôi chế nồi chưng áp từ vỏ bình ga vẫn làm được mà. Tôi soi bằng kính lúp đồ dùng của học sinh vẫn ổn. Làm đến đâu tôi phân lập tạo giống đến đó cần gì phải tủ âm sâu bảo quản giống như ở đây… Khi được Thủy kể về những chuyến công tác dài ngày trên khắp cả nước và chuyến thăm quan làm việc tại Nhật Bản, Thái Lan gần đây. Bác Hòa kêu trời vì sự tiêu tốn của nhà khoa học trẻ. Để minh chứng cho việc” vứt tiền qua cửa sổ” của mình là có ích, là cần phải vậy. Nhà khoa học trẻ đã giải trình công việc khoa học của mình với Nhà sáng chế

   Khi nhận đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nấm ăn, giống nấm dược liệu để cung cấp cho ngành nấm toàn quốc. Nhà khoa học Phạm Thị Thủy và nhóm đã lập ra một dự án tổng thể chi tiết. Mục tiêu cần đạt là nghiên cứu, chọn lựa các giống nấm ăn, nấm dược liệu ở Việt Nam, nước ngoài có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau trên khắp cả nước.

Tôi đầu tư phòng thí nghiệm đạt chuẩn để làm gì khi bác làm những việc phân lập cấy giống bằng thiết bị thô sơ?

Đã có ai từng hỏi tại sao người nông dân mất 20 năm để ra sản phẩm trong khi tôi chỉ cần 1 năm là có sản phẩm hay chưa? Trang thiết bị của viện Nghiên cứu sinh học ứng dụng bao gồm những hệ thống thiết bị hiện đại nhất, đầu tư bài bản phục vụ các khâu như:

Nồi hấp tiệt trùng: đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng, loại bỏ trường hợp nhiễm khuẩn. nhiễm nấm và các vi sinh vật khác trong quá trình làm thí nghiệm. Như các bạn biết đó nối hấp tiệt trùng tạo ra áp suất lớn, nhiệt độ cao liệu rằng tính mạng con người quan trọng hơn hay đầu tư thô sơ hơn. Nhiệt độ của từng loại nguyên liệu là khác nhau, trang thiết bị thô sơ khó có thể điều chỉnh được đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

Kinh hiển vi thay vì kính lúp thông thường: Kinh hiển vi có độ phóng đại lớn lên đến 1000x giúp các nhà khoa học có thể soi rõ ràng từ những vi sinh vật nhỏ nhất, các mẫu bệnh phẩm, các chủng giống mới,… đó là điều mà kính lúp thô sơ không thể nào làm được. với kiến thức khoa học và thiết bị, các mẫu bệnh phẩm, các chủng giống mới đều được phát hiện và đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

Tủ âm sâu để bảo quản: Thoái hóa giống, lưu trữ giống đang là vấn đề mà hấu hết người nuôi trồng gặp phải. Nếu chỉ giữ điều kiện bình thường ở nhiệt độ phòng giống sẽ nhanh chóng già dẫn đến hỏng , khi cấy truyền nhiều lần sẽ thoái hóa. Trường hợp nếu mẫu nấm không lên sẽ phân lập từ nguồn  nào, nguồn gen chủng qua thời gian sẽ bị thoái hóa, việc giữ được chủng giống đời bố mẹ cần thiết, phân lập đi lại nhiều lần sẽ dẫn đến chủng giống kém phát triển, hoạt tính yếu. bên cạnh đó việc lưu trữ nguồn gen của chủng giống qua thời gian nhất định phù hợp với mùa vụ, đặc tính của sinh vật.

Máy sấy thăng hoa (máy đông khô): Theo chân nhà khoa học trẻ tôi chứng kiến tận mắt loại máy sấy có tên lạ này. Máy sấy thăng hoa được hoạt động theo cách chỉ rút nước đi mà giữ nguyên màu sắc sản phẩm và đây cũng là 1 cách giữ giống hiện đại của giới khoa học. Câu chuyện sản phẩm lúc còn tươi và  khi sấy khô vẫn giữ nguyên màu sắc,hình dạng và chất lượng là có thật. Tôi vẫn băn khoăn tại sao không dùng phơi, sấy bang nhiệt hay sấy lạnh cho tiết kiệm chi phí lúc này Thủy cũng chia sẻ thật lòng các sản phẩm về dược liệu như: Đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, cây dược liệu….. khi sấy pử nhiệt độ cao sẽ mất dược tính hay bị biến đổi về màu sắc, hình dáng gây mất mĩ quan lại bị  nhiệt làm bay mất hoạt tính. Sử dụng các công nghệ sấy cao cấp hiện đại cũng giúp giữ các chủng giống được lâu dài ngay trong điều kiện bình thường nhất. Bên cạnh đó phòng thí nghiệm cũng đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại khác như: máy sấy nhiệt, máy lắc li tâm, máy đo Ph, tủ ấm, máy khuấy từ hay cân phân tích 4 số lẻ…

Sấy đông trùng hạ thảo bằng máy sấy thăng hoa mini

Nhà khoa học không chỉ làm việc trong phòng thí nghiệm mà công việc đi thu thập các mẫu giống nấm trong rừng  cũng là một trong các vấn đề được nhà khoa học trẻ tiến hành thường xuyên. Tại sao lại thế? Nấm nuôi trồng đã có còn đi thu thập để làm gì? Với quá trình đi vào rừng sâu nguy hiểm và gian nan tốn nhiều thời gian và công sức nhưng Thủy vẫn thường xuyên  đi và thu mẫu về bởi : khi nuôi trồng đã qua các thế hệ khác nhau chủng giống đã và đang thích  nghi với điều kiện tối ưu và chỉ có chủng đó. Liệu chị 1 loại nấm có thể tồn tại mãi mãi? Nơi rừng sâu- các sinh vật phải thích nghi với điều kiện khắc nghiệt đã tạo nên được những cây nấm có khả năng chống chịu cao nhất. Trong quá trình nuôi cấy nhân tạo số lượng chủng rất hạn chế nên khi đi thực địa trong rừng nhà khoa học trẻ không chỉ có được chủng nấm tốt mà còn có được bộ sưu tập về giống nấm để tìm ra các loại nấm tốt nhất về mặt dược tính và dinh dưỡng hay đơn giản là loại bỏ được các yếu tố liên quan về các điều kiện ngoại cảnh khi nhân nuôi. Đặc biệt hơn trong quá trình đi cũng  giúp Thủy thu thập thêm các mẫu bệnh , đưa ra cách xử lý kịp thời.

Tôi đã từng nghe Thủy kể về việc đi khảo sát các trang trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng nấm nhưng vẫn chưa hình dung ra tại sao đã là nhà khoa học rồi còn phải đi ra các trang trại làm gì? Liệu nhà khoa học có đi học tập nông dân? Nhiều người băn khoăn về việc đó. Hơn ai hết nhà khoa học trẻ cũng chia sẻ thật lòng: khi đi đến các trang trại mơớ thấy nông dân làm thế nào? Những vụ nấm mất đến hơn 80%, có vụ lại mất đến 50% hay ít nhất là 30% còn có khi nấm lại chẳng lên được, có lúc năng suất chưa cao. Nguyên  nhân nào dẫn đến những vấn đề này chính là mục tiêu mà nhà khoa học trẻ đưa ra cho mỗi chuyến đi: thu thập mẫu bệnh phẩm, khắc phục các tình trạng về chủng giống, điều kiện nuôi trồng, đưa đến ng nông dân những chủng giống nấm, quy trình tối ưu cho từng vùng miền. Những chuyến đi đó không chỉ mang lại những mẫu vật phẩm có ý nghĩa mà còn là trải nghiệm trong hành trình xuyên khắp cả dải đất hình chữ S của cô gái trẻ.

Khoa học không chỉ dừng lại ở nghiên cứu của barn thân mà việc tham dự các hội thảo, gặp gỡ các chuyên gia trong và ngoài nước làm giúp nhà khoa học thế hệ 9X nắm bắt rõ hơn về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, định hướng cho bản thân trước sự thay đổi  của công nghệ và cập nhật cái mới. Cùng với đó việc giao lưu hợp tác cũng được bắt nguồn từ các hội thảo, hội nghị  cũng giúp quá trình nghiên cứu được mở rộng.

Tôi đã từng hỏi khi giao lưu qua các hội nghị rồi thì việc sáng tận Nhật Bản của Thủy có ý nghĩa như nào? Lúc đó nhà khoa học 9X cũng không ngần ngại trả lời: đất nước mặt trời mọc này có  thành tựu khoa học đáng kể từ quy trình làm việc, kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm và nguồn gen sinh vật được lưu trữ rất lớn cụ thể là NBRC- nhà cung cấp chủng giống lớn của Nhật cũng là đối tác của viện Nghiên cứu sinh học ứng dụng. Bên cạnh đó các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản đang được thế giới quan tâm. Đến Nhật không chỉ giao lưu trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu mà còn là nơi hợp tác về xuất khẩu các sản phẩm chất lương cao đến với nước bạn, nâng cao trình độ chuyên môn,  giao lưu văn hóa giữa hai miền đất.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Liệu nhà khoa học chỉ có 1 mình làm lên tất cả? Thủy chia sẻ song song với kĩ thuật của bản thân thì đào tạo nhân viên cũng là vấn đề quan trọng. Muốn cả viện phát triển vững mạnh không chỉ dựa vào 1 người, khi đã cho ra các quy trình kĩ thuật tốt thì đội ngũ nhân viên tay nghề cao chắc chắn sẽ mang đến các công trình khoa học chất lượng cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn và hơn hết là sự sáng tạo khi làm việc.

Sau một thời gian gia nhập Viện Nghiên Cứu Sinh Học Ứng Dụng. Nhà sáng chế, vua nấm Đỗ Đình Hòa tâm phục khẩu phục cách làm việc, nghiên cứu và tạo ra sản phẩm của Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng cũng như cách làm của nhà khoa học thế hệ 9X. Nhà sáng chế và nhà khoa học trẻ cùng đi trên con đường vừa có kiến thức khoa học, được đào tạo bài bản vừa có kinh nghiệm hứa hẹn sẽ đưa đến tương lai phát triển cho Viện Nghiên Cứu Sinh Học Ứng Dụng với những công trình, sản phẩm chất lượng cao. Thành công trong 1 năm hay 20 năm không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn dựa trên việc được đào tạo bài bản và trang thiết bị máy móc hiện đại cũng như sự kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước.

phôi nấm bào ngư xám

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Tel: (+84) 24 2211 8088. Hotline: (+84) 962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook