SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Tủ an toàn sinh học, tủ cấy vi sinh khác nhau như thế nào?

Khi thiết lập hệ thống phòng lab, phòng thí nghiệm vi sinh, phòng nuôi cấy mô hay làm giống nấm, bạn sẽ cần cân nhắc xem cần lựa chọn loại tủ cấy nào cho hợp lý. Bạn được gợi ý về một loại tủ an toàn sinh học hay một loại tủ vi sinh nào đó, đâu mới là lựa chọn đúng? Bài này Sumo Nhật Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tủ này nhé!

1. Tủ an toàn sinh học hay tủ cấy vi sinh?

Tủ nuôi cấy tế bào, tủ nuôi cấy mô, tủ cấy vi sinh, tủ PRC hay tủ an toàn sinh học? Khi được tư vấn từ nhiều công ty khác nhau, bạn sẽ nhận được nhiều loại tủ với các tên khác nhau. Có phải bạn rất khó phân biệt và lựa chọn đúng không?

Thực chất các tủ này có thể gọi chung là tủ an toàn sinh học. Mục đích là để bảo vệ con người, môi trường, hay mẫu vật khi chúng ta hoạt có các thao tác, hoạt động có yếu tố gây hại cho các đối tượng trên . Nguyên lý hoạt động đó là sử dụng màng lọc không khí  (màng HEPA hay màng lọc …)để giúp các tác nhân có hại không ảnh hưởng được đến môi trường, con người hay mẫu vật. Không khí đưa vào tủ đều phải đi qua màng lọc, lớp màng này giữ lại các phần tử có kích thước 0,3 micromet với hiệu suất ít nhất là 99,97%.

Tủ an toàn sinh học phân ra làm các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng hay khả năng bảo vệ của nó bao gồm tủ an toàn sinh học cấp I, cấp II và cấp III.

Tủ an toàn sinh học cấp II HR40 – IIA2
Tủ an toàn sinh học cấp II HR40 – IIA2

Tủ nuôi cấy mô hay tủ cấy vi sinh là tủ an toàn sinh học cấp II hoặc cấp III tùy thuộc đối tượng. Thông thường, phần lớn các phòng thí nghiệm sử dụng tủ an toàn sinh học cấp II. Chỉ một số ít các phòng thí nghiệm làm việc với đối tượng nguy hiểm như vi sinh vật gây bệnh mới sủ dụng tủ an toàn sinh học cấp III.

2. Các loại tủ an toàn sinh học

Phân loại theo hoạt động của các luồng khí và sự bảo vệ, tủ an toàn sinh học chia thành các cấp độ khác nhau.

2.1 Tủ an toàn sinh học cấp I

Ở cấp độ này, tủ an toàn sinh học cung cấp sự bảo vệ cơ bản nhất. Nó có khả năng bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, mà không bảo vệ mẫu đang thao tác bên trong.

Tủ an toàn sinh học cấp I
Tủ an toàn sinh học cấp I

Không khí được thoát ra ngoài đi qua bộ lọc và ra ngoài và có thể là tuần hoàn tùy thuộc công việc thực hiện.

Không khí vào không qua bộ lọc và hoàn toàn có thể bị nhiếm bẩn, thông thường dòng vào có lưu lượng khoảng 75ft/phút.

Tủ an toàn sinh học cấp 1 thường sử dụng cho các máy ly tâm hoặc các thí nghiệm có thể tạo ra các sol khí.

2.2 Tủ an toàn sinh học cấp II

Tủ an toàn sinh học cấp 2 cung cấp sự bảo vệ ở tầm trung. Tủ có thể xử lý vi sinh vật ở cấp dộ ăn toàn sinh học ở các mức từ 1-3. Không khí chảy trong và ngoài tủ đều đi qua bộ lọc HEPA vì vậy nó có thể bảo vệ cả mẫu lẫn môi trường xug quanh.

Tủ cấp II Labtech để bàn LCB B2 Hàn quốc
Tủ cấp II Labtech để bàn LCB B2 Hàn quốc

Tủ an toàn sinh học cấp II được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm lâm sàng, bệnh viện, nghiên cứu và dược phẩm.

Tủ an toàn sinh học cấp II có 4 loại: A1, A2, B1 và B2 dựa theo cấu trúc, vận tốc dòng khí và hệ thống ống xả của chúng.

– Loại A1 có vận tốc hút luồng khí vào trong là 0.38m/giây, tuần hoàn 70% không khí, là tủ có mức bảo vệ thấp nhất.

– Tủ an toàn sinh học A2 đưuọc sử dụng phổ biến nhất (khoảng 95% tổng số các loại tủ an toàn sinh học). Tủ A2 có vận tốc hút khí vào là 0,51m/giây, tuần hoàn 40% lượng khí, 60% lượng khí thải ra ngoài theo đường ống dẫn khí thải.

– Tủ an toàn loại B1 có vận tốc hút khí vào là 0,51m/giây, tuần hoàn 40% lượng khí, 60% lượng khí thải ra ngoài theo đường ống dẫn khí thải.

– Loại B2 có sự bảo vệ tốt nhất, không tuần hoàn khí, 100% khí thải ra ngoài. Tốc độ khí hút nhỏ nhất là 0,51 m/s. Tất cả bụi bẩn và không khí ô nhiếm sinh học thải ra ngoài dưới áp suất âm.

2.3 Tủ an toàn sinh học cấp III

Các tủ an toàn sinh học cấp III này cung cấp sự bảo vệ tối đa cho nhân viên, moi trường xung quanh và cả mẫu bên trong.

Đây là một hệ thống kín khí. Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng trong phòng thí nghiệm có múc độ độc hại cao nhất với các tác nhân nguy hiểm sinh học cần dược bảo vệ ở mức cao nhất. Ví dụ như các phòng nghiên cứu liên quan đến tế bào người, vi rút gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, nghiêm trọng …

Tủ an toàn sin học cấp III
Tủ an toàn sin học cấp III

3. Nguyên tắc sử dụng tủ an toàn sinh học đúng chuẩn

Người sử dụng cần năm được nguyên tắc hoạt động của tủ và được hướng dẫn sử dụng tủ đúng cách

Quạt thổi phải vận hành ít nhất 4 phút để đẩy hết các hạt bụi ra khỏi tủ.

Bề mặt làm việc và thành bên trong phải được lau sạch bằng các dung dịch chuẩn (cồn 70 độ hoặc hóa chất diệt khuẩn khác)

Đặt vật liệu hoặc thao tác đúng với khuyến cáo, không làm cản trở hoặc đổi hướng luồng khí, ảnh hưởng hiệu suất của tủ

Cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vô trùng đối với các vật liệu đưa vào tủ đối với các tủ an toàn cấp II, III

Giảm thiểu các hoạt động bên trong gây xáo trộn luồng khí, như di chuyển gần tủ, đóng mở của phòng trong lúc thao tác

Và cuối cùng, cần lưu ý thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng tủ định kì giúp tủ hoạt đông tốt và hiệu quả.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com 

Email: sumonhatv@gmail.com 

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook