SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Đất chua gây hậu quả thế nào, cách cải tạo đất

Mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với loại đất trồng khác nhau. Cây ưa đất kiềm thì khó có thể sống được ở các vùng đất chua. Đất chua là loại đất đang có pH axit. Đất có pH<6.5 là đất chua.

Đất chua gây hậu quả thế nào, cách cải tạo đất
Đất chua gây hậu quả thế nào, cách cải tạo đất

1. Nguyên nhân hình thành đất chua:

Đất bị mất đi các ion kim loại Ca2+, Mg2+, K+ và Na+… do bị rửa trôi, xói mòn tại các vùng đồi núi. Cây trồng thường hấp thu các nguyên tố kim loại hơn các anion NO3-, SO42- và thải ra H+ trong quá trình trao đổi chất.

Bón phân cho cây trồng cũng là nguyên nhân gây chua đất. Nhiều loại phân bón có tính axit hoặc sau khi bón NH4+ bị oxi hóa thành NO3- bởi vi sinh vật phân giải. Ví dụ như một số phân ure, amoni sulfat, super lân thường làm chua đất sau thời gian sử dụng.

Sự phân giải các hợp chất hữu cơ tạo ra ion H+ làm giảm pH đất. Một số loại chất hữu cơ tại nên các phức hợp hòa tan với các cation kiềm như Ca2+, Mg2+, chất hữu cơ chứa nhiều nhóm chức axit.

Ngoài ra, mưa axit cũng là nguyên nhân khiến cho đất tự nhiên bị chua hóa. Mưa axit chứa nhiều các loại axit khác nhau như CO2 tạo ra do hiệu ứng nhà kính gặp nước mưa hòa tan thành axit cacbonic làm giảm pH đất khi nước mưa ngấm xuống.

Cây phát triển chậm do trồng trên đất chua
Cây phát triển chậm do trồng trên đất chua

2. Đất chua gây hậu quả như thế nào tới nông nghiệp trồng trọt?

Đất chua ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của đất, làm giảm khả năng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng, khoáng, nguyên tố đa, trung, vi lượng cho cây. Tác động trực tiếp đến bộ rễ, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Độ chua là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất. Đất chua nồng độ H+ tăng cao, ion H+ không đóng vai trò trao đổi như những ion khác, tấn công vào các khoáng trong đất làm giải phóng cation Al3+. Ion Al3+ được hấp thụ trên bề mặt đất ở dang tự do trong dung dịch, có tính độc cao đối với hầu hết các sinh vật, đặc biệt là các loại cây trồng và con người.

Khi được hấp thụ vào cây, ion Al3+ chiếm vị trí của Canxi trên màng tế bào, ức chế quá trình phát triển của màng, dẫn đến phát triển không bình thường của tế bào, dẫn đến thối rễ, chết cây. Ngoài ra, nhôm cũng ảnh hưởng bất lợi đến sự tổng hợp photpho, sự chuyển hóa năng lượng và sinh tổng hợp DNA của cây trồng.

Do đó độ chua ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và phát triển của cây trồng. Vì vậy, trong canh tác nông nghiệp điều đầu tiên quan tâm trước khi trồng cây là phải quan tâm tới đất đai, chọn đất phù hợp với cây trồng, có biện pháp điều chỉnh đất, cải tạo đất trồng thường xuyên.

3. Biện pháp cải tạo đất chua?

Để cải tạo vùng đất trồng bị chua, bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau.

– Bón vôi:

Bón vôi là biện pháp hữu hiệu, đơn giản, đã được người dân sử dụng từ rất lâu để trung hòa pH giảm độ chua của đất. Căn cứ vào mức độ chua của đất mà tính toán lượng vôi cần bón. Vôi bón vào đất giúp chất dinh dưỡng dễ hòa tan trong đất hơn, cải thiện cấu trúc và thành phần hóa học của đất, cung cấp nguyên tố Ca, Mg cho cây. Ngoài ra, bón vôi còn thúc đẩy vi sinh vật hữu ích hoạt động, giảm độc chất gây ảnh hưởng tới cây trồng.

Đất trồng bị chua hóa.

– Bón phân hữu cơ:

Trong khi bón các loại phân hóa học dễ làm chua đất, ảnh hưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp, thì phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất nông nghiệp, làm tơi xốp, giữ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Phân hữu cơ còn bổ sung lượng lớn vi sinh vật có lợi vào đất, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cây trồng, tiêu diệt, ức chế lại các loại bệnh hại, làm đa dạng hệ sinh vật đất.

Đất chua gây hậu quả như thế nào tới nông nghiệp trồng trọt
Đất chua gây hậu quả như thế nào tới nông nghiệp trồng trọt

Trong thời gian hoạt động trong đất, các vi sinh vật giúp phân giải các hợp chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu cho cây, cung cấp dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cây, không ồ ạt, dư thừa như các loại phân khác, ngoài ra có một số loại vi sinh vật có tác dụng cố định các kim loại nặng, phân giải độc tố, giảm độc tố đối với cây trồng.

– Bón phân trung tính, kiềm:

Có một số loại phân hóa học như: DAP, KNO3, lân nung chảy, Phosphorit…có tính kiềm, trung tính thích hợp, giảm thiểu làm chua đất.

– Chế phẩm sinh học

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học có tác dụng cải tạo, tăng cường độ xốp, giữ ẩm cho đất. Hạn chế sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, thuốc bảo vệ thực vật tiêu diệt hệ vi sinh đất và các sinh vật xung quanh.

Một số biện pháp như trồng cây che phủ, trồng các loại cây phân xanh, tránh gây xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất.

Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.

Liên hệ mua chế phẩm sinh học

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook