SUMO Nhật Việt

Hotline: (+84) 962 567 869 - (+84) 0886 550 986 - (+84) 357 368 689

Các cách sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ sinh học

Những năm gần đây, sản phẩm ra đời với cái tên chế phẩm sinh học rất đa dạng với nhiều mục đích, thành phần khác nhau. Để biết cách sử dụng các loại chế phẩm phục vụ đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao. Dưới đây, Sumo Nhật Việt xin hướng dẫn bà con cách sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ sinh học

Chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học đang là hướng đi mới đầy triển vọng. Chế phẩm sinh học được sử dụng tại hầu hết các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi. Vậy chế phẩm sinh học là gì? Nguyên lý hoạt động của chế phẩm như thế nào? Nó có thật sự hiệu quả không?

==> Click xem ngay: Nguyên lý hoạt động của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

1. Các cách sử dụng chế phẩm sinh học đạt lợi ích cao

– Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững. Các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp.Góp phần làm sạch môi trường.

– Cung cấp các dòng vi sinh vật có lợi vào trong đất tham gia tích cực vào quá trình phân giải các chất hữu cơ và chất vô cơ thành chất dinh dưỡng cho cây trồng.

– Giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất và môi trường. Giúp cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất. Góp phần tăng độ phì nhiêu và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, sâu hại cho đất.

– Chế phẩm vi sinh giúp lưu giữ và sản sinh nước. Lưu trữ chất dinh dưỡng, kểm soát dòng chảy của phân bón, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

– Tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại.

– Tăng khả năng miễn dịch, sức chống chịu của cây trồng, vật nuôi khi gặp những điều kiện bất lợi, dịch bệnh hại.

– Giảm chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

2. Các loại chế phẩm sinh học sử dụng ủ phân hữu cơ sinh học

Chính vì đem lại nhiều lợi ích tốt đem lại hiệu quả cao nên các loại chế phẩm sinh học được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

2.1 Chế phẩm EM

Chế phẩm sinh học EM là chế phẩm chứa các vi sinh vật hữu hiệu. Trong chế phẩm EM có chứa 80-120 loại vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc nhiều nhóm như: Vi khuẩn quang hợp, lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. Các loại vi sinh vật cùng tồn tại trong một thể thống nhất, cộng sinh, hỗ trợ lẫn nhau. Mang lại nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, xử lý môi trường.

Từ chế phẩm EM gốc, người ta có thể sản xuất ra các loại chế phẩm EM thứ cấp như sau: EM2, EM3, EM4, EM5, Bokashi….

Chế phẩm EM1
Chế phẩm EM1

* Công dụng

– Bổ sung vi sinh vật có lợi, phân giải các chất khó tan thành chất dễ tan cho đất, nước.

– Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất, nước đồng thời ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, gây hại.

– Khử mùi hôi trong chăn nuôi chuồng trại

– Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải

– Tăng năng xuất, chất lượng cây trồng, vật nuôi

– Tăng hiệu quả sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón.

2.2 Chế phẩm TRIBAC Vườn sinh thái

Chế phẩm TRIBAC là dòng chế phẩm sinh học có chứa tổng hợp các vi nấm đối kháng trichoderma và vi khuẩn có lợi bacillus. Được lên men và sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại, nên có hoạt năng ưu việt hơn so với các sản phẩm chỉ chứa nấm đối kháng trichoderma thông thường.

* Thành phần:

– Trichoderma spp: 1×106 CFU/g

– Bacillus subtilis: 1×106 CFU/g

– Tạo Enzyme kháng sinh

* Công dụng

– Tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây, ức chế, cô lập các vi sinh vật hại.

– Phân rã xác bã động thực vật, tạo đất tơi xốp, tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất. cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

– Phòng ngừa hiện tượng thối rễ. thối thân, cháy dây

– Thay đổi tính chất đất, tạo màu mỡ cho đất bị thoái hóa, hạn hán, lụt lội

– Giúp tăng năng xuất mùa màng, chống chịu với điều kiện.

2.3 Men ủ phân hữu cơ Sumo

Men ủ phân hữu cơ Sumo là một nhóm các vi khuẩn có lợi tự nhiên như vi khuẩn dạng sợi, nấm men và xạ khuẩn…có khả năng phân hủy và lên men cực mạnh.

Các loại vi khuẩn chứa trong men ủ không đối kháng, phối hợp, cộng sinh với nhau để nhân lên với số lượng cực lớn trong khoảng thời gian ngắn, tạo ra các phản ứng sinh hóa mạnh mẽ.

Sử dụng men ủ phân hữu cơ để khử mùi, phân hủy, diệt khuẩn có hại, chuyển đổi chất dinh dưỡng của nguyên liệu hữu cơ như: phân gà, phân gia súc, chất thải động vật, mùn bã thải thực vật và các rác thải sinh hoạt…thành phân bón hữu cơ dinh dưỡng.

Thời gian ủ phân nhanh hơn so với tất cả các loại men ủ khác, chỉ từ 25-30 ngày chất hữu cơ đã bị phân giải thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng.

* Công dụng

– Phân hủy nhanh, khử mùi hôi của các chất thải hữu cơ thành sản phẩm phân hữu cơ dinh dưỡng.

– Bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng và đất.

– Tiêu diệt, ức chế các vi sinh vật có hại trong phân chuồng, rác thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp.

– Tăng cường khả năng miễn dịch, sức chống chịu của cây đối với các điều kiện khắc nghiệt.

– Hiệu quả sử dụng phân bón tốt: Do thời gian ủ nhanh chóng tránh được việc mất chất dinh dưỡng trong các vật liệu hữu cơ.

– Chuyển hóa các chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ cho cây trồng.

– Nâng cao năng xuất, chất lượng nông sản.

– Cải thiết kết cấu đất, làm đất tơi xốp, tăng cường hệ sinh thái đất.

– Xử lý rác thải hữu cơ, bảo vệ môi trường.

2.4 Men ủ vi sinh BioSun One

Men ủ BioSun One là hỗn hợp với 12 chủng vi sinh vật có lợi như Bacillus, Trichoderma, …

* Thành phần:

– Trichoderma sp. 1,14×108 CFU/g

– Aspergillus niger: 1,11×108

– Bacillus subtilis 1,13×108

– Độ ẩm: 30%

– Phụ gia đặc biệt, cân bằng hệ vi sinh vật.

* Công dụng

– Ủ, phân giải các phế phẩm nông nghiệp: vỏ cà phê, vỏ đạu, rơm rạ, lá cây, phân chuồng… tạo thành phân hữu cơ sinh học

– Phòng chống côn trùng: Rệp sáp, ve sầu. mối đất, sâu đất, rầy, cào cào, bọ nhảy, bọ cánh cứng.

– Cung cấp vi sinh vật có lợi vào trong đất, cắt liên kết keo đất, làm đất tơi xốp màu mỡ..

– Tiêu diệt nấm bệnh, vi khuẩn trong phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng.

3. Cách sử dụng chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ sinh học

Để việc áp dụng chế phẩm sinh học vào nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất/. Bà con hãy tham khảo một số kỹ thuật ủ phân hữu cơ sinh học dưới đây.

3.1 Chế phẩm EM

– Hoạt hóa men ủ vi sinh: 1 lít EM gốc + 1 lít rỉ đường + 18 lít nước

– Nguyên liệu: Trộn đều phân rác, xác bã thực vật, phân chuồng lên nền ủ. Trường hợp phân chuồng ướt thì nên cho thêm trấu hay các chất hữu cơ khác để thêm độ tơi xốp. Tưới ẩm hỗn hợp, vắt thì có nước rỉ nhẹ ra là được (độ ẩm khoảng 60-65%).

– Trộn đều 20 lít EM hoạt hóa cho 1 tấn nguyên liệu tươi.

– Có thể trộn thêm lượng N, P, K để tăng thêm lượng dinh dưỡng cho phân thành phẩm.

– Trải từng lớp nguyên liệu dày khoảng 20-30 cm.

– Che đậy để tránh mất nhiệt

– Sau 35-45 ngày nguyên liệu hoai mục và mang ra sử dụng.

3.2 Chế phẩm Trichoderma Nano Vườn sinh thái

– Sử dụng 2 kg nấm Trichoderma TRIBAC trộn đều với 1 tấn nguyên liệu cần ủ, có thể bổ sung thêm Lân, Urê  để tăng thêm độ hoai.

– Phun đều nước vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50–55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được)

– Đảo trộn và đậy bạt, sau 3–5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60o Phun thêm nước để duy trì độ ẩm, nếu thấy khô.

– Sau 30-45 ngày thì phân hoai mục hoàn toàn, có thể đem sử dụng.

– Sản phẩm phân sau khi ủ là phân hữu cơ có thể phối trộn với phân NPK, urê, super lân, kali để bón cho cây

3.3 Men ủ phân hữu cơ Sumo

– 1Kg men ủ + trộn với 5-10 kg cám gạo/cám ngô + 1-2 tấn nguyên liệu tươi.

– Trường hợp người thao tác thành thục có thể ủ 1 Kg men ủ với 2-4 tấn nguyên liệu tươi.

– Trường hợp những nguyên liệu khó phân giải: mùn cưa, vỏ cây, trấu nên tăng lượng dùng 1 tấn nguyên liệu sử dụng 2kg men ủ.

* Cách ủ:

– Nguyên liệu: Phân động vật như phân gà và phân lợn, rau, hoa quả thừa, thức ăn thừa… nên được cắt thành các đoạn nhỏ 1 ~ 5 cm, càng nhỏ càng tốt, lên men càng nhanh.

– Độ ẩm: Điều chỉnh nguyên liệu về độ ẩm 60-65%, nắm chặt 1 nắm nguyên liệu, khe ngón tay thấy có vệt nước nhưng nước không nhỏ thành giọt rơi xuống là được.

– Phối trộn: Đầu tiên tiến hành pha loãng men ủ vi sinh với bột cám gạo tươi (hoặc cám lúa mì, bột ngô) (có thể pha làm hai lần để đảm bảo pha đều).

– Trải lớp nguyên liệu đã chuẩn bị xuống dày khoảng 20-30 cm và rải đều men ủ đã trộn với cám gạo lên bề mặt.

– Làm khoảng 3-4 lớp, lớp trên cùng phủ  nguyên liệu và được che đậy bằng rơm rạ đã chuẩn bị để tạo bề mặt trao đổi khí cho vi sinh vật hoạt động (không đậy bịt kín vì sẽ tạo môi trường yếm khí, giảm năng suất phân hủy của vi sinh vật và tạo mùi hôi).

– Chất đống nguyên liệu: Một đống (hoặc 1 khuôn ủ) không dưới 500 kg, chiều cao trung bình không dưới 70 đến 80 cm (chóp cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét).

Đống ủ phân
Đống ủ phân

– Đảo trộn: Thông thường, vật liệu sẽ tăng lên 50 ~ 60 ° C trong vòng 48 giờ và lúc này cần phải đảo trộn nguyên liệu.

– Sau khi đảo, nhiệt độ của vật liệu sẽ một lần nữa tăng nhanh. Nếu nhiệt độ ủ vượt quá 65 ° C, lúc này cần phải đảo trộn nguyên liệu thêm một lần nữa, có thể dùng gậy có đường kính 5-10 cm tạo thành các lỗ trong đống nguyên liệu.

– Hoàn thành:

Sau 3 đến 4 lần đảo trộn nguyên liệu (khoảng 25-30 ngày), nguyên vật liệu đã không còn bất kỳ mùi hôi gì nữa.

– Ngược lại, có mùi amoniac nhẹ hoặc mùi thơm nhẹ của đất sau khi lên men sinh học. Có thể nhìn thấy giữa đống ủ một lượng lớn sợi nấm màu trắng cho thấy quá trình lên men được hoàn thành.

– Bảo quản và sử dụng: Sản phẩm tạo ra được lưu trữ ở nơi khô mát để tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sử dụng phân để bón lót, bón thúc hoặc tưới cho cây trồng.

Phân bón hữu cơ ủ hoai để bón cho cây trồng
Phân bón hữu cơ ủ hoai để bón cho cây trồng

3.4 Men ủ vi sinh BioSun One

– Công thức ủ: 1 Kg men ủ với 5-8m3 nguyên liệu tươi.

Bước 1: Tưới nước ẩm nguyên liệu (nắm trong tay thấy rịn nước)

Bước 2: Rải nguyên liệu thành từng bước dày 10-15 cm

Bước 3: Khuấy mạnh 0.5-1kg men vào phi 200-400 lít nước, tưới đều lên lớp nguyên liệu.

Bước 4: Che phủ bạt để giữ độ ẩm.

Bước 5: Sau 30-90 ngày khi nguyên liệu đã hoai mục đem bón cho cây

Lưu ý: Giữ ẩm nguyên liệu bằng cách tưới nước định kỳ (7-10 ngày/lần).

Bà con vừa tham khảo bài chia sẻ về sử dụng chế phẩm sinh học. Làm thế nào để có được nguồn phân hữu cơ dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng. Vui lòng liên hệ tới Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT để được giới thiệu và tư vấn chi tiết về sản phẩm.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://sumonhatviet.com

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook