Mật đường tưởng chừng như phụ phẩm bỏ đi nhưng lại rất hữu ích trong nông nghiệp chăn nuôi. Ủ vi sinh với rỉ đường giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của vi sinh vật trong hỗn hợp lên men. Kích thích tiêu hóa gia súc, gia cầm và cải thiện chất lượng ao nuôi thủy sản. Bài viết này sẽ gửi đến độc giả toàn bộ nội dung về quá trình ủ vi sinh với mật đường.
Ngày nay, với những ưu điểm vượt trội so với chế phẩm hóa học. Chế phẩm sinh học gần như đã chiếm được lòng tin tuyệt đối của người chăn nuôi. Chế phẩm sinh học dần thay thế chất kích thích sinh trưởng hóa học. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
==> Click xem ngay: Ưu điểm của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
1. Mật đường là gì
Mật đường hay còn gọi là rỉ mật, rỉ đường, là phụ phẩm của công nghiệp sản xuất đường. Quá trình kết tinh đường kết thúc. Chất lỏng còn lại không thể tạo thành các hạt tinh thể đường được nữa sẽ được cô đặc thành dạng sệt, quánh lại. Có màu cánh gián hoặc đậm hơn.
2. Thành phần mật đường
Thành phần chủ yếu của phần đường là cacbohydrat hòa tan bao gồm đường đôi sucrozơ, đường đơn fructozơ, glucozơ , ngoài ra còn có tinh bột, axit hữu cơ, axit béo, sáp, steroid, photpholipid, các hợp chất chứa Nitơ và các chất khoáng khác.
Chính các thành phần cấu thành tính chất vật lý của mật đường là dạng bán lỏng, quánh, nhớt dính.
3. Ứng dụng mật đường trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Rỉ đường sử dụng trong chăn nuôi thường kết hợp ủ với men ủ vi sinh để kích thích ăn uống. Tiêu hóa cho gia súc, gia cầm và cải thiện chất luượng nước ao nuôi thủy sản.
3.1 Rỉ mật ủ thức ăn cho gia súc gia cầm
Phương pháp ủ thức ăn cho gia súc gia cầm bằng men ủ thức ăn đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Mật đường là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thành phần hỗn hợp men ủ.
Ủ vi sinh với rỉ mật trong lên men thức ăn cho vật nuôi sẽ giúp:
– Cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
– Kết dính thước ăn, giảm lượng bụi cám.
– Bao bọc các thành phần “khó ăn” trong thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng cho gia súc.
– Mật đường chứa hàm lượng cao gluxit là nguồn cung cấp cacbon cho hoạt động lên men của vi sinh vật.
Thông thường, để ủ 2 tạ thức ăn cho vật nuôi cần dùng 4kg mật đường. Tùy vào số lượng cám mà có thể tăng hoặc giảm tỉ lệ mật đường.
3.2 Ủ vi sinh với rỉ đường gây màu nước ao nuôi thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, để hạn chế sự phát triển của thực vật phù du như rong rêu, tảo lam. Người ta thường sử dụng rỉ mật để gây màu nước ao.
Cơ chế tác động:
– Rỉ đường ủ cùng với chế phẩm vi sinh để tạo màu cho các đầm nuôi tôm, ngăn cản ánh sáng mặt trời xuyên qua các tầng nước ao, cản trở quá trình quang hợp của rong, tảo.
– Cung cấp cacbon cho các vi sinh trong men vi sinh phát triển, chúng cạnh tranh CO2, dinh dưỡng với tảo, từ đó cân bằng pH trong ao.
3.3 Dung dịch rỉ đường ủ men vi sinh xử lý NH3 vô cơ trong ao nuôi thủy sản
Hoạt động sống của động thực vật và lượng thức ăn dư thừa trong ao tạo ra lượng lớn khí NH3, sản phẩm trung gian của quá trình đồng hóa Nito là NO2 là chất độc đối với thủy sản và con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung nguồn cacbon vào ao nuôi. Có thể làm giảm hàm lượng Nito độc trong nước. Thực tế khảo nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nội địa Bribie cho thấy rỉ đường được thêm vào ao sẽ làm tăng hấp thụ Nito vô cơ bởi các vi sinh vật dị dưỡng. Trong đó chủ yếu là nhóm Nitrosomonas và Nitrobacter, chúng sẽ chuyển hóa Nito vô cơ độc sang dạng không độc là NH4+ và NO3-.
Mật đường có thể pha loãng và tạt trực tiếp xuống ao hoặc ủ với men vi sinh để tăng hiệu quả xử lý khí độc. Liều lượng khuyến khích dùng là khoảng 30kg/ha ao nuôi (xấp xỉ 10kg/ 1 mẫu ao nuôi).
Khi sử dụng rỉ đường, cần phải khởi động hệ thống sục khí Oxi liên tục để tăng hàm lượng khí hòa tan cho hô hấp của thủy sản.
* Lời kết:
Trên đây là những thông tin về việc ứng dụng mật đường trong việc ủ men vi sinh. Quý khách hàng muốn mua mật đường và men vi sinh SUMO xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.