SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Cách bố trí trang thiết bị phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật đúng chuẩn!

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là công nghệ nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm. Hiện nay, phương pháp này được chứng minh mang lại hiệu quả rất lớn và đã được ứng dụng rộng rãi trong cả nghiên cứu và sản xuất. Ngày càng có thêm nhiều đơn vị nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu sử dụng kĩ thuật này. Sumo Nhật Việt sẽ giới thiệu tới quý bạn về hệ thống trang thiết bị trong nuôi cấy mô tế bào thực vật được bố trí như thế nào trong bài viết này nhé!

Nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật

1. Cấu trúc hệ thống phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là sử dụng một quy trình sủ dụng các kĩ thuật nhằm phát triển từ một nhóm tế bào mô thực vật thành rất nhiều cơ thể thực vật hoàn chỉnh trong phòng thí nghiệm, có thể sinh trưởng phát triển bình thường như các cây khác. Mỗi quá trình, giai đoạn của nuôi cấy mô sẽ có các yêu cầu khác nhau và sử dụng các trang thiết bị khác nhau.

Cấu trúc cơ bản của hệ thống phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật ở đơn vị nghiên cứu hay đơn vị sản xuất gồm có;

– Phòng rửa sấy dụng cụ

– Phòng lưu trữ hoá chất và chuẩn bị môi trường

– Phòng thao tác chung

– Phòng nuôi mẫu cấy

Mỗi phòng có chức năng và yêu cầu không giống nhau.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao hay trang trại hiện ngày càng phát triển tại Việt nam cũng như các nước. Đặc biệt ở các nước có nền nông nghiệp hiện đại như Nhật Bản, Isarel thì quá phổ biến. Các chủ trung tâm, trang trại này muốn chủ động sản xuất các giống quý, có giá trị cao bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

==>> Click xem ngay: Nuôi cấy mô tế bào thực vật có khó không? Những loại cây gì có thể nhân nuôi cấy mô?

2. Phòng rửa sấy dụng cụ

Mọi các hoạt động liên quan đến làm thí nghiệm, sản xuất đều yêu cầu sạch, và vô trùng. Chức năng chính của phòng này là đảm bảo các dụng cụ sử dụng được khô và khử trùng trước khi cấy mẫu hoặc bổ sung môi trường nuôi cấy.

Nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng

Các thiết bị cơ bản gồm:

– Bồn rửa, kệ giá để đồ sau khi rửa, dụng cụ chứa dựng đồ.

– Nồi hấp tiệt trùng, chung hoặc riêng cho môi trường và dụng cụ. Điều kiện tối ưu nhất là có riêng biệt nồi hấp tiệt trùng cho môi trường nuôi cấy. (Chuẩn bị trước khi làm thí nghiệm). Và nồi hấp tiệt trùng dành cho các mẫu hỏng (tránh lây nhiễm nguồn bệnh sang mẫu khác và môi trường sau khi xả nước bẩn).

– Tủ sấy, dụng cụ thủy tinh: Tủ sấy dành sấy khô hoặc dành cho phương pháp khử trùng khô.

Tủ sấy
Tủ sấy

3. Phòng lưu trữ hoá chất và chuẩn bị môi trường

Nuôi cấy các mẫu thí nghiệm đều sử dụng các hóa chất pha môi trường hoặc hóa chất phân tích, đánh giá. Các hoá chất, môi trường nuôi cấy này thường sử dụng lâu dài và cần được bảo quản đúng cách tránh bị hỏng. Hóa chất được để riêng từng khu vực theo độ nguy hiểm, hay yêu cầu riêng biệt trong các tủ chứa, tủ lạnh…

Máy cất nước 2 lần
Máy cất nước 2 lần

Ngoài ra cần có các thiết bị đong đo đếm như:

– Cân phân tích

– Máy khuấy từ/ máy khuấy từ gia nhiệt

– Máy do pH

– Lò vi sóng

– Máy cất nước 2 lần hoặc máy lọc nước

Một số đơn vị có thể kết hợp các thiết bị máy cất nước ở phòng rửa sấy dụng cụ.

4. Phòng thao tác chung

Phòng thao tác chung là phòng có nhiều các hoạt động thí nghiệm như phân tích, cấy mẫu, đánh giá, kiểm tra mẫu…Chủ yếu phòng được bố trí các bàn rộng để làm việc. Thường phòng này sẽ đặt tủ cấy vi sinh (tủ an toàn sinh học) và một số thiết bị như các loại kính hiển vi, máy quang phổ, … Ngoài ra còn có các dụng cụ phân tích khác, lamen, lam kính…

Tủ cấy vi sinh
Tủ cấy vi sinh

Kính hiển vi (Kính hiển vi soi thẳng, kính hiển vi soi ngược, kính hiển vi soi nổi). Các phòng nghiên cứu nên trang bị kính hiển vi ba mắt là loại có tích hợp camera để chụp ảnh mẫu vật đạt chất lượng. Còn ở các cơ sở sản xuất thường sẽ chỉ có tủ cấy vi sinh, giá đẩy để mẫu.

Kính hiển vi ba mắt
Kính hiển vi ba mắt

5. Phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật mẫu

Các mẫu sau khi cấy xong sẽ được mang sang phòng nuôi. Đây là nơi các mẫu được lưu lại lâu nhất. Chính vì vậy, ở phòng nuôi cần có các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ thông khí, ánh sáng đảm bảo các chỉ số nhất định thích hợp cho sự tăng sinh của mẫu.

Phòng nuôi cần đảm bảo sạch, thông thoáng, hạn chế ra vào, có cửa thông với phòng cấy vô trùng.

Phòng nuôi cấy mẫu
Phòng nuôi cấy mẫu

Đầu tiên, tối thiểu cần có đó là hệ thống giá kệ để mẫu. Tiếp theo, cần có các thiết bị như đèn chiếu sáng, điều hòa không khí và các thiết bị theo dõi, kiểm soát như đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để đảm bảo thông số thích hợp.

Đối với một số phòng cần trang bị thêm hệ thống máy lắc hoặc hệ thống nuôi ngập chìm tùy thuộc yêu cầu mẫu nuôi.

Trước khi cây con cấy mô được chuyển ra ngoài trồng, cần có giai đoạn huấn luyện làm quen. Có thể thiết kế khu vực vi khí hậu, hoặc sử dụng tủ vi khí hậu mô phỏng một số điều kiện thực tế để đảm bảo tỉ lệ sức chống chịu của cây con tốt nhất khi được đưa ra môi trường bên ngoài.

* Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách bố trí trang thiết bị cơ bản cho một phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật. Ở điều kiện thực tế, không phải lúc nào cũng có thể xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh đầy đủ. Tùy thuộc vào mục đích sản xuất hay nghiên cứu. Các thiết bị sẽ được bố trí sao cho hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản giúp việc nuôi cấy mô thành công. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được nền tảng để hình dung và có thiết kế phù hợp nhất với điều kiện đơn vị mình.

Nếu cần hỗ trợ, tư vấn chi tiết cụ thể hơn, xin quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: sumonhatviet.com 

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook