Phân giun quế có tác dụng gì? Có bao nhiêu loại và cách ủ phân giun quế chi tiết
Phân giun quế nằm trong danh sách các loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên có lợi cho cây trồng rất lớn. Tuy nhiên, không phải bà con nào cũng hiểu được phân giun quế có tác dụng gì, phân loại của nó ra sao và cách ủ phân giun quế như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vậy bằng kinh nghiệm của mình SUMO xin tổng hợp và chia sẻ với bạn đầy đủ thông tin trong bài viết sau đây.
1. Phân giun quế là gì? Thành phần có trong phân giun quế
1.1. Phân giun quế là gì?
Phân giun quế hay còn gọi là phân trùn quế, phân trùn đỏ. Đây là loại phân của con trùn quế, trùn ăn phân bò sữa và thông qua quá trình phân giải vi sinh vật trong ruột giun để chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng là phân giun quế.
Hiện nay, phân giun quế được xếp vào loại phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, có công dụng tuyệt vời trong việc kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Vì được tạo thành từ phân trùn nguyên chất nên phân giun quế cao cấp, là loại phân hữu cơ 100%.
1.2. Thành phần dinh dưỡng trong phân giun quế
– Phân giun quế có chứa đa dạng các loại khoáng chất như: Đạm 1.57%, lân hữu hiệu 1.24%, Kali hữu hiệu 0.67%, canxi 2.14%, magie 0.52%,… giúp thúc đẩy sự phát triển của cây trồng rất lớn.
– Hệ vi sinh vật có trong phân giun quế nguyên chất khá dồi dào, phong phú như: VSV cố định đạm có hàm lượng 4,2×107 CFU/g, VSV phân giải lân có hàm lượng 2,6×106 CFU/g hay VSV phân giải cellulose có hàm lượng 2,0×107 CFU/g.
– Thông thường phân hữu cơ có quy định chất hữu cơ phải đạt 20%, song với phân giun quế hàm lượng hữu cơ của nó thậm chí lên đến 48.4%.
– Trong phân giun quế có chứa lượng lớn Axit Humic 7,01% và Axit Fulvic 5,63%. Đây là hai thành phần chính cấu tạo nên hợp chất mùn, qua đó giúp lưu giữ các chất dinh dưỡng, thúc đẩy hiệu quả trồng trọt.
– Những thành phần gây hại như kim loại nặng, mầm bệnh E.coli, vi khuẩn gây hại, trứng côn trùng,… đều không tìm thấy trong phân giun quế.
2. Phân giun quế có tác dụng gì?
Rất nhiều người thắc mắc phân giun quế có tác dụng gì bởi không giống với loại phân chuồng truyền thống, loại phân này dồi dào chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng dễ tiêu, giúp cây trồng nhanh chóng hấp thụ được dưỡng chất. Bạn có thể sử dụng nó để bón trực tiếp cho cây trồng mà không cần phải trải qua quá trình ủ hoai. Bên cạnh đó, phân giun quế còn thúc đẩy cây trồng tăng trưởng, gia tăng khả năng giữ nước và ngăn ngừa bệnh về rễ cây,… Một số công dụng khác của phân giun quế như sau:
2.1. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
Phân giun quế chứa nhiều khoáng chất giúp như đạm, lân, kali, canxi, magie,… giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh đó, mangan, đồng, kem, coban, borat, sắt,… có trong loại phân này cũng thúc đẩy cây trồng hấp thụ nhanh chóng mà không phải phân hủy như một số loại phân thông thường, tránh gây nóng cháy hay bất kỳ mối nguy hiểm nào cho cây trồng.
2.2. Tăng khả năng miễn dịch cho cây trồng
Sử dụng phân giun quế cho lan hay bất kỳ loại cây trồng nào cũng đều giúp ức chế, loại trừ các độc tố, nấm hại, vi khuẩn trong đất. Nhờ vậy mà cây trồng có thể ngăn chặn được các vấn đề sâu bệnh, nấm mốc, thúc đẩy cây phát triển tốt ngay cả trong mùa dịch bệnh, điều kiện thời tiết bất thường.
2.3. Phân giun quế kích thích nảy mầm
Nguồn dinh dưỡng như mùn hữu cơ, acid fulvic, humic, hoóc môn IAA và nhiều nguyên tố đa, trung, vi lượng khác trong phân giun quế sẽ kích thích hạt giống nảy mầm hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp kích thích bộ rễ, chồi non phát triển vượt trội.
2.4. Bổ sung vi sinh vật có lợi cải tạo đất
Thành phần của phân giun quế có chứa nhiều vi sinh vật với hoạt tính cao. Đặc biệt là vi khuẩn cố định đạm tự do Azotobacter, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose và chất xúc tác sinh học,… có trong loại phân này khi bón vào trong đất sẽ thúc đẩy vi sinh vật có lợi tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn, cải tạo đất hiệu quả.
2.5. Cung cấp mùn hữu cơ, tăng đề kháng, giảm độc tố
Các thành phần chất dinh dưỡng trong phân giun quế có thể hòa tan trong nước, nó chứa hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt. Công dụng của chất mùn này là loại trừ được độc tố, nấm hại và vi khuẩn có lợi cho đất, vậy nên sử dụng nó giúp ngăn ngừa bệnh nấm, vi khuẩn gây ra.
Chưa hết, bón phân giun quế làm giảm hàm lượng dạng acid cacbon trong đất, gia tăng nồng độ nitơ để cây trồng có thể hấp thụ được. Đồng thời, phân giun quế sẽ cố định được các loại kim loại nặng trong chất thải, đất đồng, ngăn ngừa cây trồng hấp thu được nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng.
2.6. pH ổn định giúp cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng
Theo ghi nhận của chúng tôi, phân giun quế có độ pH = 7 nên nó đóng vai trò như là một rào cản, giúp cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất có độ pH vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp.
2.7. Kích thích sinh trưởng
Acid Humic có trong phân giun quế kích thích cây trồng phát triển mạnh ngay cả khi có nồng độ thấp. Trạng thái của Acid Humic của loại phân này giúp cây hấp thụ dễ dàng, kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất. Chưa hết, loại phân này giúp giảm hàm lượng Acid Cacbon và gia tăng nồng độ Nitơ trong đất, nhờ vậy mà cây được hấp thụ dễ dàng hơn.
2.8. Giữ ẩm, chống xói mòn
Vì có dạng hình khối nên cụm khoáng chất trong phân giun quế giúp giữ được nước trong đất, ngăn ngừa tình trạng xói mòn, duy trì độ tơi xốp của đất hiệu quả.
3. Các loại phân giun quế
3.1. Phân giun quế dạng viên nén
Phân giun quế dạng viên nén được trải qua quá trình sàng lọc và giảm ẩm, màu nâu xám với độ ẩm từ 5 đến 10%. Nó không có mùi, thân thiện với môi trường và con người. Sử dụng loại phân này không gây nóng và chết cây như các loại phân vô cơ thường thấy.
Nhận biết phân giun quế dạng viên nén rất dễ, nó có hình trụ tròn và tan chậm. Nguyên liệu tạo nên loại phân này là 100% phân giun quế nguyên chất, không chứa tạp chất và thích hợp sử dụng để bón cho cây cảnh, hoa lan,… Thành phần dinh dưỡng của nó giúp cây phát triển tốt, không gây vàng lá, nhũn thân. Đồng thời, Acid Humic, Acid Fulvic, IAA,… trong phân cũng kích thích cây nảy chồi, tạo rễ và ra hoa.
Cách sử dụng phân giun quế nguyên chất dạng viên nén cho các loại cây trồng như sau:
– Phân giun quế bón lan: Từ 100 đến 300g/chậu (gốc) hay cho vào túi lưới treo trên giò lan.
– Phân giun quế bón cây cảnh, cây bonsai: Từ 100 đến 500g/chậu (gốc).
3.2. Phân giun quế dạng bột
Phân giun quế dạng bột có độ ẩm từ 40 đến 60% và nó có công dụng cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng, giúp cây tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Chưa hết, nó còn thúc đẩy cây trồng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút và nấm gây hại.
Cách sử dụng phân giun quế dạng bột như sau:
– Đối với cây kiểng: Trộn phân giun quế với đất, xơ dừa, tro trấu,… theo tỷ lệ 3:5 để trồng cây.
– Đối với rau, củ quả: Nếu là rau xanh thì trộn phân giun quế với đất, xơ dừa, tro trấu,… theo tỷ lệ 1:1 và sử dụng mà không cần thêm bất kỳ loại phân nào. Còn nếu là rau mầm thì 1kg phân giun quế cho khay nhựa kích thước 30cm x 45cm và 30g hạt giống, sau 5 ngày là sẽ có rau mầm.
3.3. Dịch giun quế
Dịch giun quế hay còn gọi là phân giun quế dạng nước, loại phân này được tạo nên nhờ quá trình thủy phân sinh khối trùn quế bằng vi sinh, enzyme,… Thành phần của chúng có chứa nhiều dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Cộng thêm các loại amino acid trong dịch giun quế giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, chống chịu bệnh hại hiệu quả.
4. Cách ủ phân giun chi tiết
4.1. Cách ủ dịch giun quế
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– 1 thùng, xô nhựa khoảng 5 đến 7 lít.
– Chế phẩm sinh học EM
– 0.5kg trùn tinh
– Mật rỉ đường
– Các nguyên liệu khác như chuối chín, đậu nành, vỏ dừa, đu đủ, cho tất cả vào máy xay nhuyễn để gia tăng chất dinh dưỡng của dịch giun quế.
– 0.5 lít nước sạch, nếu dùng nước máy phải để ngoài nắng cho bốc hết khí clo.
Lưu ý: Với chế phẩm sinh học EM và mật rỉ đường bà con có thể mua tại do SUMO Nhật Việt. Đây là đơn vị có uy tín lâu năm trong nghề, cung cấp các loại chế phẩm trồng trọt, chăn nuôi với phạm vi trên toàn quốc. Đến với SUMO Nhật Việt khách hàng không chỉ được tư vấn lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu mà còn được hướng dẫn sử dụng sản phẩm đúng cách.
Bước 2: Quy trình thực hiện
Cho trùn tinh, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học EM và tất cả các nguyên liệu đã được xảy ở bước trên vào xô. Nước đem đun ấm một chút khoảng từ 40 đến 43 độ C thì cho vào thùng khuấy đều từ 5 đến 8 phút cho nguyên liệu tan toàn toàn rồi đậy nắp lại.
Phần miệng thùng nên đục lỗ nhỏ để không khí lọt vào trong mà không cho ruồi muỗi bay vào. Sau đó dán băng dính để cố định nắp thùng tránh bị bung. Cứ cách 5 ngày lại mở ra và khuấy nguyên liệu ở bên trong thùng từ 3 đến 5 phút rồi đậy lại, dán băng dính cẩn thận.
Bước 3: Thu hoạch
Sau 3 tuần mở nắp ra rồi cho mật rỉ đường vào cùng nước ấm và vi sinh. Khuấy đều các nguyên liệu rồi đậy nắp và chờ 15 ngày sau có thể lấy ra sử dụng được. Thành phẩm cuối cùng thu lại sau 35 đến 36 ngày chính là dịch giun quế, nó đảm bảo chất lượng tốt nhất để phục vụ cho việc trồng rau, tưới cây.
4.2. Cách làm phân giun quế tươi
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Thùng xốp, xô nhựa,… có nắp đậy.
– Khu vực có đất ẩm ở mức vừa phải.
– Một số chất hữu cơ làm thức ăn cho giun quế như: Cơm thừa, nước vo gạo, vỏ đậu, bã đậu nành, các loại rau bỏ đi, vỏ trái cây, phân bò, phân heo,…
– Sinh khối giun quế.
– Bạt ni lông.
Bước 2: Quy trình thực hiện
– Đặt thùng xốp hay xô nhựa lên khu vực đất thoáng mát, đảm bảo thùng hay xô đựng có nắp đậy không cho con vật hay nắng mưa xâm nhập vào bên trong hủy hoại nguyên liệu.
– Cho rau rác hữu cơ như nước vo gạo, bã đậu, cơm thừa, các thân rau như rau muống, rau mồng tơi, chuối, dưa hấu,… cho vào thùng đựng.
– Lấy sinh khối giun quế mua từ trại nuôi giun quế để lên trên. Cho tiếp lớp đất ẩm vào rồi mới cho thêm 1 lớp rác hữu cơ. Nếu bạn có phân giun quế nhiều thì thêm một lớp để gia tăng hiệu quả.
– Thêm thức ăn cho giun quế bằng các loại rác hữu cơ như xác đậu, vỏ trái cây, gốc rau thái nhỏ. Thi thoảng bạn cũng có thể ngâm bìa carton vào nước cho mềm, xé nhỏ rồi đổ vào trong thùng nuôi giun quế để gia tăng carbon cho giun quế.
– Lấy nắp đậy che mát rồi cho chậu vào để tạo môi trường sinh sống thuận tiện cho giun quế. Đợi 3 đến 4 ngày hãy tưới nước vo gạo vào một góc chậu cho ngấm dần xuống dưới tạo độ ẩm giúp giun quế phát triển. Trong trường hợp có phân bò tươi thì hãy hòa với nước rồi đổ vào cho trùn ăn. Tránh bỏ phân tươi trực tiếp vào vì sẽ gây mùi và ảnh hưởng đến nguyên liệu ủ trong thùng.
Bước 3: Thu hoạch
Sau 30 ngày ủ thấy phân giun quế có màu nâu, tơi xốp, không mùi và nhiều giun con thì có thể mang đi bón cho cây.
5. Cách sử dụng phân giun quế hiệu quả
5.1. Theo mục đích sử dụng
– Kích thích nảy mầm
Bà con nông dân có thể sử dụng phân giun quế trồng rau, kích thích cây nảy mầm bằng cách trộn 20 đến 30% phân giun quế với đất trồng. Đây là giải pháp giúp gia tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh, tỉ lệ sống cao mà không phải dùng thêm bất kỳ loại phân nào.
– Như là chất điều hòa
Hòa tan phân giun quế với nước và tưới thường xuyên cho vùng đất khô cằn sau khi đã được cuốc lên. Liều lượng thích hợp là 3000 đến 3500kg/ha, lúc đó đất ở khu vực này sẽ được cải tạo hiệu quả.
– Như là phân bón
Phân giun quế tươi bón trực tiếp quanh gốc cây chẳng những không gây hại cho cây mà còn có thể giúp cây xanh, rau, quả các loại đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng thượng hạng.
– Như phân bón lỏng
Có thể trộn phân giun quế với nước theo tỷ lệ 1/5 và sử dụng hỗn hợp chất lỏng này như là một loại phân bón có khả năng kiểm soát được nhiều sâu bệnh. Bà con có thể phun trực chúng lên thân, lá để đem lại hiệu quả tối đa.
– Như là nhà cải tạo đất
1kg phân giun quế có chứa hàng ngàn kén trùn, vậy nên khi bón vào trong đất và gặp điều kiện thuận lợi kén trùn sẽ nở ra, sinh sống trên ngay mảnh đất mà chúng ta canh tác. Nhờ đó mà đất được cải tạo, luôn luôn tơi xốp, màu mỡ.
5.2. Theo nhóm cây trồng
Người ta cũng xử lý phân giun quế để trở thành một sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu ươm cây trồng trong vườn ươm, nó tăng khả năng nảy mầm, giúp cây con khỏe mạnh. Ngoài ra, phân giun quế cũng được xem như là loại phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất hiệu quả.
– Đối với cây cảnh sẽ tùy theo từng loại cây mà liều lượng sử dụng phân giun quế sẽ có sự khác nhau.
– Đối với rau, củ thì dùng 250 đến 300 kg/1000m2 phân giun quế để bón lót.
– Đối với cây ăn quả thì dùng 0.5 đến 1kg/cây phân giun quế bón 1 đến 2 lần trong năm tùy theo độ tuổi của cây.
– Đối với cây tiêu bón từ 1 đến 2kg/nọc tiêu, định kỳ mỗi năm bón từ 1 đến 2 lần.
6. Phân giun quế bón cho cây gì tốt nhất?
Phân giun quế bón cho cây gì tốt nhất cũng là điều mà nhiều bà con thắc mắc, bởi thực tế tùy vào mỗi loại cây khác nhau mà loại phân này đem đến hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số loại cây bà con nên sử dụng phân giun quế:
6.1. Cây măng tây
Đặc thù của cây măng tây là lấy ngọn, đọt, trong khi đó phân giun quế lại rất phù hợp cho việc ươm mầm, kích thích nảy mầm. Do vậy, những trang trại, vườn trồng măng tây ưa chuộng sử dụng phân giun quế như là loại phân hữu cơ để giúp cây măng tây khỏe mạnh, phát triển nhanh và vị ngon hơn.
6.2. Hoa, cây cảnh, cây bonsai
Trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng ít nhất 30% phân giun quế trộn với đất trồng hoa, cây cảnh, cây bonsai giúp chất lượng hoa và cây cảnh tốt hơn. Đặc biệt, màu sắc hoa, độ dày cánh, số lượng hoa trên cành nhiều hơn khi không sử dụng.
6.3. Rau ăn lá, rau ăn củ quả
Phân giun quế giúp tăng sản lượng lên đến 25%, giúp rau củ quả ngon và ngọt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cây tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh hiệu quả.
Nắm rõ phân giun quế có tác dụng gì và cách ủ phân giun quế chi tiết sẽ giúp bạn con tận dụng tối đa loại phân này trong hoạt động trồng trọt của mình. Còn nếu bạn đang có nhu cầu mua các nguyên liệu ủ phân giun quế thì hãy liên hệ với SUMO Nhật Việt theo địa chỉ sau:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Điện thoại: 024 2211 8088 – 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com