Hoa đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây đào có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào hoặc chưng bày một chậu đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Trong ngày tết, gia đình nào cũng mua một cành đào về để dùng, hoa đào trở thành một loại hoa không thể thiếu trong dịp tết, loài hoa này có ý nghĩa gì và vẻ đẹp riêng của nó như thế nào hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Ý nghĩa hoa đào ngày tết
Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa. Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân. Từ lâu, hoa đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày Tết. Hoa đào đại diện cho miền Bắc còn hoa mai thì đặc trưng cho miền Nam. Đối với người Việt ta, Tết mà thiếu những loài hoa đó thì coi như chưa được trọn vẹn lắm.
Nhiều người chuộng chơi hoa đào trong ngày tết vì loài hoa này mang lại nét tươi đẹp, ấm áp, hoa có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn và hạnh phúc và đặc biệt có tác dụng trừ tà ma theo truyền thuyết dân gian, ngoài ra nó làm cho tình bạn ngày càng gắn kết, thân thiết trường tồn.
Cách chọn cây đào hợp phong thủy
Với những người không am hiểu và sành chơi đào thì việc lựa chọn cây đào đẹp hợp phong thủy là một điều không hề dễ dàng gì. Để chọn được những cây đào đẹp để trang trí tết bạn nên tham khảo ngay những tiêu chí sau đây:
Theo kinh nghiệm của những người sành chơi đào thì một cây đào đẹp sẽ phải có cánh kép, màu thắm. Những cành đào phải đều, vừa phải, các dăm (nhánh nhỏ nhất) vút thẳng ra tận ngoài tán, có nhiều nụ nhiều hoa trải đều từ đầu đến ngọn dăm, nếu đào có dăm to thì thường sẽ có ít hoa. Nếu đào có các nhánh bắt đầu từ cùng một điểm thì sẽ có dáng đẹp và cân đối.
Cách chọn đào cành: Khi chọn đào cành tùy theo không gian của căn nhà mà bạn sẽ chọn mua đào cành to hay cành nhỏ, quan trọng nhất là phải chọn những cành đào
có tán tròn và các nhánh, cành phân bố đều, có dăm nhỏ. Những cành đào có dăm nhỏ sẽ có rất nhiều nụ và mập mạp hơn.
Cách chọn mua hoa đào nở rộ vào đúng vào dịp Tết
Bạn chỉ nên mua đào cách tết từ 3 đến 5 ngày. Trước khi cắm vào lọ bạn nên đốt gốc, nước cắm hoa cần phải sạch sẽ và có thể cho thêm vài viên Vitamin B1 để hoa đào có thêm chất dinh dưỡng và luôn tươi mới hơn.
– Cách chọn đào cây: Đối với đào cây bạn cũng nên chọn mua loại những cành đào có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính nhất trên cây cũng xuất phát từ một điểm, như vậy cây sẽ cân đối và đẹp hơn.
Bạn nên mua đào có nhiều hoa nở sát Tết vì đặc điểm của đào cây là sẽ nở hoa chậm hơn so với đào cành, nếu như mua khi chưa nở hoa và chỉ cách vài ngày thì khi vào đúng dịp cây đào sẽ kém hoa.
– Cách chọn màu sắc hoa đào: Việc lựa chọn màu hoa đào phụ thuộc vào không gian ngôi nhà và loại đèn tuýp mà gia đình sử dụng. Những gia đình có không gian nhỏ nên chọn đào phai để căn nhà trông sang sủa hơn. Còn nhứng ngôi nhà có diện tích rộng thì đào bích hợp là sự lựa chọn tốt nhất
Cách giữ cây đào tươi lâu
Mua đào về để trưng bày trong ngày tết ai cũng muốn cành đào tươi lâu để lưu giữ hương xuân thật lâu trong ngôi nhà của mình. Để đào luôn tươi và tươi lâu bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Sau khi mua cành đào về nhà thì nên cạo bỏ phần gốc đào và đốt gốc hoặc nhúng ngay vào chậu nước nóng già để nhựa của cành đào không bị chảy các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu ngược ra bên ngoài.
Khi cắm cành đào vào lọ nên thay nước sạch từ 2 – 3 ngày một lần và mỗi lần thay nước nên cho 1 viên Aspirin để hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.
Cách trồng đào sau tết
– Khi mua phải chọn cây đào còn tơ trồng lại mới tốt và được nhiều năm.
– Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 6 – 8.
– Chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước, nếu bị úng nước là đào chết.
Nhà không có đất thì trồng vào chậu to, xử lý đáy chậu thật thoát nước. Đường kính chậu phải lớn hơn đường kính tán cây một chút.
Đào là cây thất thốn không ưa bóng. Trước khi trồng phải bón lót bằng phân hữu cơ Sumo.
Sau Tết đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng 15 tháng giêng. Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nện nhẹ đất từ xung quang dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non. Thời gian khoảng 1 tháng.
–Cắt sửa cành
Trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa.
Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành.
Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.
-Bón phân
Sau mỗi lần cắt cần hòa phân hữu cơ tưới cho cây. Các tháng tiếp đều phải tưới. Tháng 8, 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ bằng chế phẩm trichoderma Sumo
Phòng trừ dịch hại cho đào
1. Rệp muội hại cây đào
- Triệu chứng gây hại
– Rệp muội thường sống tập trung, gây hại ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, cằn cỗi, khô héo dần rồi rụng từng bộ phận: lá, hoa. Tai hại hơn là chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen) làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Chất thải của rệp sáp còn là thức ăn cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây; làm cho cây đào cằn cỗi, lá vàng, ra hoa rất kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị hỏng nặng.
- Biện pháp phòng trừ
Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già, dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rệp và sâu bệnh xâm nhập phát sinh gây hại.
Mùa nắng dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để tẩy rửa bớt rệp, tăng ẩm độ trên cây.
2. Sâu đục ngọn đào
- Triệu chứng gây hại
– Sâu đục ngọn đào thường gây hại khi các đợt lộc phát triển khoảng 5 – 10 cm. Sâu đục vào ngọn non của cây đào làm ngọn bị héo rũ, đây cũng là nguyên nhân phát sinh bệnh chảy gôm.
- Biện pháp phòng trừ
Đối với sâu đục ngọn đào, công việc phòng trừ rất đơn giản. Cùng với quá trình cắt, tỉa sau một đợt lộc là chúng ta có thể hạn chế được sâu đục ngọn đào. Đối với loại sâu hại này không nên dùng các loại thuốc hóa học để phòng trừ.
3. Nhện đỏ
- Triệu chứng gây hại
Trên lá, khi bị gây hại làm cho lá bị biến dạng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng
Không nên trồng quá dầy làm cho vườn đào bị um tùm rậm rập, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.
Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
4. Bệnh xoăn lá đào
- Nguyên nhân
Bệnh xoăn lá: Bệnh do nấm (Taphoina deformans Berk Tul) gây nên.
Loại nấm này thuộc bộ túi ngoài, lớp nấm túi nửa. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào ngọn lá hoặc mép lá làm cho một phần hoặc cả lá có màu xanh xám và dày lên. Sau đó những phần dày này xoăn lại biến thành màu đỏ hoặc túi và trên mặt lá bị một lớp bột trắng xám bao phủ. Cuối cùng lá biến thành màu nâu, khô và rụng xuống. Trường hợp bệnh nặng có thể làm chết cả cây.
- Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ bệnh cần tiến hành một số biện pháp sau: Bón phân bằng chế độ hợp lý. Hái bỏ và đốt sạch lá bệnh, vào đầu mùa xuân phun thuốc cho cây, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày bằng hợp chất vôi – lưu huỳnh.
5. Bệnh thủng lá
* Nguyên nhân
– Bệnh thủng lá: do Xanthomonas pruni Dowson gây ra, hoặc do nấm bào tử đuôi (Cercospora circumscissa Sacc) gây ra. Khi bị vi khuẩn Xanthomonas pruni Dowson xâm nhiễm, trên lá và lá chồi xuất hiện các đốm nhỏ. Các đốm này sẽ lan rộng thành các đốm tròn hoặc có cạnh đường kính 2mm với màu tím hoặc nấu đen. Rìa đốm bệnh là các đường viền màu vàng. Cuối cùng các đốm bệnh sẽ khô lại, nứt mép và rụng lá.
* Biện pháp phòng trừ
Một số biện pháp để phòng trừ bệnh: Không nên bón nhiều phân đạm cho cây mà nên bón tăng cường phân hữu cơ. Thường xuyên cắt tỉa cành để loại bỏ những cành bệnh. Chăm sóc cây bằng chế độ ánh sáng, gió và thoát nước hợp lý. Không trồng đào lẫn với những cây khác để tránh lây bệnh.
6. Bệnh chảy gôm
* Nguyên nhân:
Do nấm Phytophthora sp gây ra hoặc do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc kém,nhiệt độ quá thấp,…khiến vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập vào làm tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa và chảy ra liên tục.
Triệu chứng bệnh chảy gôm trên thân cây hoa đào
* Phòng trừ bệnh:
- Với bệnh này thì quan trọng nhất là khâu phòng bệnh cho cây. Cần chú ý chăm sóc cây, bón phân hữu cơ để đất tơi xốp, cây sinh trưởng tốt, tỉa cành nhánh hợp lí, chú ý không làm cây bị thương.
- Để trị bệnh, cần tiến hành cạo bỏ vết chảy nhựa trên cây rồi bôi (quét) dầu một lượt để bảo vệ.
Trên là bài viết nói về ý nghĩa của cây hoa đào trong ngày tết và các bước chăm sóc cây đào của Sumo Nhật Việt chia sẻ. Chúc các bạn thành công!
Để được tư vấn và cung cấp các giống hoa đào tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Tel: (+84) 24 2211 8088
Hotline: (+84) 962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com