SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Một số sâu hại thường gặp trên lan kim tuyến

Việc trồng lan kim tuyến không dễ dàng gì với những ai mới bắt đầu. Từ kĩ thuật chọn giống, chuẩn bị giá thể đến khí hậu, điều kiện sống ưa thích cho chúng. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Để có thể chăm sóc chúng phát triển tốt, thành công còn cần cả một quá trình dài phía sau. Sumo Nhật Việt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí bằng cách chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm. Dưới đây là một số sâu hại thường gặp trên lan kim tuyến và biện pháp xử lý.

Kĩ thuật chăm sóc lan kim tuyến

1. Một số sâu hại thường gặp trên lan kim tuyến.

Chúng ta sẽ cùng xem khi trồng lan kim tuyến có thể gặp những loại sâu hại nào nhé.

1.1 Sâu khoang.

Sâu khoang là loại sâu ăn tạp phá hoại rất nhiều loại cây trồng. Trong đó có lan kim tuyến.

Sâu khoang tuổi nhỏ thường gây hại nghiệm trọng nhất bởi chúng có thể tập trung hàng trăm con, ăn lá cây và nhanh chóng làm cây xơ xác.

Vòng đời sâu khoang khoảng 25-48 ngày.

Chúng hoạt động mạnh vào ban đêm nên thường dễ phát hiện vào chiều tối hoặc sáng sớm.

Sâu khoang hại lá

Chúng đẻ trứng thành ổ trên lá, mỗi ổ có 50-200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500-2000 trứng. Chính vì vậy, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Sâu khoang có thể phá hoại nghiêm trọng đến vườn lan của bạn.

Biên pháp phòng trừ: Nên dùng kết hợp các biện pháp. Xử lý làm đất, biện pháp cơ giới như dùng tay bắt, diệt trứng, sâu non hoặc dùng bẫy sinh học. Không nên dùng thuốc trừ sâu hóa học.

1.2 Ốc sên.

Đây là loài sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui xuống đất. Khi đêm xuống, chúng xuất hiện và phá hoại cây cối, hoa màu. Tuy nhiên để diệt trừ ốc sên hại cây thường đơn giản.

Lấy miếng mít (còn vỏ còn xơ) đặt ngay đất, khoảng 3,4 giờ sau ốc sên sẽ tự mò lại bu đầy miếng mít khi đó chỉ việc cầm cả miếng vỏ mít đó bỏ vào thùng rác là xong.

Ốc sên ăn ngọn và thân lan kim tuyến

1.3 Nhện đỏ.

Nhện đỏ là loại dịch hại hút nhựa cây. Chúng tấn công mặt dưới của cây, hút nhựa cây làm suy yếu sức sống của cây. Khi bị số lượng lớn nhện đổ tấn công, cây lan có thể bị khô và chết.

* Dấu hiệu nhận biết lan bị nhên đỏ tấn công.

Trứng nhện đỏ rất nhỏ  hình cầu hoặc củ hành, bóng, mọng. Nhện đỏ thường đẻ sát gân lá (cả 2 mặt lá). Thường sẽ được gắn chặt vào mặt dưới của lá bằng tơ nhện. Khaorng 4-5 ngày sau đẻ trứng sẽ nở.

Ấu trùng nhện đỏ có 3 đôi chân. Chúng thay da 2-3 lần. Sau 5-10 ngày chúng phát triển thành trùng.

Thành trùng thân nhỏ ( khoảng 0.4mm). Toàn thân thành trùng đực phủ lông thưa thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen trên mình. Thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang xanh lá cây.

Nhện đỏ

* Biện pháp phòng trừ.

Để diệt trừ nhện đỏ có thể dùng biện pháp sinh học. Dùng các thuốc trừ nhện có nguồn gốc thực vật như: dầu neem, tinh dầu hương thảo, cinnamite (làm từ tinh dầu quế). Tuy nhiên những loại thuốc này không diệt được trứng. Vì vậy, phải sử dụng cách khoảng 3 ngày 1 lần trong vòng 2 tuần liên tục để đảm bảo diệt trừ hết trứng nhện đỏ trong vườn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp khác như thuốc sâu sinh học, muối hữu cơ hay dùng thiên địch.

1.4 Rầy nâu.

Trên lan kim tuyến cũng thường xuyên xuất hiện rầy nâu gây hại.

Một năm phát sinh khoảng 6-7 lứa. Có thể phát triển thành dịch và gây hại nghiêm trọng.

Với điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện rầy cánh ngắn nhiều.

Rầy cánh ngắn có tuổi sống dài, có tỉ lệ đực cái cao, số lượng rầy đẻ trứng cao. Chính vì vậy cần phát hiện sớm để xử lý. Tốt nhất là thựu hiện tốt biện pháp phòng ngừa.

Rầy nâu

Phòng ngừa rầy nâu: Xử lý mầm bệnh trước khi trồng kĩ, bón phân cân đối để tăng sức chống chịu cho cây.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc hóa học diệt trừ rầy nâu như Butyl 10WP, Butyl 400SC, Encofezin 10WP dành cho rầy non. Hay ctara 25WDG, Amira 25WDG, Vithoxam 350SC cho rầy trưởng thành. Tuy nhiên, Sumo Nhật Việt khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có thành phần độc hại cho lan kim tuyến.

Bài trên Sumo Nhật Việt đã chia sẻ với quý bạn một số loại sâu hại thường gặp và cách xử lý khi trồng lan kim tuyến. Quý bạn hãy sử dụng các biện pháp sinh học để Lan kim tuyến sau thu hoạch đúng nghĩa là một thảo dược quý hoàn toàn không tồn dư chất độc hại.

Kính chúc quý bạn thành công!

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com    

Email: sumonhatv@gmail.com   

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook