Cây hồ tiêu hay có tên gọi khác là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, là một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn và mang lại lợi ích cao cho người trồng, hiện một số tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai,…phát triển với quy mô lớn.
Tuy nhiên, trong quá trình trồng tiêu thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tiêu dễ bị các bệnh hại làm cây chậm phát triển, yếu ớt, dễ bị các loại sâu bệnh tấn công, bị ảnh hưởng bởi các loại điều kiện thời tiết. Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc cây tiêu mới trồng để cây phát triển nhanh, đạt hiệu quả, năng xuất cao.
1. Che bóng cho cây tiêu mới trồng non
Cây tiêu mới trồng vẫn còn yếu ớt, nếu để dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời sẽ làm tiêu héo rũ, mất nước, cháy nắng và chết. Để khắc phục điều này nên tiến hành che nắng cho tiêu trong thời gian đầu. Do tiêu đang được ươm trồng trong mái che, khi ra ngoài môi trường cần cho tiêu có thời gian thích nghi dần với ánh nắng mặt trời. Vật liệu che nắng có thể tận dụng lá dừa hoặc dùng lưới, tấm liếp, dàn che đảm bảo cho cây con tiếp xúc 50% với ánh sánh trực tiếp.
Sau khi trồng cây con, bà con cần làm sạch cỏ quanh gốc và giữa các hàng tiêu, không xới xáo quanh gốc tiêu, làm tổn hại tới dễ non, xới cách gốc 50-60cm. Cần theo dõi vườn tiêu để loại bỏ những cây tiêu bị chết và bổ sung thêm cho cùng đợt.
2. Xén tỉa tạo hình
Sau khi trồng, tiêu phát triển nhanh tạo các ngọn vươn, lúc này bà con cần dùng dây mềm (dây vải, dây nilon) buộc cây vào nọc. Dùng các loại dây chuối, dây rừng dễ bị mục làm cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công.
Theo dõi sự phát triển của tiêu, tiêu leo lên cao khoảng 60-80 cm mà vẫn chưa mọc ra các cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây.
Trong 1, 2 năm đầu để cây sinh trưởng đều, có thể có mốt số cành ác ra hoa, bà con cần cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho thân chính. Tủ gốc tiêu để giữ ẩm cho tiêu vào mùa nắng, sử dụng các loại rơm rạ, cỏ khô.
3. Tưới nước và chống úng cho tiêu
Cây tiêu mới trồng cần cung cấp đầy đủ nước để có thể phát triển bộ rễ, hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây. Vào mùa nắng nóng, tưới nước thường xuyên cho cây, kết hợp các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm.
Tưới nước vừa đủ, đánh các rãnh nước giữa hai hàng tiêu trong mùa mưa tránh việc tiêu bị úng nước.
4. Bón phân
Để cho năng xuất, chất lượng cao, cây tiêu cần hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng lớn. Việc bón phân cho tiêu cũng phải hết sức chú ý về liều lượng và kết hợp bón các loại phân. Thông thường, bón kèm phân hữu cơ và phân khoáng đem lại hiệu quả tốt cho cây.
* Kỹ thuật bón phân
Bón phân hữu cơ, thường là phân chuồng ủ hoai bằng chế phẩm sinh học, sử dụng để bón lót với lượng 30-40 m3/ ha. Giúp tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ẩm, tăng độ xốp trong đất. Đồng thời bổ sung vi sinh vật phân giải chất hữu cơ cho cây.
Ngoài ra, bón phân hữu cơ vào đất trồng giúp thúc đẩy các loại vi sinh vật sống cộng sinh. Làm ức chế, ngăn ngừa các loại mầm gây bệnh. Đặc biệt là bệnh chết nhanh, bệnh vàng lá thối rễ do các loại nấm bệnh xâm nhập. Khi bón phân cần đào rãnh quanh gốc, cách tán tiêu từ 15-20 cm, sâu 5-10 cm. Hạn chế tối đa làm tổn thương rễ tiêu. Khi bón xong phải lấp đất lại. Thời điểm bón tốt nhất nên là đầu mùa mưa
Bón phân khoáng cho tiêu, sử dụng để bón thúc: nên dùng phân NPK tổng hợp, loại có bổ sung vi lượng, liều lượng cho từng giai đoạn của tiêu khác nhau, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây, đặc biệt là giai đoạn nuôi hoa, kết quả. Lượng phân bón này được chia làm 4 lần trong năm: bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa và 1 lần vào mùa khô. Cách bón có thể chọc lỗ để bỏ phân hoặc xới nhẹ trên mặt đất để rải phân sau đó vùi lấp lại. Tránh xới sâu làm đứt rễ làm các loại bệnh gây hại xâm nhập. Sau mỗi lần bón phân cần tưới nước đủ ẩm để hòa tan phân.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại
Phòng trừ sâu bệnh hại là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ loại cây trồng nào. Cây tiêu là một loại cây rất nhạy cảm với các loại bệnh, nhất là những bệnh như bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây hại là một điển hình. Chúng có thể hủy diệt một nọc tiêu, vườn tiêu hay cả một vùng trong thời gian rất ngắn, gây thiệt hại to lớn đối với sản xuất.
5.1 Phòng trừ côn trùng gây hại:
Rệp muội, rệp sáp, rệp bông là các loại điển hình gây bệnh cho tiêu.
Rệp muội: thường bám vào các lá non, ngọn non để chích hút. Rệp xáp, rệp bông: bám vào đốt, thân, cành lá, đặc biệt là phần gốc rễ nằm dưới mặt đất, chích hút làm cho cây kiệt quệ dinh dưỡng, đồng thời tạo vết thương mở đường cho các loại nấm xâm nhập gây hại.
5.2 Biện pháp:
+ Nếu ít, bắt diệt bằng tay.
+ Dùng các loại thuốc trừ sâu thông thường đối với các loại rệp mụi.
+ Đối với rệp sáp : dùng các loại thuốc đặc trị Supracide 40 EC, Bi 58, Con fidor,…
6. Phòng trừ tuyến trùng hại rễ:
Tuyến trùng là một trong những loại dịch hại gây bệnh nguy hiểm nhất trên cây tiêu, chúng chui vào trong rễ làm cho rễ nổi lên các nốt sần, làm cho rễ bị huỷ hoại mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng, gây ra các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho các nấm bệnh xâm nhập như: Phytophthora, Fusarium…xâm nhập, là nguyên nhân chính của bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu. Cây tiêu bị hại sẽ sinh trưởng chậm, lá biến dần thành màu vàng, rụng dần. Cây tiêu tàn lụi, xơ xác.
6.1 Biện pháp phòng bệnh:
+ Dùng giống kháng.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ có thể làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùng trong gốc tiêu.
+ Trồng cây vạn thọ, và dùng thân xác cây vạn thọ bón vào gốc tiêu.
+ Dùng các loại thuốc đặc trị (Mocap 10G, Vinoca 20ND, Sincosin 0,56 SL, Marshall 5G)
Bệnh mạng trắng: do nấm Marasmius scandensmassee gây hại, chủ yếu trên chùm hom mới trồng. Mạng sợi nấm mọc tua tủa trên hom làm cho hom bị chết
Bệnh thán thư: gây hại cho lá, thân, cành và chùm quả làm cho lá bị cháy có vân, lá non nhắn, chấm vàng, gây rụng gié hoa, rụng lóng.
6.2 Biện pháp:
+ Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ những cành nhánh sát gốc, cành lươn, cành bị che khuất.
+ Bón phân đầy đủ, cân đối.
+ Dùng thuốc đặc trị
6.3 Bệnh khô vằn:
Gây hại chủ yếu trong mùa mưa, nơi có tiêu rậm rạp. Nấm Rhizoctonia solani xâm nhập vào thân cây, cành hút chất dinh dưỡng làm suy kiệt tiêu, héo lá và chết thân, rụng gié.
+ Làm thông thoáng vườn tiêu trong mùa mưa.
+ Diệt các cây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh.
6.4 Bệnh héo chết nhanh:
Do nấm Phythopthora gây hại. Xâm nhập và tấn công vào cổ rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả. Nấm huỷ hoại mạch dẫn nước và dưỡng chất trong thân làm cho thân bị thối nhũn. Quả, cành, lá bị héo và rụng. Diễn biến của bệnh khá nhanh chóng, nhiều khi cây chết trong vòng 7 – 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trên thân lá.
Nấm Phythopthora ưa môi trường đất có ẩm độ cao và chua do đó dễ lây lan nhanh chống trong điều kiện đất ngập úng, ẩm ướt. Ngoài ra, các loại nấm khác như Fusarium sp và Pythium sp cũng tấn công cây tiêu làm cho cây bị chết nhưng chậm hơn.
* Biện pháp:
+ Chống úng một cách triệt để, nhanh chóng và kịp thời.
+ Trị tuyến trùng và rệp sáp hại ở vùng rễ tiêu.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục; bón đúng, đủ, cân đối các loại phân hóa học để cây có đủ dưỡng chất.
+ Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ các cành nhánh, cách gốc 40 cm.
+ Không xới xáo trong vùng rễ trong mùa mưa.
+ Định kỳ dùng các loại thuốc gốc đồng quét và tưới gốc.
6.5 Bệnh tiêu điên:
Bệnh tiêu điên, tiêu xoăn lá có nhiều tên gọi khác nhau như: Bệnh tiêu lùn, bệnh tiêu khảm, bệnh long khớp, bệnh tiêu cằn, bệnh xoắn lùn… ệnh thường bùng phát ở tiêu tơ 1,2 năm tuổi, ở tiêu giai đoạn kinh doanh cũng có thể bị nhưng ít. Khi mắc bệnh, tiêu thường có các biểu hiện sau:
+ Đốt thân (khoảng cách giữa hai mắt) ngắn lại
+ Lá xoăn + nhăn nheo + hơi gợn sóng, nhỏ hơn bình thường, mất sắc tố màu nhợt nhạt, khi lấy tay vò thì thấy giòn, một số trường hợp lá có màu xanh phân bố không đồng đều, chỗ đậm chỗ nhạt
+ Dây không vươn dài, dẫn đến thân lùn, đọt không phát triển + tiêu không thể phủ trụ (do virus), hoặc đọt vẫn phát triển nhưng chậm và thường bị biến dạng (do côn trùng chích hút, rối loạn dinh dưỡng)
* Biện pháp:
+ Không cắt hom tiêu vào các ngày nắng gắt, mưa dầm, thời điểm cắt tốt nhất là vào buổi sáng
+ Khử trùng các nông cụ trước khi tiến hành cắt hom, chăm sóc tiêu, không dùng chung nông cụ giữa các cây bị bệnh và cây khỏe mạnh
+ Vườn tược cần thông thoáng, hạn chế ẩm thấp dễ sinh các loại nấm và sự phát triển mạnh của côn trùng
+ Bón phân cân đối, thường xuyên bổ sung các chất trung vi lượng, nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học chứa khuẩn đối kháng Pseudomonas hay Trichoderma.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những thành phần quan trọng và được sử dụng với một lượng lớn…
==> Click xem ngay: Lạm dụng phân bón hóa học trong trồng trọt
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://demo10.vinasite.top
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.