SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất từ cây kí ninh và EM

Tên đề tài/đề án:

Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất từ cây kí ninh và EM phục vụ phát  triển trồng trọt và chăn nuôi an toàn, bền vững, xây dựng nông nghiệp thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tính cấp thiết: 

Hà Nội là một trong số các địa phương đứng đầu khu vực miền Bắc về nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi trồng 22.400ha (trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung là 4.300ha), năng suất trung bình đạt 5,1 tấn/ha; riêng vùng nuôi tập trung đạt từ 10 tấn đến 12 tấn/ha. Lượng nuôi trồng thủy sản lớn các chất thải từ thủy sản tạo ra gây ô nhiễm môi trường, sử dụng các chất hóa học tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường sống. Vì vậy sử dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên giúp cải thiện môi trường, tăng năng suất nuôi trồng là việc cần thiết.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội trên địa bàn thành phố có lượng gia súc, gia cầm đứng tốp đầu cả nước với 153.217 con trâu bò; 1,8 triệu con lợn; 31,7 triệu con gia cầm. Hiện trạng  vật nuôi bị bệnh dịch như dịch tả lợn châu Phi, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2019 trên địa bàn thành phố bệnh đã xảy ra tại 32.991 hộ (chiếm 40,9%)/2.389 thôn, tổ dân phố/449 xã, phường thuộc 24 quận, huyện; làm mắc bệnh và tiêu hủy 543.793 con và chất thải từ chăn nuôi ảnh hưởng đến chất lượng nước, không khí và cân bng sinh thái. Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng sức đề kháng của vật nuôi, tăng năng suất, xử lý chất thải sau chăn nuôi tạo phân hữu cơ phục vụ trồng trọt là việc làm có ý nghĩa.

Theo nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND về quy hoạch nông nghiệp Thành phố Hà Nội năm 2020 định hướng đến 2023, cơ cấu đất trồng trọt chiếm 34.5% vào năm 2020, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ. Sử dụng các loại phân bón hóa và thuốc trừ sâu hóa học ảnh hưởng đến môi trương, sức khỏe con người. Trước mục tiêu chung về phát triển nông nghiệp hữu cơ sử dung chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tạo phân hữu cơ phục vụ trồng trọt là có ý nghĩa. Các loại thuốc trừ sâu sinh học từ chế phẩm đem lại nền nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ.

Cây kí ninh thuộc họ dây leo sống tại các bìa rừng miền núi phía Bắc trong đó có Ba Vì. Thành phần chính trong cây bao gồm: ancaloit, glucozit, methylpentoza, columbin, picropectin và các chủng Streptomyces.sp có tác dụng trong điều trị bệnh và cải tạo môi trường. Ba Vì thuộc  vùng  núi của Hà Nội Có 7 xã miền núi là Khánh Thượng, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Minh Quang và Ba Trại trong đó chủ yếu là đồng bào Mường, Dao và các dân tộc thiêu số khác sinh sống. Các xã này có diện tích tự nhiên là 19.943 ha, số dân là 62.804 người với tỷ lệ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo chiếm 25% dân số toàn huyện. Sự phát triển của đề tài sẽ giúp khai thác tối đa nguồn nguyên liệu dưới tán rừng giúp cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập trung bình, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của thành phố Hà Nội.

Các vấn đề này đang được Đảng và nhà nước quan tâm thông qua các nghị định Số: 109/2018/NĐ-CP của chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, nghị định Số: 57/2018/NĐ-CP của chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp hướng hữu cơ. Căn cứ chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng phát triển kinh tế xã hội năm 2021-2025, nghị quyết số Số: 04/2019/NQ-HĐND về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Hà Nội, văn bản số 254/BKHCN-KHTC ngày 07/02/2020 của Bô Khoa học và Công nghệ, văn bản số 2816/VP-KGVX ngày 01/4/2020 của văn phòng  UBND Thành phố, văn bản số 460/SKHCN-KHTC.

Trên các cơ sở đó việc thực hiện đề tài Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất từ cây kí ninh và chế phẩm EM phục vụ triển trồng trọt và chăn nuôi trong trồng trọt, chăn nuôi an toàn, bền vững, xây dựng nông nghiệp thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” là đặc biệt cần thiết và quan trọng.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu và sản xuất được chế phẩm sinh học từ cây kí ninh và EM phục vụ phát triển trồng trọt và chăn nuôi an toàn, bền vững, xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông nghiệp thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Nghiên cứu định danh được các chủng vi sinh vật nội cộng sinh trong cây kí ninh
  2. Nghiên cứu đánh giá được hiệu quả sinh học của các chất và vi sinh vật  từ chế phẩm từ cây kí ninh.
  3. Nghiên cứu quy trình phối trộn và sản xuất chế phẩm từ cây kí ninh và EM.
  4. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm đối với cây trồng và vật nuôi.
  5. Sản xuất thử nghiệm quy mô 1000lit/mẻ, hàm lượng vi sinh vật đạt lớn hơn hoặc bằng 10^6 CFU theo QCVN 02 – 32 – 1: 2019/BNNPTNT
  6. Xây dựng mô hình khảo nghiệm trên cây cải  bẹ, diện tích 500m2, xây dựng mô hình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trên diện tích ao nuôi  tôm 500m2. Năng suất tăng 25% so với không sử dụng chế phẩm.

Nội dung, công việc chính cần thực hiện:

  • Phân lập, định danh chủng vi sinh vật nội cộng sinh trong cây kí ninh
  • Xác định hoạt tính sinh học chủng vi sinh nội cộng sinh trong cây kí ninh, hoạt tính của chế phẩm cây kí ninh và EM.
  • Xác định quy trình phối trộn hàm lượng các chất trong chế phẩm từ cây kí ninh và EM.
  • Lên men sản xuất chế phẩm quy mô 1000 lit/mẻ.
  • Khảo nghiệm chế phẩm trên cây cải bẹ và ao nuôi tôm diện tích 500m2.

Kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt:

Sản phẩm dạng 1:

  • 02 chủng giống vi sinh vật từ cây kí ninh
  • 01 chế phẩm sinh học từ cây kí ninh và EM
  • 02 chủng vi sinh vật được định danh đến loài

Sản phẩm dạng 2:

  • 01 quy trình sản xuất chế phẩm từ cây kí ninh và EM
  • 01 quy trình sử dụng chế phẩm trên cây trồng
  • 01 quy trình sử dụng trên vật nuôi/thủy sản
  • 01 quy trình xử lý nước ao hồ thủy sản
  • 02 bài báo khoa học trong nước

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Điện thoại: 024 2211 8088 – 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook