Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Là loại hóa chất có chứa từ một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Dùng để bón cho cây trồng nhằm tăng năng suất. Hãy cùng Sumo Nhật Việt tìm hiểu rõ qua bài viết này.
Bón phân cho cây
1. Phân bón hóa học bao gồm những loại nào ?
Dựa vào thành phần số lượng các nguyên tố dinh dưỡng để bón cho cây, người ta chia làm:
– Phân bón đơn
– Phân bón kép
1.1 Phân bón đơn
Phân bón đơn là tên gọi chung của các loại phân bón chứa một nguyên tố dinh dưỡng bao gồm:
A – Phân đạm
– Là loại phân bón giúp cung cấp nito hóa cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+). Cây sử dụng nito để làm nguyên liệu để hình thành các thành phần axit amin, protein, …
– Phân đạm giúp kích thích quá trình tăng trưởng của cây, làm tăng protein của thực vật, làm cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả nhiều dinh dưỡng.
Bón phân đạm cho lúa
Người ta phân loại phân đạm thành các loại dựa vào thành phần hóa học có trong nó:
* Phâm đạm amoni
– Có nhiều loại phân amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, …
– Dạng tinh thể rắn màu trắng, có hàm lượng đạm chiếm từ 25-35%.
– Cách dùng: dùng để bón thúc và chia nhiều lần.
Lưu ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua, phèn vì có chứa nhiều amoni (axit) làm tăng độ chua của đất.
* Phân amoni nitrat
– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…
– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…
– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy nước, vón cục. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.
– Là phân bón chua sinh lý nên có nguy cơ làm chua đất.
* Ure
Có công thức là [CO(NH2)2], chứa 45-47% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH4 + (Amôn) và dạng NO3- (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng.
Dễ bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát đạm.
Bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tồn dư Nitrat (NO3-) trong nông sản có hại với sức khỏe con người.
B – Phân lân
- Là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion photphat.
- Dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
- Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
Phân super lân
- Phân super lân (Ca(H2PO4)2) dạng bột có xám xanh, hàm lượng lân (P2O5) chiếm 17-20%, dễ hòa tan thành dạng H2PO4- nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh, thích hợp bón cho nhiều loại cây.
- Trên đất chua, phèn nên hạn chế bón super lân, có thể làm đất chua thêm do có sản phẩm phụ là CaSO4 .
Phân lân nung chảy
– Phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie, dạng bột óng ánh, có màu xám đen, có từ 15-18% hàm lượng P2O5. Thích hợp bón cho các chân đất phèn, chua, đất trũng, bạc màu.
– Không nên bón cho các chân đất kiềm, đất phù sa trung tính.
C – Phân kali
- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của nó.
- Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.
- Khi bón phân Kali nên kết hợp với các loại phân khác. Kali có thể dùng cho bón thúc, phun lên lá vào các thời gian cây ra hoa, làm củ, tạo sợi.
- Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…
Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.
1.2 Phân bón kép
Phân bón kép là các loại phân chữa hỗn hợp nhiều chất dinh dưỡng.
A – Phân hỗn hợp
Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.
B – Phân phức hợp
Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.
C – Phân vi lượng
Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, sắt, đồng, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặc hữu cơ. Tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.
Phân vi lượng giúp tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất. Tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây. Tuy nhiên, cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ phân vi lượng, nếu quá liều cây sẽ chết.
2. Vì sao bón phân hóa học lại làm đất bị chua, thoái hóa?
Hiện nay, sử dụng phân bón hóa học rộng rãi, đã có phần nâng cao năng xuất cây trồng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng phân bón bón dư thừa, không cân đối bón không đúng cách, bón trong thời gian dài và lạm dụng phân bón vô cơ. Đã khiến phân bón vô cơ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (đất đai suy kiệt, ô nhiễm môi tường), con người và sinh vật có ích.
2.1 Đất đai
Bón nhiều và bón trong thời gian dài phân bón vô cơ khiến:
Suy kiệt vi lượng trong đất. Do có rất nhiều loại phân bón vô cơ (đặc biệt các loại phân đơn) không cung cấp. Không thay thế được chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất gây cạn kiệt dần các chất vi lượng trong đất.
Sản phẩm phụ của phân bón. Các phản ứng hóa học của các thành phần trong phân làm tạo ra các ion H+. Giảm độ pH, đất đai chai cứng, bạc màu, đất bị chua hóa. Tích tụ một số kim loại nặng trong đất. Tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi trong đất, làm mất cân bằng sinh học.
Đất trồng bị thoái hóa
2.2 Nước
– Bón nhiều phân đạm kèm với sự hòa tan nhanh trong nước. Dẫn tới việc dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối. Nhấn xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nước có hàm lượng nitrat cao. Gây độc hại cho những sinh vật thủy sinh.
2.3 Không khí
– Việc sử dụng phân bón vô cơ nhiều và dư thừa. Đặc biệt là các phân bón chưa đạm (N). Do quá trình chuyển hóa làm bay hơi một số khí như amoniac gây ô nhiễm không khí.
2.4 Con người
– Tồn dư đạm trong nông sản, trong đất, trong nước đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. NO2- và NO3-là nguyên nhân gây ung thư, chứng máu methaemoglobin,…
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.