Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nỗ lực với dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động của khu công nghiệp đã làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao, bên cạnh đó ĐDSH và tài nguyên nguồn gen sinh vật cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng được thành lập và hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hết sức quan trọng đó chính là bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật trước nguy cơ tuyệt chủng
Việt Nam là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật/tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới.
Theo một số thống kê đến năm 2018, Việt Nam đã xác định được khoảng 49.200 loài sinh vật, bao gồm 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt; có trên 11.000 loài sinh vật biển. Việc thiếu chiến lược bảo quản nguồn gen của địa phương và du nhập giống năng suất cao đã được lai tạp, dẫn đến nguồn tài nguyên di truyền ngày càng bị thu hẹp, nhiều giống nấm, thực vật, vi khuẩn, xạ khuẩn bản địa đã và đang biến mất.
Giới thiệu về Viện nghiên cứu Sinh Học Ứng Dụng
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-SMNV, đứng đầu là Ths. Phạm Thị Thủy. Viện thành lập và hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sinh học.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng có sự tham dự của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đồng thời cũng là nơi quy tụ các nhà khoa học trẻ là các thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên gia từng làm việc tại các đơn vị nghiên cứu hàng đầu như Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật – Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng thực nghiệm vi sinh đạt chuẩn phòng sạch trong nghiên cứu và nuôi trồng, phục vụ công tác nghiên cứu, chọn lọc, lưu giữ và nuôi trồng thử nghiệm nhiều giống nấm ăn, nấm dược liệu, cây trồng quý hiếm, các loại vi sinh vật. Viện được trang bị các máy móc hiện đại gồm:
- Tủ cấy vi sinh cấp 2 dòng khí thổi đứng Labrech Hàn Quốc được thiết kế đạt chuẩn ISO 14644 -1, ISO Class5 (Class100).
- Kính hiển vi 3 mắt hiện đại có thể phóng to đến 1.000 lần, cho phép kết nối với các thiết bị số như máy tính, đại thoọa
- Máy sấy thăng hoa với công nghệ sấy thăng hoa ưu việt, giữ lại từ 97 – 100% hoạt chất và dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ.
- Tủ lạnh âm sâu sử dụng để lưu giữ, bảo quản nguồn giống gốc, tránh tình trạng thoái hóa giống trong quá trình lưu trữ bảo tồn và phát triển gen vi vật.
Hình ảnh máy sấy thăng hoa
Định hướng phát triển của Viện nghiên cứu Sinh Học Ứng Dụng
Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì được sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai. Viện nghiên cứu Sinh Học Ứng Dụng được định hướng sẽ là nơi:
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm.
- Nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu sinh học ứng dụng nhằm giảm thiểu và thích ứng của biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu và phát triển dịch vụ giám định, giải trình gen sinh vật (giải trình tự DNA).
- Tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, phổ biến ứng dụng tri thức khoa học công nghệ vào thực tiễn.
- Liên kết và hợp tác quốc tế, nghiên cứu, cung cấp giống, chuyển giao công nghệ nuôi trồng và xúc tiến thương mại.
Một số dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật đã đạt được
Các đề tài của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã và đang nghiên cứu là những đề tài có tính thiết thực và ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Những kết quả nghiên cứu thực chất vì mục tiêu chung phục vụ tất cả các các đối tượng bao gồm cả hệ sinh thái.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình công nghệ có hiệu quả. Hiện nay Viện đã nghiên cứu tuyển chọn, lưu giữ và hoàn thiện quy trình bảo tồn và phát triển nhiều nguồn gen:
- Nấm dược liệu: Đông trùng hạ thảo, Linh chi, Hầm thủ…
- Nấm ăn: trên 10 loại nấm ăn ngon, giàu dinh dưỡng như Nấm sò, nấm bào ngư, nấm hương, nấm mối,…
- Cây dược liệu quý hiếm: Nhân sâm, đinh lăng, ba kích, trinh nữ hoàng cung…
- Cây cảnh có giá trị: Phong lan Hồ Điệp, Phi Điệp, Đai Châu,… và các giống phong lan khác.
- Giống nông sản chất lượng cao như: Chuối cấy mô, dâu tây cấy mô, khoai tây và chua…
Việc nghiên cứu và phát triển các loại vi khuẩn có lợi cũng được viện chú trọng. Vi khuẩn không chỉ có lợi với sức khỏe con người, mà chúng còn có nhiều lợi ích trong những lĩnh vực khác như:
- Trong công nghệ thực phẩm, vi khuẩn axit lactic, như Lactobacillus và Lactococcus cùng với nấm men và nấm mốc, hoặc nấm, được sử dụng để chế biến các thực phẩm như phô mai, nước tương, natto (đậu nành lên men), giấm, sữa chua và dưa chua. Không chỉ lên men hữu ích để bảo quản thực phẩm, mà một số trong những thực phẩm này có thể mang lại lợi ích sức khỏe.
- Vi khuẩn cố định đạm là nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa ni tơ không khí thành đạm cây trồng có thể hấp thu. Có ba dạng vi khuẩn cố định đạm là vi khuẩn sống tự do, cộng sinh và hội sinh. Ngoài khả năng cố định đạm, vi khuẩn còn có khả năng sinh tổng hợp các hóc môn thực vật giúp cây trồng phát triển.
- Vi sinh vật quang hợp ( Photosynthetic Bacteria gọi tắt là PSB) là một loại vi khuẩn tìm thấy rải rác trong môi trường tự nhiên. Từ các hồ nước ngọt ,hồ nước mặn hay tại các suối nước nóng có nồng độ axit cao. Việc sử dụng carbon dioxide (CO2 – đồng hóa), cố định đạm (nitơ cố định) và xử lý H2S, có tác dụng rất tốt cho ngành trồng trọt và thủy sản. Nó cũng có một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, nơi một số động vật nhỏ như cá, tôm, sò và cua có thể sử dụng PSB như là nguồn thức ăn. Ngoài ra, PSB cũng được sử dụng để xử lý nước thải trong chăn nuôi Lợn công nghiệp, nước thải trong làng nghề làm bún, nước thải trong việc chế biến tinh bột sắn vân vân…PSB chính là tương lai của ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, các kỹ sư sinh học của Viện còn nghiên cứu và ứng dụng các chủng xạ khuẩn. Trong số các tác nhân sinh học thường được sử dụng để ức chế vi sinh vật gây bệnh, xạ khuẩn là nhóm có nhiều tiềm năng nhất vì có khả năng sinh chất kháng sinh cao, trong đó có nhiều chất kháng sinh kháng nấm mạnh.
Các hoạt động nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất giống của Viện được thực hiện song song với hoạt động chuyển giao công nghệ. Các quy trình nuôi trồng nấm, quy trình nhân giống, lưu giữ và bảo quản giống nấm, giống cây cấy mô, cây dược liệu… được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất, trung tâm giống trên cả nước.
Cùng với sự phát triển của nền khoa học phục vụ cho mục đích vì cuộc sống, vì môi trường Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã và đang tiến hành những đề tài mang hàm lượng khoa học cao, có tính thiết thực và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
Xúc tiến liên kết và hợp tác quốc tế
Trong thời gian quan, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã hợp tác cùng với chuyên gia Nhật Bản qua các khóa học về trồng nấm, các hội thảo giao lưu hợp tác. Đặc Biệt NBRC – trung tâm giống nấm lớn nhất Nhật Bản đang là đối tác. Ngoài ra, chúng tôi đã được giao lưu hợp tác với các chuyên gia khác đến từ Thái Lan, HQ,… Đặc biệt là sự hợp tác với Viện nấm và công nghệ sinh học.
Xuất phát từ việc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và phân phối các sản phẩm sinh học nên mỗi một quyết định và hành động của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đều khởi nguồn từ sứ mệnh “Vì cuộc sống – Vì môi trường. Thông qua tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng môi trường của doanh nghiệp, cam kết sản phẩm chất lượng, an toàn cho khách hàng đến quy trình nghiên cứu và làm việc đạt chuẩn. Chúng tôi tin rằng với dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng sẽ đem nguồn sinh vật thuần chủng đến với người nuôi trồng và nhà khoa học. Từ đó, có thể góp thêm những giá trị tích cực cho cộng đồng, nâng cao cuộc sống, bảo vệ môi trường.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Điện thoại: 024 2211 8088 – 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com