Nông dân Việt Nam thì đang gặp khó khăn. Trong khi đó, nghề nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp, rất có tiềm năng phát triển để nhằm giải quyết bài toán nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con. Thực trạng là nhiều người trồng nấm lại bỏ cuộc, giải pháp là gì? Sumo Nhật Việt thấy có vai trò của mình trong đó.
1. Thị trường tiêu thụ nấm ngày càng tăng cả trong nước và xuất khẩu
Nấm giàu dinh dưỡng chế biến được nhiều món ăn. Hiện nay có những loại nấm có tính dược liệu rất tốt cho sức khỏe như Nấm mối, Đông trùng hạ thảo, Linh chi… Nấm được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Các nước tiêu thụ nấm lớn là Đức 300 triệu USD/năm, Mỹ 200 triệu USD/năm và Pháp 140 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là quốc gia có lượng tiêu thụ nấm rất lớn.
Kim ngạch xuất khẩu nấm nước ta đạt từ 25 đến 30 triệu USD. Trong đó xuất khẩu nhiều nhất là nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm hơn 64.000 tấn. Tuy nhiên, còn có rất nhiều các loại nấm khác mà Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu như nấm Kim Châm, Đùi Gà, Linh Chi, Nấm Hương….
2. Điều kiện ở Việt Nam rất thuận lợi, không cớ gì chúng ta lại bỏ qua ngành nấm để phát triển kinh tế
Dự báo, nhu cầu sử dụng nấm trong nước và xuất khẩu sắp tới còn lớn. Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành cường quốc từ ngành nấm.
Nấm có vị thơm ngon đặc biệt, sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu là dạng tươi, sấy khô, ruốc nấm hương. Nắm bắt được sự phát triển của thị trường nấm hương. Nhiều hộ gia đình nông dân Cao Bằng đã thực hiện mô hình trồng nấm hương để cải thiện kinh tế. Điển hình phải kể đến mô hình của gia đình anh Nam ở Lương Hạ.
==>> Click xem ngay: Thay đổi vận mệnh cùng mô hình trồng nấm hương hiệu quả
Tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu trồng nấm rất dồi dào, với sản lượng 40 triệu tấn/năm bao gồm rơm, mùn cưa, gỗ, bông phế loại, bã mía …. Chúng ta không cần phải tốn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu, không tốn tiền, công sức xử lý cũng như sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ví dụ như, thay vì việc đốt bỏ rơm rạ thừa tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguồn nguyên liệu này có thể dùng sản xuất nấm sạch, tạo thu nhập cho nông dân.
Ngoài việc tận dụng được nguyên phụ liệu, chúng ta còn tận dụng được nhân lực nhàn rỗi. Từ đó tạo được sản phẩm sạch phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu (nấm tươi, nấm chế biến, phân bón sinh học từ bã nấm), nâng cao giá trị nông nghiệp (500 triệu đồng/ha/ năm).
Phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam hiện nay là nông dân. Người trồng nấm, có thể sản xuất với vốn đầu tư thấp, không cần nhiều diện tích, vốn quay vòng nhanh. Với mức đầu tư ban đầu có thể từ vài chục triệu đồng và từ 100m2 diện tích để bắt tay và nghề trồng nấm.
Khí hậu và thời tiết ở nước ta cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc trồng nấm. Tại Việt Nam, có những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo có thể trồng các giống nấm ưa lạnh. Những địa phương phía Nam phát triển thuận lợi những giống nấm ưa ấm. Bên cạnh đó, nhiều khu vực khác có mùa nóng và mùa lạnh thích hợp trồng nấm theo mùa.
Các giống nấm rất đa dạng (khoảng 16 loại), trong đó có thể kể đến như: Nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm sò, linh chi… Sản lượng nấm hàng năm cả nước đạt 250.000 tấn và có thể tăng lên nhiều lần ở những năm tiếp theo. Ở Sumo Nhật Việt cũng có trên 10 loại giống nấm, bao gồm nấm ăn và nấm dược liệu.
3. Những rào cản nào khiến thời gian qua ngành nấm chậm phát triển
Rất nhiều người dân ở các đại phương trên cả nước đã thành công và có thể nói là đổi đời nhờ nghề trồng Nấm.
Chị Nguyễn Thị Hảo ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức, Quảng Ngãi) sinh năm 1993. Năm nay chỉ mới 26 tuổi mà chị đã có thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ 1 tháng với mô hình trồng nấm rơm trong nhà.
Chị Lương Thị Kim Ngọc ở thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, (Bắc Ninh) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, việc phát triển trồng nấm đã giúp gia đình chị Lương Thị Kim Ngọc thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/năm. “Nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm nấm sạch hiện còn rất lớn, thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng quy mô nhà xưởng và tăng diện tích nuôi trồng nấm”, chị Ngọc chia sẻ thêm.
Đăng tải trên VOV Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Nhi, Giám đốc HTX nấm Nhơn Phước, ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, nghề trồng nấm chi phí thấp, đỡ vất vả hơn so với các nghề khác. “Vào các ngày lễ, ngày rằm, giá nấm tăng lên từ 70.000 – 100.000 đồng/kg, còn nấm linh chi giá bán từ 1,2 triệu đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/năm”, ông Nhi cho hay.
Ông Đỗ Đình Hòa – nhà sáng chế, nông dân làm kinh tế giỏi ở Bình Định cũng chuyển đổi từ các mô hình cây nông nghiệp sang nghề trồng nấm. Đến nay, ông đã có 20 trại nấm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 12 lao động. Thu nhập đều đặn mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng, mỗi năm dao động 500 -600 triệu.
4. Tuy nhiên, chỉ một số ít những người thành công và làm giàu được nhờ ngành trồng nấm. Còn có rất nhiều người khác đã bỏ cuộc là vì sao?
Sumo Nhật Việt đã đi tìm hiểu và đến tận nơi rất rất nhiều những trại nấm trên cả nước, gặp gỡ trao đổi với các chủ trang trại, hợp tác xã. Thực tế chúng tôi ghi nhận được là có rất nhiều vấn đề trong câu chuyện này.
Chúng tôi đã tổng kết lại một số những vấn đề những người trồng nấm không thành công gặp phải như sau:
Một số chủ trại nấm do không có nguồn giống tốt, kĩ thuật không đảm bảo nên thất bại. Nếu không có nguồn giống tốt cũng như quy trình kĩ thuật đúng chuẩn thì bà con không tạo ra được sản phẩm, hoặc sản phẩm chất lượng kém không đáp ứng thị trường. Sau đó thì không còn vốn để tiếp tục sản xuất, mà vốn nông dân thì só lượng vốn có hạn.
Người dân nuôi trồng kiểu tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng chưa đảm bảo để cung ứng cho thị trường một cách ổn định. Việc bảo quản, vận chuyển, thu mua cũng chưa được hiệu quả.
Một số khác đã học hỏi kinh nghiệm, mua được giống tốt nhưng vẫn không thành công bởi không có đầu ra, nấm sản xuất ra không bán được. Có phải do thị trường đã thừa, nhưng không phải, ở các trại nấm lớn họ vẫn liên tục mở rộng sản xuất mà không đủ cung cho thị trường. Qua khảo sát ở một số siêu thị và chợ, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều loại nấm chúng ta còn phải nhập khẩu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn như nấm kim châm, đùi gà…Như vậy, vấn đề không phải là do thị trường không có nhu cầu.
Chưa có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm, khi trồng bà con không nắm được thông tin thị trường. Việc chọn giống trồng không theo quy luật thị trường, mà người dân chỉ chọn những loại dễ trồng, có những loại nấm nhập khẩu, giá trị kinh tế cao, thị trường đang rất quan tâm thì bà con lại bỏ qua do kĩ thuật khó bà con không biết trồng.
Rõ ràng, nghề trồng nấm tuy có hiều quả hơn hẳn một số nghề phụ khác ở nông thôn nhưng người trồng nấm còn gặp quá nhiều khó khăn để có thể làm giàu từ đây.
5. Sumo Nhật Việt đã, đang và sẽ làm gì để phát triển ngành nấm?
Sumo Nhật Việt là doanh nghiệp đang hoạt động các lĩnh vực công nghệ sinh học. Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động khoa học công nghệ, Sumo Nhật Việt nhận thấy được những vấn đề mà người nông dân làm nấm đang gặp phải hoàn toàn giải quyết được.
Bằng việc nghiên cứu kết hợp trao đổi kiến thức, làm việc với các chuyên gia Sumo Nhật Việt đã hoàn thiện, chuẩn hóa được các quy trình chăm sóc, xử lý các vấn đề trong sản xuất các khâu từ giống, nuôi trồng cho đến thành phẩm.
Tổ chức, tham gia giao lưu chia sẻ tại các buổi đào tào, các lớp tập huấn, trực tiếp tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các trại nấm trên nhiều điạ phương.
Kết nối với thị trường, liên kết thương mại hóa sản phẩm với các doanh nghiệp giúp đảm bảo đầu ra cho nông dân là việc Sumo đã và đang thực hiện. Từng bước, từ khâu nghiên cứu, tuyển chọn giống, chuyển giao kĩ thuật, xúc tiến, thương mại hóa sản phẩm. Sumo Nhật Việt mong rằng sẽ luôn đồng hành cùng bà con trên con đường đi đến thành công trong mô hình kinh doanh ngành nấm.
Liên hệ với chúng thôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.