Phân trâu bò thuộc nhóm phân nào? Tác dụng của phân trâu bò trong nông nghiệp
Phân trâu bò là những loại phân đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phân trâu bò thuộc nhóm phân nào, tác dụng đối với hoạt động nông nghiệp ra sao, cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại là điều không phải ai cũng nắm và hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây, bà con hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đáng rất được quan tâm này nhé!
1. Phân trâu bò thuộc nhóm phân nào?
Phân trâu, bò là các loại phân chuồng do hai loại vật nuôi này thải ra trong quá trình chăn nuôi. Loại phân này được đánh giá cao khi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp, đồng thời có giá trị kinh tế cao nên còn được các nông hộ mua bán, trao đổi thường xuyên để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Tại một số quốc gia, phân trâu bò sau khi được phơi khô thành bánh có thể dùng làm chất đốt, nó thực sự hữu ích đối với người dân có lối sống du mục trên thảo nguyên và sa mạc do sự thiếu thốn về củi, rơm nhưng lại dư dả về phân trâu khô, bò khô. Thậm chí, một số tôn giáo của Ấn Độ còn cho rằng phân bò còn có khả năng sát khuẩn và chữa bệnh.
Tại Việt Nam, phân trâu bò cũng là nguồn phân bón chất lượng và được sử dụng để thay thế cho các loại phân bón hóa học, giúp các trang trại có thể tiết kiệm đáng kể chi phí cho hoạt động trồng trọt mà vẫn đạt được năng suất, lợi nhuận cao. Một trong những ví dụ điển hình cho việc tận dụng phân bò là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, khi chủ tịch Đoàn Nguyên Đức nuôi khoảng 300.000 con bò thịt và bò sữa để có được sự cân đối trong bài toán chi phí – lợi nhuận khi làm nông nghiệp.
Theo ước tính, đàn bò 300.000 con của ông sẽ mang về cho tập đoàn này từ 900 đến 1.500 tấn phân mỗi ngày. Sau khi bán hết lượng phân này ra thị trường, ông có thể thu về số tiền khủng đủ để chi trả lương cho cả tập đoàn, đồng thời có thể tiết kiệm được đến 600 tỉ đồng tiền mua phân bón cho gần 100.000 ha đất trồng cây nông nghiệp tại 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
2. Tác dụng của phân trâu bò trong lĩnh vực nông nghiệp
Phân trâu có tác dụng gì? Do là các loài động vật ăn cỏ, phân của trâu, bò rất giàu hữu cơ nên có thể tăng độ mùn và giúp cho đất trở nên tơi xốp hơn, việc canh tác và trồng trọt trên những diện tích đất này cũng vì thế mà đạt năng suất cao hơn.
Không chỉ có vậy, phân trâu bò sau khi ủ hoai mục còn có tác dụng giữ độ pH và chất khoáng của đất ở mức ổn định, ít bị thay đổi. Khi sử dụng để bón cho cây trồng, phân sẽ phát huy tác dụng giữ ẩm và giúp cây trồng tránh được hạn hán, đồng thời có thể giảm thiểu sự thất thoát của phân bón do bay hơi hoặc rửa trôi.
Nhằm giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, nhiều bà con đã mạnh dạn thu mua phân trâu, bò để sử dụng trên diện tích đất canh tác của mình, bởi chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên nhất cho cây trồng, giúp hạn chế hiện tượng thối rễ gây chết cây khiến nhiều nông hộ phải điêu đứng.
Nếu muốn cải tạo đất đai, phân trâu bò cũng sẽ là nguyên liệu hoàn hảo cho quá trình này bởi khi được bón vào đất, phân sẽ tăng cường độ mùn để đất trở nên tơi xốp hơn, không bị rời rạc hay nén chặt, đồng thời gia tăng độ phì nhiêu cũng như cải thiện các đặc tính lý, hóa của đất.
3. Cách ủ phân trâu bò bằng nấm Trichoderma
Mặc dù được đánh giá là một trong những loại phân có nhiều lợi ích thiết thực cho đất cũng như cây trồng, thế nhưng nếu sử dụng phân trâu bò tươi mà không qua xử lý để bón thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh cho cây. Đây cũng chính là lý do vì sao bên cạnh việc nắm bắt và hiểu rõ phân trâu bò thuộc nhóm phân nào, bà con cũng cần biết cách cách ủ phân trâu tươi, phân bò tươi bằng nấm Trichoderma tại nhà để chủ động hơn trong quá trình sản xuất, trồng trọt.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để ủ phân trâu tươi bằng nấm Trichoderma, bà con cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:
- Phân trâu hoặc bò: 1.000kg.
- Chất độn từ xác bã thực vật như rơm rạ, xơ dừa, vỏ trấu, lục bình…: 300kg.
- Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma: 1kg.
- Cám gạo: 5kg.
- Nước sạch, bạt che.
Riêng với chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chúng tôi khuyến nghị bà con nên lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu SUMO được Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng sản xuất, Công ty CP SUMO Nhật Việt phân phối. Đây là chế phẩm có chứa hàm lượng lớn vi nấm Trichoderma, một loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Không chỉ có vậy, chúng còn có khả năng thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ và giúp đất trở nên tơi xốp, không mất đi độ phì nhiêu vốn có.
Những công dụng chính của nấm đối kháng Trichoderma có thể kể đến như:
- Tăng cường các vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây trồng.
- Ức chế và cô lập các loại vi sinh vật, nấm bệnh gây hại.
- Phân rã nhanh xác bã động thực vật.
- Tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Giúp đất trở nên tơi xốp hơn.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Làm cho rễ cây phát triển hơn.
- Phòng ngừa các tình trạng như xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết chậm trên cây trồng ăn trái.
- Phòng ngừa các tình trạng chạy dây, thối rễ, lỗ cổ rễ, thối thân… trên rau màu.
- Thay đổi lý tính của đất và giúp cải tạo đất bị thoái hóa.
- Tăng năng suất mùa màng.
Một lưu ý khác trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu là bà con cần lưu ý về tỉ lệ phối trộn giữa chất độn và phân trâu bò, sao cho đảm bảo tiêu chuẩn tối ưu nhất là 1 tấn phân trâu bò : 300kg chất độn.
3.2. Tiến hành ủ phân trâu, bò với nấm đối kháng Trichoderma
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bà con tiến hành cách ủ phân trâu bò với nấm Trichoderma theo các bước sau đây:
- Bước 1: Trộn đều phân trâu bò với rơm kho đã được cắt nhỏ và tưới ẩm trước khi ủ khoảng 12 tiếng.
- Bước 2: Trộn 1kg nấm đối kháng Trichoderma SUMO với 5kg cám gạo.
- Bước 3: Rải một lớp hỗn hợp phân và rơm đã trộn lên mặt đất với độ dày từ 7 – 10cm, sau đó rắc hỗn hợp chế phẩm sinh học từ nấm Trichoderma và cám gạo lên bề mặt. Cứ thế, bà con tiếp tục rải phân sau đó rắc chế phẩm lên trên cho đến khi hết lượng nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Bước 4: Đảo đều đống ủ phân trâu bò rồi dùng bạt phủ đậy bên trên. Sau khi hoàn thành đến bước này, bà con sẽ thu được đống ủ có chiều cao từ 1,5 đến 1,7 mét, đường kính từ 3 đến 4 mét.
- Bước 5: Trong suốt thời gian ủ từ 25 đến 35 ngày, bà con tiến hành đảo đống ủ từ 2 đến 3 lần.
- Bước 6: Nếu nhiệt độ của đống phân trâu ủ trong 2 đến 3 ngày đầu đạt từ 55 – 60 độ C là dấu hiệu cho thấy quá trình ủ đã thành công. Sau khoảng 30 ngày, phân trâu trò hoai mục nhanh và không có mùi hôi thối, sau đó nhiệt độ đống ủ trở lại bình thường là bà con đã có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
4. Một số phương pháp ủ hoai mục phân trâu bò khác
Ngoài phương pháp ủ phân trâu bò với nấm đối kháng Trichoderma, bà con cũng có thể áp dụng 3 cách ủ cơ bản khác bao gồm ủ nóng, ủ nguội hoặc ủ nóng trước nguội sau.
4.1. Ủ nóng
Bà con tiến hành xếp phân trâu bò và chất độn thành từng lớp tại khu vực nền không thấm nước nhưng không được nén, sau đó tưới nước phân lên đống ủ và đảm bảo độ ẩm ở mức từ 60 – 70%. Nếu sử dụng nhiều chất độn, bà con trộn thêm 1% vôi bột và từ 1 – 2% supe lân để giữ đạm rồi trát bùn non bao phủ bên ngoài, mỗi ngày tiến hành tưới nước phân lên đống ủ. Với phương pháp này, bà con chỉ cần khoảng thời gian từ 30 – 40 ngày là ủ xong và có thể đem phân ủ ra sử dụng. Nhược điểm của phương pháp ủ nóng là dễ mất nhiều đạm.
4.2. Ủ nguội
Phân sau khi lấy ra khỏi chuồng cũng được xếp thành từng lớp rồi nén chặt, cứ mỗi lớp phân bà con lại rắc khoảng 2% phân lân, sau đỏ ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ rồi nén chặt. Cứ thế, bà con xếp thành nhiều lớp rồi bên ngoài trát bùn non bao phủ xung quanh, chiều rộng tối ưu của đống ủ là từ 2 – 3 mét và chiều cao là từ 1,5 – 2 mét.
So với phương pháp ủ nóng, ủ nguội cần thời gian lâu hơn và kéo dài khoảng 5 – 6 tháng, bù lại chất lượng của phân sau khi ủ sẽ tốt hơn.
4.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Phân trâu bò sau khi lấy ra khỏi chuồng thì xếp thành lớp nhưng bà con không vội nén chặt ngay, mà cứ để vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong khoảng 5 – 6 ngày, khi kiểm tra nhiệt độ và nhận thấy đống ủ đạt 50 – 60 độ C thì bà con tiến hành nén chặt để chuyển sang trạng thái yếm khí. Tiếp đến, bà con lại xếp thêm một lớp phân trâu bò khác lên và cũng không nén chặt, để trong vòng 5 – 6 cho đến khi đống ủ đạt nhiệt độ 50 – 60 độ C thì nén chặt, cứ thế cho đến khi đạt độ cao cần thiết thì bà con trát bùn bao phủ xung quanh và chờ 5 – 6 tháng là có thể dùng được.
5. Sử dụng phân trâu bò thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Với phân trâu bò đã trải qua quá trình ủ hoai mục, bà con nên phối trộn với các loại giá thể khác như tro trấu, đất sạch… để có thể tăng cường độ ẩm, giúp cho đất trở nên tơi xốp, thoáng khí và nhờ đó mà cây trồng có thể phát triển một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Phân trâu bò cũng được đánh giá là rất thích hợp để bón lót cho cây, tuy nhiên bà con nên sử dụng phân khô để hạn chế tình trạng phân đóng sền sệt khiến rễ cây dễ bị thối. Bên cạnh đó, bà con cũng cần lưu ý không nên bón phân trâu bò trên bề mặt, điều này có thể khiến cho mầm bệnh dễ lây qua cây trồng hơn. Khi bón, bà con chỉ cần cho một lựa vừa đủ xung quanh gốc cây rồi lấp một lớp đất có độ dày khoảng 1 – 8 cm lên, kế đến tưới thêm nước sao cho vừa đủ ẩm là được.
Thêm một lưu ý nữa là bà con không nên bón quá nhiều phân trâu bò cho cây con, bởi lượng cỏ còn sót lại trong phân trâu tươi có thể lấn át và khiến cây bị suy dinh dưỡng.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây bà con đã hiểu rõ hơn về phân trâu bò thuộc nhóm phân nào, phân trâu có tốt không, cũng như cách làm thế nào để ủ và sử dụng nguồn phân chuồng này sao cho hiệu quả nhất. Trong trường hợp bà con cần có nguồn phân trong thời gian ngắn để sử dụng ngay, ủ phân trâu bò với nấm đối kháng Trichoderma sẽ là giải pháp tối ưu nhất, bà con nếu có thắc mắc gì cần hỗ trợ thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!