Hướng dẫn ủ rác nhà bếp với Trichoderma
Hướng dẫn ủ rác nhà bếp với Trichoderma đơn giản tại nhà
Mỗi ngày, trong quá trình nấu nướng, chúng ta vẫn thải ra rất nhiều rác, bao gồm cả hữu cơ như rau thừa, hoa quả, vỏ trái cây, vỏ trứng, xương lợn, xương gà… Nhưng thay vì vứt bỏ gây ô nhiễm môi trường, các loại rác hữu cơ này hoàn toàn có thể tái sử dụng để ủ thành phân bón sạch cho cây trồng khi kết hợp cùng chế phẩm sinh học. Dưới đây, kỹ sư sinh học sẽ hướng dẫn chi tiết cách ủ rác nhà bếp với Trichoderma đơn giản nhất.
Chế phẩm sinh học Bima (Trichoderma)
Trước khi sử dụng để ủ rác trong nhà bếp, Sumo Nhật Việt muốn cung cấp đến các bạn một số thông tin cơ bản về loại chế phẩm sinh học hữu dụng này.
Chế phẩm sinh học Bima có chứa nấm Trichoderma do Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM nghiên cứu, sản xuất. Đây là một loại nấm đối kháng. Khi sử dụng, nấm đối kháng này có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm phân bón sạch cho cây trồng.
Phân bón hữu cơ ủ với nấm đối kháng Trichoderma có khả năng khống chế, ngăn chặn hoặc tiêu diệt các loại nấm gây hại cho cây trồng. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện giúp cho vi sinh vật cố định đạm ở trong đất phát triển tốt nhất. Nhờ đó, đất trồng luôn thông thoáng, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, phì nhiêu. Kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngoài sử dụng trực tiếp để bón cho bầu cây vườn ươm, cây rau màu, cây công nghiệp. Một trong những công dụng đặc trưng của loại chế phẩm sinh học này là ủ phân chuồng, xác bã thực vật, rác hữu cơ trong nhà bếp.
Đừng vội lãng phí rác hữu cơ nhà bếp
Bạn có biết vì sao các loại rác thừa trong nhà bếp như cơm canh thừa, cuống rau, xương gà, xương lợn, rau héo, đầu cá, vỏ tôm… để 2 – 3 ngày sau sẽ bốc mùi ôi thiu, khó chịu? Đó là do trong trong các rác thải nhà bếp này vẫn chứa chất dinh dưỡng, protein, đạm… hấp dẫn vi khuẩn, vi sinh vật.
Mùi hôi thối chúng ta ngửi thấy chính là do vi sinh vật đang “chăm chỉ” phân hủy rác thải. Quá trình này diễn ra sẽ sản sinh phức hợp hơn 200 loại khí trở lên. Trong đó, có H2S, acetate, metan, carbon dioxide… Lượng khí này vừa bốc mùi khó chịu lại ảnh hưởng nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, không khí.
Trong khi đó, vì còn chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chúng hoàn toàn có thể tái sử dụng để ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón cho cây trồng. Ví dụ:
- Trong xương động vật (xương lợn, xương gà, xương cá, xương vịt…) có chứa nhiều canxi, khoáng tự nhiên
- Thịt cá, canh cạnh thừa, hoa quả hỏng lại cung cấp cho cây trồng một lượng đạm sinh học lớn.
- Kali có nhiều trong vỏ quả chuối chín. Cuống rau thừa bỏ đi, rau bị hỏng, dập nát thì đường nhiên rất giàu vitamin, chất xơ. Nó có tác dụng làm tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất trồng.
- Chưa kể các loại rác thải này đều có nguồn gốc từ tự nhiên, do trồng hoặc nuôi dưỡng. Vì thế, nó có chứa nhiều khoáng, vi lượng, đa lượng, kali, chất xơ, đạm, lân… tốt cho cây trồng.
Ủ phân bón từ rác hữu cơ nhà bếp với Trichoderma là phương pháp tái sử dụng hiệu quả. Nấm đối kháng Trichoderma có tác dụng diệt trừ mầm mống, vi sinh vật có hại. Triệt tiêu mùi hôi, tăng khả năng phân hủy rác hữu cơ mà không làm phát sinh khí độc hại cho môi trường.
Bên cạnh đó, làm tăng lượng vi sinh vật có lợi trong phân bón, tốt cho cả cây trồng và đất canh tác. Vậy có lý do gì chúng ta không tận dụng phần rác bỏ đi đó để ủ phân bón sạch?
Hướng dẫn ủ rác nhà bếp với Trichoderma đúng cách
Bước 1: Lựa chọn, phân loại rác hữu cơ nhà bếp
Nguyên liệu của chúng ta chính là trái cây thừa, hỏng, thối; thức ăn thừa, hải sản, xương lợn, xương gà; cuống rau, cơm thừa, rau thừa, bã cà phê… Nguyên liệu được phân loại riêng, không bị lẫn với rác vô cơ.
Ngoài ra, rác hữu cơ nâu như rơm, báo giấy, túi trà, vỏ trứng, mạt cưa… cũng có thể tận dụng.
Chất béo từ thực vật, một số sản phẩm từ sữa có thể làm chậm quá trình phân hủy. Bạn nên cân nhắc thời gian và nguyên liệu sử dụng trong mỗi lần ủ của mình.
Một số nguyên liệu có thể gây ngộ độc cho cây trồng như gỗ thừa đã qua xử lý hóa chất, mùn cưa chứa hóa chất, thịt và chất béo động vật. Bạn nên cân nhắc.
Ngoài ra, chuẩn bị thêm một ít đất mùn lót phí dưới đáy thùng.
Bước 2: Chuẩn bị chế phẩm sinh học
Chuẩn bị chế phẩm sinh học Bima (Trichoderma). Bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất, không bị pha tạp. Hiện nay, tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã có sẵn Trichoderma. Sản phẩm dạng bột được đóng gói theo các kích cỡ 0,5 kg – 1kg.
Tại đây, đội ngũ kỹ sư sinh học tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm để tìm ra quy trình ủ phân rút ngắn thời gian cho kết quả cao nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm tự ủ rác nhà bếp tại nhà, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
Ngoài Trichoderma, chế phẩm sinh học EM gốc cũng có thể dùng để ủ rác, giảm mùi hôi và khí độc từ rác hữu cơ. Phù hợp với các cơ sở chuyên thu mua rác hữu cơ ủ làm phân bón. Đem đến lượng phân bón chất lượng cho cây trồng.
Bạn có thể sử dụng thùng sơn hoặc thùng xốp. Kích cỡ, số lượng thùng đựng sẽ tùy thuộc vào nguyên liệu hiện có.
Bước 3: Ủ rác hữu cơ nhà bếp với Trichoderma
Lót khoáng 10cm đất mùn phía dưới đáy thùng đựng. Khi ủ rác ra nước, lượng nước sẽ thấm qua đất mùn, không là ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đồng thời, có thể tận dụng ngay đất đó bón cho cây trồng. Cũng có thể thay đất bằng rơm khô, cỏ khô, cành cây khô…
Cho lần lượt rác nhà bếp lên bên trên lớp đất, dày khoảng 10cm. Rải thêm 1 lớp đất mùn khoảng 3cm lên trên, đây là tầng thứ nhất.
Tầng thứ 2, thêm rác hữu cơ dày 10cm lên trên. Sau đó, cũng phủ 3cm đất mỏng.
Rải đều nấm Trichoderma lên trên mặt, chỉ cần một lớp mỏng vừa, không cần dùng quá nhiều.
Tiến hành lần lượt với các tầng như vậy cho đến khi hết nguyên liệu chuẩn bị.
Đậy nắp thùng chứa lại thật chặt, không để ruồi nhặng bay vào. Xếp vào góc, tránh ánh nắng mưa trực tiếp.
Thời gian ủ một đợt phân hữu cơ nhà bếp có thể kéo dài từ 14 ngày đến 24 ngày. Sau khi phân chuyển sang màu nâu giống mùn, không có mùi hôi thiu thì ta có thể sử dụng.
Cách sử dụng rác hữu cơ nhà bếp hiệu quả nhất
Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ này cho vườn rau trên sân thượng hoặc trong vườn nhà mình. Vườn rau củ quả thu được vừa sạch, an toàn cho sức khỏe. Có 2 cách dùng đơn giản như sau:
- Trộn thêm với đất mới theo tỉ lệ 1 : 3 làm giá thể trồng cây, ủ thêm đất, rải đều trên mặt đất cho cây trồng. Không cần dùng quá nhiều phân cho 1 cây.
- Sử dụng phân hữu cơ hòa với nước sạch theo tỉ lệ: 1kg phân – 30 / 40 lít nước. Đem tưới đều cho vườn rau của mình vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Phương pháp ủ rác nhà bếp với nấm đối kháng Trichoderma thực sự hữu ích trong đời sống thường ngày. Bạn vừa có vườn rau sạch, không phải tốn kém chi phí mua bất cứ loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nào. Bên cạnh đó, còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt.
Hiện SUMO có phân phối và đóng gói các kích cỡ như sau: Túi Nấm đối kháng trichoderma 0.5kg ; túi Nấm đối kháng trichoderma 1kg ; Combo 2 túi Nấm đối kháng trichoderma( loại 1kg) ; Combo 2 túi Nấm đối kháng trichoderma(loại 0.5kg) ; Combo 3 túi Nấm đối kháng trichoderma(loại 0.5kg) ; Combo 5 túi Nấm đối kháng trichoderma(loại 1kg). Combo 2 túi nấm trichoderma (1kg) và 1 chai mật rỉ đường 1 kg ; Combo 2 túi nấm trichoderma (0.5kg) và 1 chai mật rỉ đường 1 kg ; Combo 3 túi nấm đối kháng trichoderma (loại 1 kg).
Combo 1 chai mật rỉ đường 1 kg và 2 túi nấm trichoderma (1kg)
Combo 5 chai chế phẩm EM
Mật rỉ đường Sumo (can 20 lít)
Chế phẩm EM dạng bột SUMO (túi 1kg)
Để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học, mời bà con liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được gặp các kỹ sư sinh học tư vấn trực tiếp.
Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com/