SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Chuyên gia hướng dẫn cách làm vi sinh bản địa chi tiết, hiệu quả nhất

Bà con đã nghe nhắc nhiều đến chế phẩm IMO hay vi sinh vật bản địa nhưng không biết loại chế phẩm này là gì? Hay bà con muốn học cách làm vi sinh bản địa hiệu quả nhất? Vậy hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt hướng dẫn bà con chi tiết từng công đoạn.

1. Vi sinh vật bản địa là gì?

Vì sinh vật bản địa (IMO) là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng những nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương. Trong tiếng anh nó có tên là Indigenous Microorganism và được viết tắt là IMO hay IM.

cách làm vi sinh bản địa

Thành phần của vi sinh vật bản địa có khá nhiều loại vi sinh vật khác nhau tồn tại trong thời gian dài ở môi trường tự nhiên của địa phương. Đặc tính của chúng là khỏe mạnh và hoạt tính sinh học cao, bởi vậy mà sử dụng nó cho mục đích canh tác mang lại hiệu quả tối ưu.

Một số loại vi sinh sống ẩn bên trong đất, nước,… sẽ tham gia vào quá trình phân giải chất hữu cơ. Từ đó giúp chất hữu cơ biến thành CO2 và những hợp chất vô cơ khác. Khi sử dụng vi sinh bản địa để làm thức ăn cho cây trồng sẽ giúp chúng tươi tốt và khỏe mạnh hơn.

2. Hướng dẫn làm vi sinh bản địa

Vốn dĩ vi sinh bản địa IMO được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, vậy nên bà con có thể học cách làm vi sinh bản địa tại nhà để chăm sóc cây trồng trong gia đình. Về cách thực hiện cũng rất đơn giản chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn bên dưới là bạn có thể thành công.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm vi sinh bản địa

Để làm vi sinh bản địa hay chế phẩm IMO bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

– Gạo

Tốt nhất bà con nên sử dụng loại gạo giá rẻ để chế biến chế phẩm giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một nguồn khác giàu carbohydrate để thay thế.

Hướng dẫn làm vi sinh bản địa

– Mật rỉ đường

Đây là loại chế phẩm sinh học có màu đen và độ sánh đặc cao. Thành phần của nó phần lớn là Sucroza, Glucoza và Fructoza với nguồn giá trị năng lượng cao, bởi vậy mà được dùng nhiều để phối trộn làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, đảm bảo vật nuôi tăng trưởng nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, sử dụng nó để làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm IMO cũng rất hiệu quả.

Mật rỉ đường

– Chế phẩm EM dạng bột

Đây là loại chế phẩm với nồng độ vi sinh vật cao, có thể được dùng để trộn với thức ăn phòng bệnh cho cá tôm, phun khử mùi hôi phân, ủ tơi phân, xử lý gây mẫu nước, xử lý đáy ao thủy sản,… Trong quá trình làm vi sinh bản địa bà con cũng không thể bỏ qua loại chế phẩm này.

Chế phẩm EM dạng bột

Tại công ty SUMO Việt Nhật cung cấp sản phẩm mật rỉ đường và chế phẩm EM dạng bột với đa dạng quy cách, giá thành phải chăng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng cần làm vi sinh bản địa với số lượng nhiều hay ít mà khách hàng có thể mua quy cách nhiều hay ít, mua dạng combo để tiết kiệm chi phí. Các sản phẩm này đều đảm bảo chất lượng, giúp khách hàng tối ưu quy trình làm vi sinh bản địa, giảm thiểu rủi ro đáng kể.

2.2. Quy trình làm vi sinh bản địa

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu để làm vi sinh bản địa thì nhiệm vụ tiếp theo bạn cần làm là chế biến. Nhìn chung, toàn bộ quy trình này được trải qua quá nhiều công đoạn phức tạp khác nhau, để đảm bảo thu lại kết quả tốt nhất bà con cần phải thực hiện kỹ lưỡng từng bước và dành nhiều thời gian để nghiên cứu chúng.

Bước 1: Trước tiên bà con hãy chuẩn bị một chiếc nồi rồi cho gạo vào nấu thành cơm chín. Về cách nấu cơm thì cũng thực hiện tương tự như khi nấu cơm ăn hằng ngày. Vì bước này khá đơn giản nên bất kỳ ai cũng có thể làm được mà không gặp khó khăn gì.

Bước 2: Khi gạo đã được nấu chín thành cơm thì bà con hãy tiến hành trải cơm ra khay gỗ, mỗi khay yêu cầu phải có lớp cơm độ dày từ 2 đến 3cm và để cho thật nguội. Cần lưu ý bà con không được nét cơm chặt ở trên khay vì như vậy mới tạo được diện tích lớn để cho vi sinh vật phát triển.

Bước 3: Rải chế phẩm EM dạng bột lên bề mặt của cơm với tỉ lệ 50gr chế phẩm cho 10kg cơm. Mục đích của nguyên liệu này là men vi sinh vật hữu hiệu bản địa dạng gốc, qua đó giúp kỹ thuật làm vi sinh bản địa thành công 100%.

Bước 4: Sử dụng bọc để bọc kín khay cơm lại, đảm bảo giấy bọc không bị thủng xuống chạm vào lớp cơm ở trong khay. Nhiều người thắc mắc không biết vì sao phải bọc kín khay cơm, thực tế là để giúp quá trình phân giải được diễn ra thuận tiện hơn.

Bước 5: Lựa chọn nơi có bóng râm, cây rậm rạp hay tán tre ở trong khuôn viên nhà, hoặc những nơi có tập trung vi sinh vật nhiều càng tốt để đào hố có độ sâu khoảng bằng ½ chiều cao khay gỗ. Tiếp đến cho khay cơm đã chuẩn bị vào trong hố vừa đào xong. Dùng lá cây mục, cành khô phủ lên phía trên hố làm sao đảm bảo kín khay gỗ. Để tránh trời mưa làm ảnh hưởng đến nguyên liệu ủ chế phẩm IMO bạn hãy phủ lên phía trên cùng một lớp ni lông.

kỹ thuật làm vi sinh bản địa

Bước 6: Nếu trời nắng thì chỉ cần sau 3 đến 4 ngày ủ, còn trời lạnh thì cần 5 đến 6 ngày ủ, lúc này bà con hãy lấy khay cơm ủ ra rồi hớt bớt đi phần cơm chứa mộc trắng để tiến hành thực hiện quy trình chế biến chế phẩm vi sinh bản địa.

Phần cơm bị mốc trắng là phần chứa nhiều sinh vật cần để chế biến chế phẩm sinh vật. Còn phần cơm còn lại bà con hãy lấy trộn cùng với mật rỉ đường Sumo theo tỉ lệ 1:1. Sau khi trộn xong bà con hãy đem tất cả cho vào trong một chiếc hũ sạch. Tiếp tục dùng giấy báo niêm phong lại. Lúc này chỉ cần mang hũ chứa nguyên liệu vừa tạo được để ở nơi râm mát trong thời gian 7 ngày là sẽ thu được kết quả.

Bước 7: Đợi sau 7 ngày bà con đem chắt lọc lấy phần vi sinh bản địa IMO lỏng cho vào trong chiếc hũ khác. Tiếp tục niêm phong hũ lại. Phần IMO lỏng còn được gọi là IMO – 2 . Còn IMO – 1 chính là phần cơm chứa mốc trắng ban đầu mà bạn hớt ra. Lúc này bạn đã hoàn thành xong toàn bộ quy trình làm vi sinh bản địa và có thể sử dụng chúng để bón cho cây trồng trong gia đình.

3. Lưu ý khi tự thực hiện cách làm vi sinh bản địa

Như chúng tôi đã nói ở trên, cách làm vi sinh bản địa đòi hỏi sự chuẩn xác trong từng công đoạn và cả lượng nguyên vật liệu chuẩn bị. Khi đáp ứng được điều đó thì chế phẩm thu lại mới đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác bên dưới mà bạn cần phải quan tâm gồm:

3.1. Nước dùng để chế biến vi sinh bản địa

Bà con tuyệt đối không được sử dụng loại nước có chứa Chlorine để làm vi sinh bản địa IMO. Nguyên nhân là do loại nước này có tính sát khuẩn cao, nếu sử dụng chúng có thể tiêu diệt toàn bộ vi sinh có lợi. Trong trường hợp điều kiện không cho phép và bà con phải dùng nước máy để làm vi sinh bản địa thì cũng nên tìm cách để loại bỏ chất Chlorine. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần cho nước vào trong xô và để trong thời gian từ 12 đến 24 giờ là có thể loại bọ được Chlorine hiệu quả rồi.

3.2. Mùi thơm của chế phẩm

Trong quá trình tạo ra vi sinh bản địa thì mùi của thành phẩm là một yếu tố rất quan trọng mà bạn không nên lơ là. Nếu như thành phẩm thu lại được có mùi hôi và nồng độ pH cao thì sẽ không tốt, bởi khi đó chế phẩm đã bị hỏng và không thể sử dụng được. Chỉ khi nào chế phẩm có mùi thơm, hơi chua cộng thêm độ pH dưới 4 thì thành phẩm mới đạt yêu cầu. vậy nên trong quá trình tạo vi sinh vật bản địa bà còn cần kiểm tra kỹ lưỡng để thu lại kết quả như ý muốn.

Lưu ý khi tự thực hiện cách làm vi sinh bản địa

3.3. Thời gian ủ trong quá trình tạo vi sinh vật bản địa

Tùy theo mỗi thời điểm, mỗi mùa và điều kiện thời tiết khác nhau mà quá trình làm vi sinh vật bản địa sẽ khác nhau. Chẳng hạn, vào mùa hè nắng nóng thì quá trình làm vi sinh vật bản địa sẽ diễn ra nhanh hơn, trong khi đó mùa đông trời lạnh thì kéo dài thời gian thực hiện hơn. Vậy nên, tùy theo thời điểm thực hiện mà bạn con linh hoạt điều chỉnh thời gian ủ cho phù hợp.

3.4. Khoảng không hũ chứa chế phẩm

Lời khuyên của các chuyên gia là bà con nên chừa một khoảng không để hũ chứa có thể phát huy được công dụng trong quy trình làm vi sinh bản địa. Tốt nhất khoảng không đó nên bằng 1/3 đến ¼ hủ chữa. Có như vậy mới giúp điều chế và lưu thông được chế phẩm sinh học tốt nhất, kết quả thu lại cũng đảm bảo chất lượng như ý.

4. Ứng dụng vi sinh bản địa

Hiện nay, vi sinh vật hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy theo mỗi trường hợp cụ thể mà khách hàng ứng dụng chúng như thế nào. Chẳng hạn như:

– Sử dụng vi sinh vật bản địa làm thức ăn chăn nuôi.

– Dùng chúng để trộn với nguyên liệu ủ phân bón cho cây trồng.

– Ủ với rác thải để làm phân bón, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

– Trong một số trường hợp vi sinh bản địa còn được sử dụng để làm enzyme tẩy rửa như enzyme bồ hòn, làm thuốc trừ sâu,…

Ứng dụng vi sinh bản địa

Trên đây là hướng dẫn cách làm vi sinh bản địa và những ứng dụng tuyệt vời của loại chế phẩm này. Còn nếu bạn đang có nhu cầu mua các chế phẩm để làm vi sinh vật bản địa như mật rỉ đường, chế phẩm EM thì hãy đến với SUMO Việt Nhật. Chúng tôi với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong nghề, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá thành phải chăng, đảm bảo bạn sẽ hài lòng. Liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ:

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Điện thoại: 024 2211 8088 – 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook