Phân bón hữu cơ là gì?
Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Làm đất tơi xốp, cải tạo đất hiệu quả.Trả lại cho đất lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển bền vững. Vậy phân bón hữu cơ là gì? Bài viết này Sumo Nhật Việt sẽ giới thiệu cụ thể cho bà con.
1. Định nghĩa phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ.
Bón phân hữu cơ trong phát triển trồng trọt
2. Phân loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ được phân thành hai loại chính như sau:
2.1 Phân hữu cơ truyền thống:
Là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng. Các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác. Được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
2.2 Phân hữu cơ công nghiệp:
Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng.
+ Phân hữu cơ sinh học:
Là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một chất sinh học ( axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin…)
+ Phân hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.
+ Phân hữu cơ vi sinh: là phân bón trong thành phần chất chính bao gồm chất hữu cơ và ít nhất 01 loại vi sinh vật có ích.
3. Công dụng của phân hữu cơ
Nếu đã biết phân bón hữu cơ là gì. Bà con không thể nào bỏ qua được công dụng của phân bón hữu cơ.
3.1 Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây:
+ Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali. Các nguyên tố trung, vi, đa lượng, kích thích tăng trưởng, vitamin…
+ Ngoài ra, trong phân hữu cơ các chất dinh dưỡng có thể được phân giải từ từ trong thời gian dài phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây.
3.2 Cải thiện kết cấu đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.
+ Phân hữu cơ làm gia tăng chất mùn cho đất, giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng kết dính, gây úng.
+ Giúp giữ lại các chất dinh dưỡng, tạo độ ẩm, cân bằng pH cho đất.
3.3 Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất:
+ Trong phân hữu cơ có chứa các loại vi sinh vật có ích: Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo. Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Phân giải các chất hữu cơ có trong đất.
3.4 Cải tạo đất trồng:
+ Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng. Đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất. Cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
3.5 Thúc đẩy khả năng kháng bệnh lâu dài:
+ Trong quá trình ủ, các vật liệu hữu cơ được đi kèm một số lượng lớn vi sinh vật sinh sôi nảy nở nhanh chóng và một loạt các quá trình phản ứng sinh hóa phức tạp. Các vi sinh vật tạo ra lượng lớn các chất chuyển hóa: enzyme, chất kháng sinh.
Trong quá trình sinh sôi, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của cây trồng. Cạnh tranh với các loại gây hại, ức chế đáng kể sự lây lan của vi khuẩn trong đất. Cải thiện khả năng kháng bệnh của cây.
3.6 Không gây ô nhiễm môi trường:
+ Không giống như những loại phân bón vô cơ. Chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy. Lượng dư thừa có thể kết hợp với các thành phần khác trong đất gây chua đất, thoái hóa đất, phá hủy hệ sinh vật đất. Phân hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất. Giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh. Lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
3.7 Tăng chất lượng nông sản:
+ Trong phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây làm cây phát triển tốt, ít sâu bệnh. Ngoài ra, phân hữu cơ an toàn cho môi trường đất và đối với cả các loại nông sản. Không chứa chất độc hại, an toàn với người sử dụng.
Cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng năng xuất
4. Nguồn nguyên liệu ủ phân bón hữu cơ là gì
Trong quá trình ủ phân hữu cơ, chọn nguồn nguyên liệu phù hợp. Thành phần chứa trong phân hữu cơ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả tạo sản phẩm. Nếu phần trăm nito trong nguyên liệu ủ phân quá cao sẽ gây ra dư thừa nito. Phân giải tạo ra NH3 mùi khai, làm mất đi lượng đạm chuyển hóa cho cây sử dụng.
Ngược lại, nếu phần trăm nito trong nguyên liệu thấp, sẽ làm cho các loại vi sinh vật chuyển hóa đạm thiếu nguồn thức ăn. Làm sự phân hủy sảy ra chậm, phân bón thiếu chất dinh dưỡng. Vì thế, cần phối trộn nguyên liệu trong đống ủ đảm bảo tỷ lệ C/N dao động trong khoảng 25-30 là tối ưu cho quá trình ủ phân.
Nguyên liệu xơ dừa
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.