Nấm rơm là một trong những loài nấm được nuôi trồng phổ biến ở nước ta và được chế biến trong nhiều món ăn của gia đình Việt. Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc và quá trình hình thành của nấm rơm. Hãy để Sumo Nhật Việt giới thiệu cho bạn trong bài viết dưới đây.
Nấm rơm
1.Nguồn gốc của nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa họ là Volvariella volvacea. Có nguồn gốc từ các vùng mưa nhiều, có nhiệt độ cao ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Người châu Á biết ăn nấm rơm từ cách đây rất lâu. Ngày nay, việc nuôi trồng nấm rơm đã phổ biến ở nhiều nước như Việt Nam, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản và đặc biệt là ở Trung Quốc.
2.Cấu tạo hình thái nấm rơm
Hình thái cấu tạo của nấm rơm gồm ba thành phần chính:
2.1 Bao gốc (Volca)
Bao gốc dài và cao lúc nhỏ bao lấy mũ nấm. Khi mũ nấm trưởng thành gây nứt bao, bao gốc chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào loài và ánh sang. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
Bao gốc nấm rơm có tác dụng:
-Chống tia tử ngoại của mặt trời
-Ngăn cản sự phá hoại của côn trùng
-Giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong.
Do đóng vai trò bảo vệ nên thành phần dinh dưỡng của bao gốc rất ít
2.2 Cuống nấm ( Stipe)
Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn, đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Khi già xơ cứng lại và khó bẻ gãy
Vai trò của cuống nấm:
-Cuống nấm phát triển cùng quả nấm, đưa mũ nấm lên cao để phát tán bào tử đi xa.
-Vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm.
2.3.Mũ nấm( Pileus)
Mũ nấm hình nón cũng có chứa melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ có nhiều phiến nấm xếp theo dạng tia kiểu vòng tròn đồng tâm. Mỗi phiến nấm có thể sinh ra khoảng 2.500.000 bào tử. Mũ nấm cấu tạo bởi hệ sợi tơ đan chéo vào nhau rất giàu dinh dưỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản.
3.Quá trình hình thành quả thể nấm rơm
Quá trình từ hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn
-Giai đoạn sợi nấm kết thành đầu đinh ghim
-Giai đoạn hình nút nhỏ
-Giai đoạn hình nút
-Giai đoạn hình trứng
-Giai đoạn hình chuông, hình trứng kéo dài
-Giai đoạn trưởng thành
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng. Từ lúc trồng đến khi hoạch chỉ sau 12-14 ngày. Những ngày đầu sau khi cấy giống 7-8 ngày sợi nấm hình thành hạt nhỏ như hạt tấm có màu trắng ( giai đoạn đinh ghim) 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng ( giai đoạn hình trứng) lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc ô dù có cấu tạo các thành phần hoàn chỉnh.
Chu trình sống của nấm rơm
Điều kiện phát triển của nấm rơm:
-Nhiệt đô không khí thích hợp từ 30-32° C
-Độ ẩm nguyên liệu cơ chất 70-75%
-Độ ẩm không khi 80%
-pH cơ chất 7-7.5
Nấm rơm ưa thoáng khí và nhiệt độ không chênh lệch quá 10° C giữ ngày và đêm.
Thời vụ nuôi trồng nấm rơm ở miền Bắc từ 15/4-15/9 hàng năm. Các tỉnh miền Nam trồng quanh năm.
Quả thể nấm rơm trên mô nấm
Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã hiểu thêm được về nguồn gốc và quá trình phát triển của nấm rơm. Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
–