SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Cách trồng và chăm sóc dâu tây

Dâu tây là món quả ngon và đẹp. Dâu tây được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều ở các nước phương tây do phù hợp với các điều kiện mát mẻ. Trước đây, việc trồng dâu tây ở Việt Nam chưa phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay có các giống dâu tây phù hợp trồng được ở một số vùng núi và đem lại lợi ích kinh tế cao, đặc biệt là các mô hình kết hợp với du lịch sinh thái. Cho nên, ngày càng có nhiều nhà vườn lựa chọn dâu tây để kinh doanh. Kĩ thuật trồng và chăm sóc dâu tây như thế nào, Sumo Nhật Việt mời bà con tham khảo bài viết sau:

Dâu tây

1. Đặc điểm cây dâu tây

Dây tây là một loại quả có chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C. Dâu tây cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Cây ưa nước nhưng không chịu được úng, vì vậy cần thiết kế hệ thống thoát nước tốt cho cây.

Mùa ra quả của dâu tây khoảng  từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 3, các mùa còn lại cây phát triển bình thường nhưng không cho quả.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu tây

Kĩ thuật trồng và chăm sóc dâu tây không khó. Bà con có thể tham khảo một số kĩ thuật sau.

Cây cà phê xanh lùn còn được gọi là cà phê Trường Sơn TS5. Là giống cây mới cho năng xuất cao nhất, hơn hẳn những giống có mặt trên thị trường hiện nay. 1 ha trồng cà phê xanh lùn có thể đạt đến 10 tấn quả. Gấp đôi năng xuất của các giống cà phê khác.

==> Click xem ngay: Kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn

2.1 Chọn giống dâu tây

Hiện nay giống dâu tây có nhiều loại. Các giống dâu tây đang được thị trường chuộng đó là giống dâu tây Mỹ, Newzealand, Hà Lan, Ý… Đặc biệt ở Việt Nam, giống dâu tây Nhật Bản chịu nhiệt, siêu trái phù hợp điều kiện trồng và cho chất lượng quả ngon, ngọt, năng xuất cao.

Bà con nên chọn mua giống dâu tây ở các đại chỉ uy tín để đảm bảo có được giống chuẩn, chật lượng. Đem lại hiệu quả kinh tế.

Giống dâu tây chịu nhiệt Nhật bản

Giống dâu tây Nhật Bản đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô tại viện Sinh học nghiên cứu ứng dụng, Công ty Cổ phần Sumo Nhật Việt. Bà con có thể liên hệ theo số điện thoại của công ty để đặt mua giống.

2.2 Thực hiện trồng

Dâu tây có thể trồng trên luống đất, trong nhà lưới hoặc ngoài trời. Dâu tây cần độ thoáng, thoát nước tốt nên nếu trồng trên đất phải làm luống.  Luống cao 20-25cm ở vùng đất thấp, vùng đất cao luống khoảng 15-20cm là phù hợp. Có thể trồng hàng 3 kiểu nanh sấu, hoặc kiểu luống rãnh.

Mật độ cây phù hợp là 35.000 – 40.000 cây/ ha tùy thuộc điều kiện nhà trồng. Với mật độ càng dày thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn khi trồng thưa. Khi trồng lưu ý tránh trồng quá sâu, gây úng/ chết cây.

Phủ nilong đen, hoặc cỏ với nilong trắng trên bề mặt gốc, vừa tránh được việc mất nước, vừa tránh được việc tiếp xúc của lá/ quả dâu tây với đất/ giá thể. Từ đó có thể giúp giảm bệnh của dâu tây. Nên trồng dâu thành các khoảng nhỏ, để nếu có bị bệnh, dễ cách lý và xử lý bệnh.

2.3 Chăm sóc

Cây dâu tây bị rất nhiều loại bệnh tấn công. Chính vì vậy, thường xuyên thăm nom, chăm sóc cây đúng kĩ thuật rất quan trọng.

Trong quá trình cây sinh trưởng, chúng ta thường xuyên phải theo dõi và sử dụng các kĩ thuật để chăm sóc cây.

Dâu tây chăm sóc đúng kĩ thuật cho năng xuất cao

* Cắt tỉa ngó:

Thao tác này giúp cây tập trung sinh trưởng mạnh và ổn định.

* Tỉa thân lá:

Cắt tỉa bớt lá gài, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới. Lưu ý tránh cắt tỉa quá nhiều lá làm giảm khả năng quang hợp của cây. Số lượng lá lý tưởng cho cây là 4-6 lá. Khi ngắt lá cần ngắt cách gốc khoảng 5m, tránh bệnh xâm nhập vào thân

* Cắt tỉa bông:

Chùm hoa đầu tiên nên cắt bỏ. Với cây ra nhiều bông, nêm bỏ các bông hỏng không đậu trái. Chỉ để 3-4 bông để cây tập trung nuôi dưỡng quả. Sau khi thu hoạch, ngắt bông cách gốc khoảng 5m như đối với lá.

* Tưới nước:

Dùng nước sạch để tưới cho cây, khoảng  150-200ml/cây. Nên tưới vào buổi sáng. Hiện nay, các mô hình trồng dâu tây sử dụng dung dịch thủy canh thì lượng tới tùy theo hướng dẫn của hệ thống.

Cây giống dâu tây cấy mô

* Bón phân:

Trong thời kì phát triển của cây, cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân bón để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Dâu tây rất thích hợp với các loại phân động vật hoai mục, phân hữu cơ vi sinh…

Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai: 40-50m3; vôi: 1.500kg; phân hữu cơ vi sinh: 1.000-2.000 kg.

* Phòng trừ bệnh hại:

Để phòng trừ bệnh hại, ngoài việc xử lý mầm bệnh trước khi trồng. Bà con cần theo dõi sức khỏe của cây trong quá trình chăm sóc. Quan sát thân lá cũng dễ dàng phát hiện ra cây bị bệnh.

Khi phát hiện cây bị bệnh, bà con có thể sử dụng kết hợp các biện pháp lý, hóa sinh học để trừ bệnh hại nhưng phảm đảm bảo an toàn, tránh lạm dụng chất BVTV.

Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.

Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.

Trên đây, Sumo Nhật Việt đã chia sẻ cho bà con về kĩ thuật trồng và chăm sóc dâu tây.

 Thông tin liên hệ mua giống Dâu tây Nhật Bản chất lượng cao:

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook