SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Bón phân cho khoai lang đúng cách, năng xuất cao

Khoai lang là một loại cây nông nghiệp có chứa nhiều tinh bột, vị ngọt, giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú. Có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ngày nay khoai lang được trồng rộng khắp các vùng ở Việt Nam. Bao gồm nhiều loại như khoai lang ruột tím, khoai lang ruột trắng. Khoai lang Nhật, khoai lang Hoàng Long…Mỗi loại có từng đặc điểm, cách chăm sóc khác nhau. Nhưng để chăm sóc tốt, cho năng xuất cao, hiệu quả. Bà con cũng cần tham khảo thêm một số kỹ thuật bón phân cho khoai lang đúng cách dưới đây.

Bón phân cho khoai lang đúng cách, năng xuất cao
Bón phân cho khoai lang đúng cách, năng xuất cao

1. Bón phân cho khoai lang đúng cách và quy trình chọn giống cây

Khoai lang thường được nhân giống bằng thân (thường hay gọi là dây) hay từ mầm củ. Rất ít khi nhân giống bằng hạt. Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh. Chưa ra hoa và rễ, dây bánh tẻ. Tuổi dây thường dùng làm giống đạt 45-75 ngày tuổi. Chia sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm giống, độ dài dây giống từ 25-30 cm. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển bình thường nằm trong khoảng 15-300C. Dưới 150C và trên 300C cây ngừng phát triển.

Hiện nay, xuất hiện nhiều giống khoai lang với đặc tính khác nhau. Tùy theo vùng trồng, bà con nên chọn giống phù hợp để đạt hiệu quả cao. Khoai lang Lệ Cần là đặc sản của vùng này, cây có thân to, cứng, lá mọc dài, tán có nhiều thùy.Củ đỏ thuôn dài, ruột vàng nghệ, khi luộc bở, ăn ngọt lịm và bùi. Tuy nhiên, giống này chỉ trồng ở vùng Lệ Cần. Mới có đủ đặc điểm trên, đem trồng nơi khác thì chất lượng bị suy giảm. Ngoài ra, giống khoai lang Nhật đang được rất nhiều vùng chọn trồng với ưu điểm của giống này là năng suất cao.Dễ trồng, phù hợp ăn tươi, chế biến và xuất khẩu.

1.1 Mùa vụ

Khoai lang có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất là vào tháng 2,3 hoặc tháng 8, 9 hàng năm. Thời gian này có nhiệt độ phù hợp với quá trình phát triển của cây. Một số giống khoai lang ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 75-80 ngày, có thể trồng muộn hơn.

1.2 Đất trồng

Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp nhất là đất cát pha. Thành phần mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, tầng mặt dày.

Thực hiện cày bữa kỹ, tơi xốp, dọn sạch cỏ và các xác bã thực vật tồn dư, tưới ẩm cho đất 65-80%. Làm luống trồng khoai dọc theo chiều dốc của ruộng, độ rộng khoảng 1,2-1,5m (tính cả rãnh) và có chiều cao khoảng 35-40 cm.

1.3 Bón phân

Bón phân cho khoai lang đúng cách là yếu tố quyết định tới năng xuất trồng khoai, để khoai lang phát triển tốt, cho củ to thì cần chế độ bón phân hợp lý.

Bón lót khi làm luống trước khi trồng bằng các loại phân: Phân chuồng ủ 300-400 kg cho 1 sào Bắc Bộ. Hoặc có thể thay thế bằng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân vi sinh khác. Ngoài ra, cần bổ sung thêm phân Ure 2 kg, lân 10kg, kali 3 kg để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển.

Cần theo dõi ruộng khoai và bổ sung thêm lượng bón thúc thành hai đợt trong một vụ. Bón thúc đợt một, khi khoai trồng được 20-30 ngày, lúc nay cây cần Nito để phát triển thân, lá. Bà con cần bón thêm đạm và một phần Kali, thường xuyên giữ ẩm cho đất. Và bấm ngọn để cây tập trung dinh dưỡng, tăng cường tích lũy chất hữu cơ.

Bón thúc đợt hai khoảng 40-45 ngày sau khi trồng cần bón Kali. Xới nông và vun cao luống cho cây phát triển, tích lũy trong củ.

2. Bón phân cho khoai lang đúng cách – phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình trồng khoai, bà con cần thường xuyên thăm ruộng, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp phòng trừ. Có hai loại bệnh phổ biến ở khoai lang là bọ Hà và bệnh ghẻ.

Bọ Hà gây bệnh trên thân và củ khoai, nhưng chủ yếu là củ, đặc biệt ở những vùng khô hạn hoặc chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô. Dây khoai bị hại có màu đen, dị dạng, phình to hay nứt thậm chí gây chết dây. Trên củ khoai, ấu trùng đục đường hầm khiến củ thủng lỗ chỗ, màu đen. Còn tạo điều kiện cho các loại nấm ký sinh gây hại. Củ bị bọ cắn còn tiết ra hóa chất Terpenes làm củ có vị đắng, thối.

Khoai lang bị bị hà cắn
Khoai lang bị bị hà cắn

Bệnh ghẻ trên khoai lang là do nấm bện Sphacelomabatatas gây ra. Lây bệnh do các vết thương cọ sát, tiếp xúc giữa thân, lá qua mưa, côn trùng cắn và sử dụng giống bị nhiễm bệnh. Khoai lang tròng nơi đất thấp, đất thịt nặng rất dễ bị nhiễm bệnh.

2.1 Biện pháp.

+ Sử dụng nguồn giống (dây và củ sạch bệnh).

+ Loại bỏ toàn bộ các cây bị bệnh, thu gom, tiêu hủy.

+ Lên luống cao, tưới nước, giữ ẩm thường xuyên.

+ Sử dụng phân chuồng, phân bón hữu cơ ủ hoai, không lây lan mầm bệnh cho cây.

+ Kết hợp phun các loại thuốc đặc trị như: thuốc hạt Lorsban 15G, Andotox, Anhosan, …

2.2 Thu hoạch

Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng, các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát. Bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.

Thu hoạch củ khoai lang
Thu hoạch củ khoai lang

Bà con vừa tham khảo bài viết bón phân cho khoai lang đúng cách. Chúc bà con tăng suất – giảm công. Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần Sumo Nhật Việt trân trọng gửi đến quý khách hàng men ủ phân hữu cơ hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook