Hiện nay, chứng nhận hữu cơ là một trong những dấu chỉ quan trọng đối với các loại thực phẩm, sản phẩm chất lượng cao với quy trình sản xuất, canh tác vô cùng khắt khe. Để được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất sẽ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà các cơ quan, tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ đưa ra đối với sản phẩm và phải trải qua quá trình thanh tra, đánh giá hết sức nghiêm ngặt. Vậy, chứng nhận hữu cơ là gì, những đơn vị nào cấp chứng nhận này, bà con hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chứng nhận hữu cơ là gì?
Chứng nhận hữu cơ là một loại chứng nhận được các cơ quan, tổ chức chuyên trách cấp cho một sản phẩm nào đó nhằm khẳng định với người tiêu dùng rằng sản phẩm đó là hữu cơ. Tùy theo thành phần có hàm lượng bao nhiêu % là hữu cơ, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận tương ứng sau khi được kiểm chứng về độ an toàn, độ sạch.
Mỗi chứng nhận đều có những bộ tiêu chí riêng về giống, nguồn nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học… và đều có đặc điểm chung là đều rất nghiêm ngặt. Thông thường, để tạo ra được một sản phẩm hữu cơ thì người tham gia sản xuất sẽ được đào tạo một cách kỹ lưỡng, nhờ đó mà các sản phẩm khi cung ứng ra thị trường là hữu cơ thực sự.
Mỗi quốc gia sẽ có chứng nhận hữu cơ riêng của mình, trong số đó có một vài chứng nhận được đánh giá là có độ uy tín cao trên thế giới như USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, European Union của Liên minh Châu Âu, JAS của Nhật Bản.
2. Những cơ quan, tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố sẽ là đơn vị xét duyệt và cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ có thể bán ở thị trường trong nước và nếu muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, bà con cần liên hệ với các tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam như Control Union, NHO QScert, BioAgriCert,…
2.1. Tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ Control Union
Control Union là tổ chức tiến hành xét duyệt và cấp các chứng nhận hữu cơ thông dụng hàng đầu thế giới hiện nay, có thể kể đến như USDA, EU, JAS, FGP, Cosmos… với các dịch vụ trọn gói toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông, lâm, ngư nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dệt may, năng lượng sinh học.
Với sự chuyên nghiệp và nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, đây hiện là tổ chức được nhiều bà con tin tưởng, lựa chọn để tiến hành nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm của mình.
2.2. Tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ NHO QScert
NHO QScert là tập đoàn chứng nhận mang tầm cỡ quốc tế khi có đến 60 chi nhánh, văn phòng đại diện và trung tâm kiểm nghiệm tại hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới. Hiện tại, tập đoàn đang cung cấp các bộ tiêu chí để cấp một số chứng nhận hữu cơ uy tín và được ưa chuộng như HACCP, GMP, COR, EU Organic, NOP, JAS…
Nếu muốn được cấp chứng nhận bởi NHO QSCert tại Việt Nam, bà con có thể liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ NHONHO, chi nhánh của tập đoàn và được chỉ định là đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm, nhằm phục vụ cho việc quản lý nhà nước với danh mục bao gồm 36 chỉ tiêu.
2.3. Tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ BioAgriCert
Được thành lập từ năm 1984 bởi một nhóm nhỏ chuyên gia và kỹ thuật viên với trụ sở đạt tại Casalecchio di Reno, Bologna, Italia, BioAgriCert ban đầu chỉ hoạt động như một cơ quan chứng nhận và kiểm soát độc lập nhưng sau nhiều năm phát triển, đây hiện đã trở thành một trong tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ mang tầm cỡ quốc tế.
Tuy chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, bà con vẫn có thể liên hệ với tổ chức này để được cấp một số chứng nhận thông dụng như chứng nhận sản phẩm hữu cơ (EU, JAS, NOP, BIOSUISSE, AB, NATURLAND…), chứng nhận chất lượng sản phẩm (GLOBALG.AP, BRC, DEMETER, Non-GMO, Gluten Free, Vegan, Vegetarian, Bioagricert-Eat…) hay các chứng nhận phi thực phẩm & bền vững (ProTerra, mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên, dệt may, năng lượng sinh thái…).
2.4. Tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ EcoCert
Được thành lập tại Pháp vào năm 1991, EcoCert tuy chỉ có trụ sở đặt tại Châu Âu nhưng tổ chức này lại có thể tiến hành xét duyệt, cấp chứng nhận cho các đơn vị, tổ chức tại hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngoài lĩnh vực cấp chứng nhận chính yếu là thực phẩm, tổ chức này còn cấp chứng nhận cho một số lĩnh vực khác như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nước hoa và hàng dệt may. Với quy mô và tầm cỡ của mình, đây sẽ là một trong những tổ chức đang tin cậy để bà con liên hệ cấp chứng nhận Global GAP, ISP 14001, ISO 9001, nông nghiệp hữu cơ…
2.5. Tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ Onecert International
Một tổ chức cũng rất đáng tin cậy trong lĩnh vực xét duyệt và cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam là Onecert International. Được thành lập vào năm 2003 nhưng rất nhanh chóng, tổ chức này đã vươn mình mạnh mẽ để trở thành đơn vị cấp các chứng nhận hàng đầu thế giới như USDA của Mỹ, EU EC834/2007 của Châu Âu, JAS của Nhật Bản…
3. Làm thế nào để được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ?
3.1. Nguyên tắc và tiêu chí của một số chứng nhận hữu cơ thông dụng
Trên thế giới, 3 tiêu chí chứng nhận hữu cơ thông dụng nhất và được nhiều người biết đến gồm:
– Chứng nhận hữu cơ USDA của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
– Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của liên minh Châu Âu.
– Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật.
Về nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ yêu cầu phải có đầu vào sạch gồm:
– Đất, nước, không khí, các loại cây con, cây giống phải được thuần, không dùng giống biến đổi gen.
– Các chất sử dụng trong sản xuất phải là hữu cơ hoàn toàn. Phân bón và thuốc trừ sâu cần được làm từ chế phẩm sinh học như: Mật rỉ đường, chế phẩm EM, nấm Trichoderma,… Hiện nay tại Sumo Nhật Việt cung cấp đầy đủ các chế phẩm sinh học này, đa dạng quy cách, chất lượng, giá cả cạnh tranh, hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của người nông dân trong canh tác hữu cơ.
– Cuối cùng, phải đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng, toàn bộ các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong tác hữu cơ.
3.2. Quy trình cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ
Bước 1: Nhà sản xuất muốn đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam phải tải bộ tiêu chuẩn hữu cơ và danh mục kiểm tra từ cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho đến các nhóm sản phẩm như rau củ quả, gia súc gia cầm.
Bước 2: Chọn một đơn vị trung gian được cấp phép bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ để được tư vấn, đăng ký kiểm định chất lượng nông trại, nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Tại nước ta có các tổ chức như Control Union – trụ sở chính tại Hà Lan, Tổ chức BioAgriCert – trụ sở chính tại Ý và Tổ chức EcoCert S.A. có trụ sở chính tại Pháp là được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho phép kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ đạt chuẩn. Tùy theo điều kiện thực tế mà bạn lựa chọn một trong các đơn vị này. Điều cần lưu ý là thời hạn giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ thường chỉ kéo dài 1 năm, vậy nên hãy lưu khi hết hạn phải xin kiểm định lại.
Bước 3: Lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên ở trong nông trại dưới sự giám sát của đơn vị trung gian rồi gửi sang cho phòng lab có kỹ thuật, máy móc đủ để phân tích thành phần chi tiết bên trong mẫu. Khi có kết quả nồng độ các chất độc hại và tỉ lệ chất dinh dưỡng trong mẫu thì sẽ tiến hành đánh giá để cấp giấy chứng nhận hữu cơ.
Bước 4: Sau khi thu hoạch, nhà sản xuất cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi đến đơn vị kiểm định thành phần độc tố, thành phần dinh dưỡng xem đạt chuẩn hay chưa.
Bước 5: Khi có điểm nào chưa đạt yêu cầu đơn vị trung gian sẽ báo cáo và tư vấn giúp bạn khắc phục điều đó. Đồng thời họ tiến hành nghiệm thu, lấy mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt, điều đó chứng tỏ quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cũng nghiêm ngặt không thua kém bất kỳ quốc gia nào khác.
Bước 6: Khi nhà sản xuất đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận hữu cơ đạt tiêu chuẩn cho nông sản đã đăng ký với thời hạn là 1 năm. Nhà sản xuất cũng có thể dùng logo chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm và dĩ nhiên là là phải ghi rõ số chứng nhận do đơn vị trung gian cấp.
3.3. Giải pháp giúp tăng tỉ lệ thành công khi xét duyệt cấp chứng nhận hữu cơ
Hiện nay, việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang đối diện với thực trạng nhiễm độc nặng. Nguyên nhân là do bà con nông dân sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bừa bãi trong một thời gian dài. Kết quả làm nguồn nước và không khí ở nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu như không được lọc lại.
Bởi vậy, việc nhà vườn muốn sản xuất hữu cơ và làm giấy chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam buộc phải cải tạo lại đất đai, trung bình sẽ mất từ 3 đến 5 năm. Ngoài ra, một giải pháp khác cũng có thể áp dụng được đó là lấy đất rừng đổi sang đất nông nghiệp để tiết kiệm chi phí cải tạo đất hơn. Song, sự tốn kém chi phí về hạ tầng nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hệ sinh thái nếu chọn giải pháp này là điều khó tránh khỏi.
Sử dụng chế phẩm EM, nấm Trichoderma, mật rỉ đường,… để làm phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng hữu cơ cũng là cách đảm bảo năng suất, đồng thời cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn khi xét duyệt cấp chứng nhận hữu cơ. Thay vì sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì các chế phẩm sinh học này giúp bà con tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Hi vọng rằng bài viết trên đây bạn đọc có thể biết được đâu là cơ quan, tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam và làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận này. Đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ thú vị khác.