Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò
Đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò đã và đang trở thành một giải pháp chăn nuôi bền vững. Nó có khả năng loại bỏ mùi hôi chuồng trải triệt để, tiết kiệm nhân lực tối đa và góp phần giúp bò khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Để nắm rõ kỹ thuật làm đệm lót sinh học bà con nên tham khảo bài viết dưới đây.
1. Lợi ích nuôi bò bằng đệm lót sinh học
Loại bỏ mùi hôi hiệu quả
Với đệm lót sinh học mùi hôi của chuồng trại chăn nuôi sẽ được xử lý triệt để. Qua đó cải thiện môi trường sống của người dân và cũng tạo cơ hội để người nông dân có thể phát triển mô hình chăn nuôi trong khu vực cư dân đông đúc.
Không phải thay chất độn
Trong suốt quá trình chăn nuôi, nếu sử dụng đệm lót sinh học thì người dân không cần phải thay chất độn. Từ đó giúp giảm thiểu nguồn nhân lực cũng như nguyên liệu để làm chất độn.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh ở vật nuôi
Với đệm sinh học chuồng trại chăn nuôi bò luôn sạch sẽ, giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ở bò tối đa. Nhờ vậy mà người nông dân bớt cực nhọc hơn, không cần phải tốn quá nhiều chi phí cho thuốc men chữa bệnh.
Tăng chất lượng thịt bò
Khi nuôi bò bằng đệm lót sinh học thì bò sẽ phát triển đồng đều, tăng trưởng tốt và ít bị dịch bệnh. Lông bò mượt, sạch, chân không bị thối bàn. Bò đạt năng suất cao, sau khi xuất chuồng đảm bảo thịt bò chắc, thơm ngon và giảm tồn dư kháng sinh so với phương pháp nuôi truyền thống.
Tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận
Việc góp mặt của đệm sinh học giúp bà con đỡ vất vả hơn trong việc thay chất độn. Chi phí chung bỏ ra ít hơn, trong khi đó lợi nhuận thu về cao hơn. Năng suất bò cao, tỉ lệ mắc bệnh ít và phát triển đồng đều.
2. Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi bò
Chuẩn bị nguyên liệu
Để làm đệm lót sinh học chăn nuôi bò bà con cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:
- Trấu hay xơ dừa 30%
- Mùn cưa hoặc lõi ngô nghiền 70%
- 1 đến 2kg đệm sinh học Vbio.
Lưu ý: Số lượng trấu, mùn cưa phải đảm bảo làm đệm lót với độ dày từ 30 đến 40cm. Ngoài ra, nguyên liệu được sử dụng để làm đệm lót phải đảm bảo độ sơ cao, độ trơ cứng, không xảy ra tình trạng mềm nhũn, thành phần dinh dưỡng ở mức quy định và không chứa chất độc hay gây kích thích cho vật nuôi.
Cách làm đệm lót sinh học chuồng bò
Bước 1: Sau khi thực hiện công tác dọn mặt bằng nền chuồng bò bà con hãy rải trấu hoặc mùn cưa lên nền, đảm bảo độ dày từ 10 đến 15cm.
Bước 2: Sử dụng vòi phun nước sạch phun như mưa lên trên lớp mùn cưa, trấu để đảm bảo thu được độ ẩm 20 đến 30%. Muốn kiểm tra độ ẩm của nó đã được chưa bạn hãy bốc một nắm vào tay rồi bóp chặt. Nếu thấy không có nước ra ướt tay và phần trấu có màu sẫm mà vẫn tơi là được. Ngoài ra, khi phun nước bạn cũng nên lấy cào để đảo đều cho mùn cưa và trấu ẩm đều cũng như làm phẳng bề mặt.
Bước 3: Sau đó bà con hãy chia đều chế phẩm sinh học sumo và rắc trực tiếp lên nền chuồng. Lặp đi lặp lại công tác này cho đến khi nào đạt được độ dày từ 30 đến 40cm.
Bước 4: Sử dụng bạt phủ kín bề mặt đệm lót vừa mới thực hiện xong. Đợi khoảng 5 đến 7 ngày là có thể thả bò vào nuôi như bình thường.
Bước 5: Bò thả vào chuồng được tầm 5 đến 10 ngày thì hãy rắc thêm 0.5kg Vbio lên bề mặt nền. Nhờ đảo đều để cho nó phủ khắp mặt nền.
Bước 6: Để bảo dưỡng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò, giúp nó kéo dài thời gian sử dụng hơn thì bà con định kỳ 20 đến 30 ngày nên rắc khoảng 0.5kg chế phẩm sinh học Vbio một lần nếu bò dưới 40kg. Còn nếu bò trên 40kg thì định kỳ 10 đến 15 ngày nên rắc chế phẩm này một lần. Việc rắc chế phẩm nhiều hay ít, khoảng cách giữa các lần rắc ngắn hay dài là tùy thuộc vào mật độ nuôi bò trong chuồng như thế nào.
3. Một số điều cần lưu ý khi làm đệm lót sinh học nuôi bò
– Trước khi thả bò vào trong chuồng bà con cần phải thu phân bò để rải rác mỗi nơi một ít. Không để phân bò tụ lại một nơi vì bò sẽ có thói quen thải phân và nước tiểu ở một chỗ.
– Mật độ nuôi trong chuồng có đệm lót sinh học sẽ khác với mật độ nuôi chuồng xi măng bình thường. Theo đó, nếu là bò lớn bà con nên đảm bảo mật độ 1.2 đến 1.5m2 cho một con. Còn nếu bò còn nhỏ thì cần đảm bảo mật độ từ 0.8 đến 1m2 cho một con.
– Vào mùa đông, vật nuôi cần được sưởi ấm nhiều hơn. Do vậy nên đảm bảo mật độ nuôi 0.5 đến 0.6m2 cho một con.
Khi thực hiện được theo đúng yêu cầu và mật độ như trên thì lượng phân trong chuồng sẽ đảm bảo được tiêu hủy nhanh chóng. Đồng thời đây cũng là cách để kéo dài tuổi thọ đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò mà bà con nên áp dụng.
Trên đây là Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần áp dụng theo đúng hướng dẫn bà con sẽ dễ dàng làm đệm lót sinh học mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt, với lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại tin rằng mô hình chăn nuôi gà với đệm lót sinh sẽ ngày càng được nhân rộng hơn nữa.
Đệm lót sinh học sumo hiện được Công ty cổ phần Sumo Nhật Việt cung cấp bán lẻ, bán sỉ và bán theo combo như: các loại chế phẩm sinh học với số lượng lớn như sau: Combo 1kg đệm lót sinh học và 1Kg EM bột, Combo 1kg đệm lót sinh học và 1Kg mật rỉ, Combo 1kg đệm lót sinh học và 0,5Kg EM1 bột.
Ngoài ra, chúng tôi có bán nhiều loại chế phẩm khác theo các kích thước như: bán theo can, bán theo lít, bán theo túi lớn, túi nhỏ,…
Quý khách có nhu cầu sử dụng rỉ mật đường hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
Công ty cổ phần Sumo Nhật Việt
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com