Gà đá hay còn gọi là gà chọi. Nuôi gà đá không đơn giản như nhiều người nghĩ. Nếu không biết cách nuôi thì rất khó có thể nuôi gà được hiệu quả và mang lại khả năng đá tốt. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem cách nuôi gà đá như thế nào mới hiệu quả nhé.
Đấu gà
1. Chế độ ăn khoa học
Trong giới chơi đá gà, gà chọi là một trong những loại gia cầm có giá trị rất đắt đỏ. Cách nuôi gà chọi cũng phức tạp, cầu kì hơn rất nhiều các loại gà thông thường. Cần lưu ý phải có chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho gà phù hợp.
Bữa ăn của gà chọi được chia thành làm 2 bữa sáng lúc 9h và chiều lúc 4 đến 5 giờ tùy các mùa trong năm. Thông thường khi nuôi gà chọi chiến vào mùa đông sẽ cho gà ăn vào 4h chiều sớm hơn mùa hè bởi trời mau tối gà có thể bị nhiễm lạnh.
Đối với gà chọi con có thể thoải mái ăn tự do và sức ăn của chúng không cần kiêng bất cứ thứ gì. Cần tăng cường các loại rau xanh vào thực đơn cho gà chọi trên 6 tháng để phần thịt săn chắc và không tích mỡ. Để hệ cơ phát triển và có bộ xương chắc khỏe cần bổ sung thêm dưỡng chất đạm từ thịt bò và lươn.
2. Thực đơn cho gà chọi
Thực đơn cho gà chọi đóng vai trò tiên quyết, điều này đảm bảo gà chọi có sức khỏe tốt, phần cơ sản chắc và bền bì. Nếu chúng ăn quá nhiều thịt dễ gây ra thừa cân, chậm chạp, khó di chuyển linh hoạt, vì vậy khẩu phần ăn của gà chọi chủ yếu là rau củ.
Khi đến tuổi tham gia đá, gà thường được bổ sung dinh dưỡng cần thiết để cung cấp năng lượng tập luyện.
Một bữa ăn của gà chọi theo tiêu chuẩn trong ngày thường bao gồm: 0,25kg thóc; 0,1 kg rau và 0,1kg lươn/thịt bò. Thóc được đem luộc cho nứt vỏ chấu, để nguội sau đó đem ngâm nảy mầm rồi cho gà ăn. Đây là kỹ thuật nuôi gà đá khoa học giúp cung cấp đầy đủ lượng chất xơ và vitamin, giúp cho gà dễ tiêu hoá hơn. Ngoài ra, những thức ăn khác được nhiều người bổ sung thêm: Giun, dế, ngũ cốc,lòng đỏ trứng, tép,châu chấu,…nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu mạnh mẽ cho gà chọi. Thêm 1-2 con thạch sùng /tháng để lông gà đá mượt và dẻo.
Để nuôi gà chọi có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai và ra đòn hiểm đá đau thì phương pháp vần gà chọi cũng rất quan trọng.
Vần gà chọi trong kỹ thuật nuôi gà đá
3. Vần gà chọi như thế nào?
Những công việc tập luyện cho gà còn tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm nuôi gà chọi của từng người sẽ cho ra kết quả khác nhau. Đặc biệt, để gà chiến trở nên sung sức trong trận đấu, ra được đòn hiểm đánh bại đối phương thì vần gà cần phải làm thật kỹ lưỡng theo quy trình. Trong kỹ thuật nuôi gà chiến gồm 3 hình thức vần gà chính được áp dụng như sau:
– Vần hơi hay còn gọi là vần đòn: cho 2 chú gà chọi bằng trạng cân bằng, có thể quấn chân để đánh đòn, để chúng quần nhau 1 lúc. Sau khi kết thúc vỗ và lau sạch đờm.
– Gà vần với người (còn gọi là tập bộ) người nuôi sẽ đóng vai trò người tập luyện cùng gà chiến của mình.
– Cho gà chạy lồng: 2 chú gà chọi sẽ được thả vào cùng một chiếc lồng để tập luyện chạy và đuổi nhau và nhiệm vụ của chúng ta là ngồi quan sát, đếm số vòng chạy của chúng.
Tuy nhiên, kỹ thuật vần gà cần thực hiện theo nhiều mức độ khác nhau trong suốt quá trình nuôi để đạt hiệu quả cao. Theo nguyên tắc là phải vần theo mức độ tiêu hao năng lượng một cách dần dần từ ít đến nhiều thông qua các hình thức đơn giản cho đến phức tạp. Hạ dần mức độ xuống từ từ khi gà đạt đến mức tiêu hao năng lượng cao nhất để cho chúng thích nghi. Điều này sẽ giúp gà đá có một thể lực hoàn hảo, nhưng với một số gà nguyên lông thì cần om bóp vào nghệ kết hợp với chạy lồng khoảng một tuần sau đó mới thực hiện vần gà.
3.1 Công thức vần gà trong kỹ thuật nuôi gà đá đạt mức độ sung nhất.
Để đạt được hiệu quả như mong muốn thì ngoài chế độ và khẩu phần ăn hợp lý cần có cách vần gà chuẩn khoa học mới đem lại những gà chiến dũng mãnh và chiến đấu sung sức. Muốn được như thế, bạn cần phải biết cách vần gà chọi chiến
– Kỳ 1:
Người nuôi thực hiện vần 1 hồ đòn 15 đến 20 phút. Đánh xong thì vỗ và lau đờm rồi cho gà chọi nghỉ khoảng 4-5 ngày. Hoặc 3 hồ ( 15 phút/hồ) rồi cho gà nghỉ 9 ngày.
– Kỳ 2:
Vần gà 2 hồ đòn từ 17 đến 25 phút rồi nghỉ khoảng 6 đến 8 ngày. Vần 4 hồ hơi tương ứng 20-25-30 vầ 35 phút. Sau đó cho chúng đánh đòn tiếp 7 – 10 phút trước khi kết thúc vần hơi rồi vỗ và lau sạch đờm. Sau kỳ hơi 2, bạn nên cho gà nghỉ dài từ 12 đến 14 ngày để hồi sức nhé.
– Kỳ 3:
Thực hiện tiếp tục vần gà 3 đến 4 hồ đòn trong khoảng 17 – 25 phút rồi cho chúng nghỉ 14 đến 16 ngày. Sau đó vần gà 4 hồ hơi, thời gian các hồ lần lượt là 30 – 40 – 50 và 60 phút, sau đó tiếp tục cho chúng đánh đòn từ 7 đến 10 phút rồi vỗ và lau sạch đờm. Kết thúc vần kỳ hơi 3, bạn cho gà nghỉ ngơi 20 – 22 ngày để tĩnh dưỡng.
– Kỳ 4:
Trong cách vần gà chọi chiến hay, kỳ đòn 4 đóng vai trò rất quan trọng, chú gà của bạn sẽ được luyện tập đá đòn trong khoảng 6 hồ với một con gà chọi bằng trạng bằng cân hoặc khỏe hơn một chút. Sau đó bạn vỗ đờm và vệ sinh sạch sẽ cho nó. Trải qua kỳ đòn 4, chú gà chiến có thể sẽ gặp nhiều thương tích và mất khá nhiều sức, do đó phải cho gà nghỉ ngơi 20 – 24 ngày nhé.
Khi đã có được chế độ ăn và vần gà hợp lý thì om cho da gà đỏ cũng là một bí quyết rất hay trong nuôi gà chọi chiến mà chỉ những người sành chơi mới biết đến. Kỹ thuật om gà cho da đỏ săn chắc còn giúp gà chiến tăng độ lỳ và chịu đòn khá tốt.
3.2 Vần gà chọi với kỹ thuật om bóp vào nghệ
Tìm hiểu một chút về công dụng của thuốc om gà chọi: Đây là một loại thuốc bắc chủ yếu dành cho gà chọi làm cho da gà đỏ, dai và dày hơn bình thường, từ đó tăng cường sức chịu đựng giúp gà đá đỡ bị đau, ít bị trầy xước da và không bị bầm tím hoặc rách da khi thi đấu.
Om bóp vào nghệ là một kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình vần gà chọi để chú chiến kê thực sự xuất sắc trong mọi trận đấu. Hy vọng những cách nuôi gà đá trên có thể thỏa mãn niềm đam mê của những ai muốn chơi gà đá.
Om nghệ cho gà đá
Cách phối trộn: 700g nghệ già giã hoặc xay mịn cùng với xuyên khung thái nhỏ, long nhãn, rượu trắng 40 – 45 độ (2 lít) và phèn chua (kích thước bằng khoảng đầu ngón tay cái). Ngâm trong khoảng 1 tháng mới đem ra om bóp.
Cách om: Sau khi cho gà ăn uống vào buổi tối thì bạn thả tự do để nó đi lại thư giãn cơ bắp. dùng chổi sơn hoặc chổi vẽ để quét đều hỗn hợp om bóp lên da gà, lên những chỗ đã được tỉa lông. Cuối cùng là thả gà ra để nó tự do hoạt động cho đến khi da khô trở lại thì nhốt gà đi ngủ. Cho đến sáng hôm sau, trong lúc thả gà đi tự do thì bạn dùng một chiếc khăn mặt ngâm nước nóng. Vắt khô đi khoảng 50% nước rồi đắp lên cơ thể gà. Đặc biệt là những chỗ đã quét nghệ tối qua. Sau khi đắp xong, bạn cho gà đi tự do một lúc nữa thì nhốt lại.
3.3 Để xả nghệ cho gà chọi chiến:
Xả nghệ
– Đun thật sôi một nồi nước lá ngải cứu, sau đó vặn lửa nhỏ để nồi chỉ sôi liu riu.
– Dùng khăn mặt sạch bằng bông rộng khoảng 30 – 45 cm, nhúng khăn vào nồi. Sau đó vắt khô khoảng 80 – 90% nước. Đợi khăn nguội đi một chút thì ủ khăn lên cơ thể gà. Đặc biệt là những vị trí đã cắt tỉa lông đẹp. Cuối cùng là dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng cho gà.
– Nhúng khăn mặt vào nồi nước một lần nữa. Sau đó vắt khô và lau lại một lượt cho đến khi hoàn thiện chu trình.
Để nuôi gà đá là cả một nghệ thuật cần người nuôi phải có đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để chăm sóc cho chú gà của mình. Hy vọng những thông tin trên có thể thỏa mãn niềm đam mê nuôi gà đá của bất kỳ ai.
Liên hệ mua chế phẩm men vi sinh ủ chua thức ăn cho gà SUMO:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.