Sâu bệnh hại nấm Linh Chi và biện pháp phòng trừ
Trong quá trình trồng nấm linh chi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề, đơn cử như là sâu bệnh, hư bịch, nấm không phát triển…Dưới đây SUMO Nhật Việt xin chia sẻ kinh nghiệm về khắc phục Sâu bệnh hại nấm Linh Chi và biện pháp phòng trừ như sau:
Để trồng nấm đạt năng suất cao, chúng ta phải nắm vững kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ. Với khoa học kĩ thuật như hiện nay, việc trồng nấm linh chi đỏ tại nhà không còn là chuyện quá khó khăn. Đã có nhiều mô hình thành công và trở thành tỷ phú. Cũng có trường hợp thất bại bởi do thiếu kiến thức kỹ thuật nuôi trồng, kinh nghiệm và chưa tự xây dựng nuôi trồng theo quy trình. ==>>Xem tiếp kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ.
1. Bệnh hại sợi nấm linh chi
1.1. Bệnh chết sợi giống
– Biểu hiện: Sau 3 – 5 ngày cấy giống vào giá thể, kết quả:
+ Không có hiện tượng bung sợi giống nấm và mọc vào cơ chất
+ Có hiện tượng sợi ăn vào cơ chất nhưng sau đó chết dần.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn mùn cưa không có độc tố hoặc bị dính hóa chất, dầu mỡ
+ Kiểm tra độ ẩm mùn cưa trước khi đóng túi giá thể
+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng nuôi và có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong thời gian nuôi sợi
+ Kiểm tra nguồn giống cẩn thận trước khi cấy
1.2. Bệnh sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa
– Biểu hiện:
+ Tơ nấm mọc chậm, thưa
+ Hệ sợi mảnh, mờ nhạt, không mọc sâu vào cơ chất
– Biện pháp phòng trừ:
+ Kiểm tra lại pH nguồn nước sử dụng, nước vôi khi xử lý mùn cưa
+ Kiểm tra độ ẩm mùn cưa trước khi đóng túi
+ Chú ý khi vận chuyển và bảo quản giống
1.3. Bệnh sợi nấm bị co.
– Biểu hiện: Ban đầu sợi nấm sinh trưởng và phát triển bình thường gần đến đáy túi co lại không phát triển tiếp và chuyển sang màu trắng thạch cao
– Biện pháp phòng trừ:
+ Lật ngược túi giá thể
+ Kiểm tra thật kỹ độ ẩm mùn cưa trước khi đóng túi
+ Đóng túi giá thể đúng kích thước và trọng lượng
1.4. Bệnh nhiễm do các loại nấm
* Nấm mốc.
– Biểu hiện: Trên bề mặt túi giá thể xuất hiện những đám sợi mốc có màu đen, màu xanh hoặc màu trắng, các sợi nấm này có tốc độ phát triển nhanh cạnh tranh dinh dưỡng với sợi nấm linh chi.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Khử trùng túi giá thể đúng nhiệt độ và đủ thời gian quy định
+ Tiến hành cấy giống trong điều kiện vô trùng
+ Định kỳ khử trùng phòng cấy giống
+ Kiểm tra giống nấm thật kỹ trước khi cấy
* Nấm mốc liên bào (mốc vàng hoa cau).
– Biểu hiện: Hình thành đám mốc màu vàng trên cổ nút hoặc tại những vị trí túi nilon bị thủng, phát tán bào tử gây nhiễm bệnh đồng loạt rất nhanh. Nếu phát hiện có túi giá thể bị nhiễm cần loại khỏi khu vực nuôi sợi.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Sau khi hấp không để nút bông bị ướt
+ Thường xuyên khử trùng khu vực nuôi sợi
+ Đóng túi giá thể không được bị thủng
+ Khử trùng túi giá thể phải đúng thời gian và nhiệt độ.
* Nấm nhầy.
– Biểu hiện: Trong trại nấm có những túi giá thể bị một màng mốc màu nâu đen mọcthành chùm ở miệng bao.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Dùng thuốc tím hoặc oxy già bôi lên vị trí nhiễm
+ Dùng thuốc tẩy hoặc bột chlorin khử trùng nền đất và giàn kệ trồng nấm nồng độ 5g/100 lít nước.
* Nấm mốc vàng.
– Biểu hiện: Có đường gân như rễ tre màu trắng hoặc màu vàng chanh trong túi giá thể mùn cưa hoặc hình thành một khối bám trên túi giá thể.
– Biện pháp phòng trừ: Khử trùng nhà nuôi sợi bằng vôi bột hoặc nước vôi đặc định kỳ
* Nấm mực (nấm gió).
– Biểu hiện: Nấm mọc bên trong túi giá thể, lúc nhỏ nấm có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sâu từ trong cơ chất ra ngoài sau 2 – 3 ngày nấm nở ô và mũ có màu đen nhũn
– Biện pháp phòng trừ:
+ Quá trình xử lý mùn cưa phải đạt nhiệt độ và độ ẩm.
+ Chọn mùn cưa đủ tiêu chuẩn để nuôi trồng nấm.
1.5. Bệnh nhiễm do vi khuẩn
– Biểu hiện: Túi giá thể bị chua, ướt, nếu để lâu sẽ có mùi thối rữa của chất hữu cơ. Chúng sinh ra các độc tố làm cho sợi nấm không hấp thụ được chất
dinh dưỡng và chết.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Kiểm tra nhiệt độ đống ủ chính xác trong quá trình xử lý, nếu đống ủ chưa đạt nhiệt độ cần có biện pháp gia nhiệt và kéo dài thời gian ủ đống
+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi trồng nấm.
1.6. Bệnh nhiễm do virus
– Biểu hiện: Có khoảng 6 loại virus gây bệnh, chúng có biểu hiện tương đối giống nhau làm thoái hóa sợi nấm.
– Biện pháp phòng trừ: Bệnh virus không có thuốc đặc trị, chỉ dùng biện pháp phòng bệnh như đốt khử trùng hoặc dùng nhiệt độ cao để xử lý môi trường nuôi trồng nấm và khu vực nấm bị bệnh.
Bịch nấm linh chi đỏ tại Sumo Nhật Việt
2. Bệnh do động vật hại sợi nấm và cách phòng trừ
2.1. Nhóm động vật hại sợi nấm: Chuột, sên, ốc, mối, kiến
– Tác hại: Chúng thường ăn hạt giống nấm linh chi hoặc cắn và ăn sợi nấm.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng bẫy, bả chuột, rắc hóa chất xua đuổi mối, kiến, gián, sên, ốc.
2.2. Nhện
– Đặc điểm: Nhện có kích thước rất bé, có màu nâu thường ẩn nấp các góc
khuất, trong cơ chất.
– Tác hại: Chúng thường cắn phá sợi nấm linh chi.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Khử trùng môi trường nuôi trồng nấm bằng foocrmol 0,5% hoặc xông hơi diêm sinh.
+ Cơ chất trồng nấm rơm ủ đống đạt nhiệt độ trên 75 độ C.
+ Diệt bằng cách dẫn dụ về một vị trí sau đó đốt.
2.3. Ấu trùng rệp, ruồi
– Đặc điểm: Ấu trùng có kích thước rất nhỏ khoảng vài mm, màu trắng, đầu có màu đen sáng.
– Tác hại: Chúng đục phá túi giá thể nấm, ăn tơ nấm, mang bào tử nấm mốc gây bệnh cho tơ nấm.
– Biện pháp phòng trừ: Khử trùng nhà xưởng bằng vôi bột hoặc hóa chất; dùng hương xua ruồi, muỗi.
3. Bệnh hại quả thể nấm linh chi
3.1. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ
– Nhiệt độ trên 35 – 360C không hình thành quả thể nấm linh chi hoặc nếu
hình thành quả thể có dạng sừng hươu, không phát triển.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp nhà nuôi trồng từ 20 – 300C.
+ Chọn thời vụ thích hợp để trồng nấm linh chi.
3.2. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nồng độ CO2
– Nồng độ CO2 quá cao (> 0,06%) ảnh hưởng đến sự phát triển của quả
thể nấm linh chi: quả thể nấm dạng sừng hươu, cuống nấm kéo dài.
– Biện pháp phòng trừ: bằng cách tăng độ thông thoáng hoặc dùng quạt để
thông khí.
3.3. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm
– Biểu hiện:
+ Độ ẩm không khí xuống thấp (< 60%): quả thể nấm không hình thành
hoặc khi hình thành lên cổ nút sau đó bị chuyển màu vàng sậm rồi chết.
+ Độ ẩm không khí quá cao (>95%): quả thể nấm đang phát triển sẽ
chuyển sang trạng thái mềm nhũn, thối chân và nhầy nhớt.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Nếu thời tiết khô hanh cần tăng cường chế độ tưới nước để tăng cường độ ẩm cho cánh nấm.
+ Nếu thời tiết ẩm ướt độ ẩm không khí tăng cao cần giảm lượng nước tưới, tạo độ thoáng cho nhà trồng.
3.4. Bệnh nhiễm vi sinh vật ở quả thể nấm linh chi.
– Biểu hiện: quả thể bị nhũn khi đang phát triển bình thường hoặc quả thể bị dị dạng hoặc quả thể bị bào tử của nấm mốc bám lên và không có khả năng
phát triển tiếp.
– Biện pháp phòng trừ: các bệnh nhiễm do vi sinh vật rất khó dùng thuốc để trừ mầm bệnh, do vậy chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và kết hợp chăm sóc hợp lý:
+ Chọn nguồn giống tốt, khỏe
+ Làm tốt vệ sinh môi trường: thường xuyên khử trùng nhà xưởng, lán trại và xung quanh khu vực nuôi trồng nấm;
+ Khi phát hiện các túi bị nhiễm cần phải cách ly khỏi nhà trồng ngay.
4. Bệnh do động vật hại quả thể và cách phòng trừ
– Biểu hiện: một số quả thể nấm linh chi bị đục khoét, hoặc quả thể bị thối
– Nguyên nhân: do các động vật: nhện, rệp, mối, kiến, chuột .. hại nấm
– Biện pháp phòng trừ: dùng hương xua ruồi, muỗi nếu dùng thuốc phun chỉ được phun trên trần, tường hoặc không khí; khử trùng vệ sinh nhà xưởng định kỳ bằng vôi bột hoặc xông hơi foocrmol.
Khu trồng nấm linh chi của Sumo Nhật Việt
Sumo Nhật Việt là địa chỉ uy tín cung cấp nhiều loại giống phôi nấm như: phôi nấm mối đen, meo nấm sò, phôi nấm rơm,…và nấm ăn chất lượng như: Nấm bào ngư, nấm mọc nhĩ, nấm hương, nấm hầu thủ,…
Để được tư vấn và cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Tel: (+84) 24 2211 8088
Hotline: (+84) 962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com