Một số phương pháp ủ phân hữu cơ
Phương pháp ủ phân hữu cơ hiện là mô hình được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mục đích ủ phân hữu cơ để phân giải nguyên liệu hữu cơ thành chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng. Tiêu diệt mầm gây hại, nâng cao chất lượng của phân. Vậy ủ phân bằng phương pháp nào cho hiệu quả ? Bài viết này Sumo Nhật Việt sẽ bật mí cho bà con các phương pháp đó.
1. Phương pháp ủ phân hữu cơ đem lại hiệu quả cao.
Có 3 phương pháp ủ phân hữu cơ chính:
1.1 Ủ nóng
Nguyên liệu sử dụng cho ủ phân là các loại vật liệu hữu cơ như phân chuồng, rơm rạ, xác bã thực vật, …Nguyên liệu sau khi được chuẩn bị được trộn đều với phụ liệu, tưới ẩm vừa đủ, thường là 60-70%. Sau đó xếp thành từng lớp nhưng không được nén. Có thể trộn thêm phân lân để tránh mất mát đạm trong quá trình ủ. Phủ kín đống ủ để giữ nhiệt và tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân giải hoạt động.
Sau 4-6 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng cao, có thể lên tới 650C. Các loại vi sinh vật phân giải, ưa nhiệt tăng sinh và hoạt động mạnh. Các loại này thường là loại vi sinh vật hiếu khí nên để đảm bảo. Cần cung cấp khí trong quá trình ủ bằng cách đảo trộn, thổi khí, tạo độ xốp, độ thoáng khí. Đồng thời kiểm soát độ ẩm đống ủ do nhiệt độ cao khiến cho nước bị bốc hơi.
Nhiệt độ trong quá trình ủ nóng có tác dụng tốt giúp tiêu diệt hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ sau 30-40 ngày ủ phân chuồng, phân động vật. Các loại nguyên liệu dễ tiêu có thể đem sử dụng. Những nguyên liệu có hàm lượng chất hữu cơ cao, khó phân giải như mùn cưa, lá cây, vỏ cây, rơm rạ…thì thời gian phân giải lâu hơn. Sử dụng phương pháp ủ truyền thống phải lên tới 6-8 tháng mới hoai mục.
* Ưu điểm:
Ủ nóng đảo trộn thường xuyên nên chất lượng phân ủ khá đồng đều.
Vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp vì không phải đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị.
* Nhược điểm:
+ Mất nhiều công lao động, công vận chuyển
+ Hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài đối với loại vật liệu có hàm lượng chất hữu cơ cao
+ Phương pháp ủ nóng làm thất thoát nhiều đạm.
+ Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.
Phương pháp ủ nóng
Hiện nay, sử dụng các loại men ủ phân hữu cơ như: men ủ phân hữu cơ Sumo, chế phẩm Tritroderma, EM. Có thể khắc phục các nhược điểm của phương pháp ủ truyền thống này. Men ủ phân hữu cơ có tác dụng phân giải cực nhanh nguồn nguyên vật liệu. Làm giảm thời gian ủ, tiêu diệt mầm bệnh, hạt cỏ dại trong phân. Bổ sung lượng lớn vi sinh vật lợi cho cây trồng, cho đất. Làm tăng năng xuất cây trồng, tiết kiệm chi phí, an toàn cho con người. Đồng thời bảo vệ môi trường..
1.2 Ủ nguội
Nguyên liệu dùng để ủ phân được tưới ẩm và xếp thành lớp, nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc thêm lân để tránh thất thoát đạm. Đống ủ được xếp rộng 2-3 mét, trải từng lớp cao 1,5 – 2m, sau đó chát bùn bên ngoài.
Do bị nén chặt nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở nên yếm khí, khí CO2 trong đống phân tăng lên làm cho vi sinh vật hoạt động phân giải chậm. Bởi vậy nhiệt độ trong quá trình ủ nguội không cao, chỉ dao động từ 30-350C. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amoni cacbonat, là dạng khó phân hủy thành amoniac nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều. Theo phương pháp này, hoạt động của vi sinh vật chậm, vì vậy thời gian ủ dài, thường là 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
Phương pháp ủ nguội.
2. Ủ nóng trước, ủ nguội sau
Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 600C tiến hành nén chặt để đưa đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 600C lại nén chặt.
Tiếp tục tiến hành cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng làm cho nguyên vật liệu nhanh ngấu, hoai mục, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất, vi sinh vật vẫn hoạt động nhưng tốc độ chậm.
Để thúc đẩy cho phân nhanh hoai ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Sử dụng phân bón hữu cơ tự ủ cho cây trồng
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.