Hội thảo giữa Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt với Hội làm vườn và trang trại Thanh Hóa cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Tỉnh Thanh Hóa là địa phương đang đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo mô hình VAC – trang trại. Góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xuất phát từ tình hình thực tế, ngày 8 tháng 10 năm 2020 đã diễn ra Hội thảo giao lưu giữa Hội làm vườn Thanh Hóa (27 trang trại), kết hợp Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt, và Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú.
Hội thảo giữa Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt với Hội làm vườn và trang trại Thanh Hóa ngày 8/10/2020
I.Thành phần tham dự
- Đại diện tỉnh Thanh Hóa: Ông Lôi Xuân Len – Nguyên phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hội làm vườn. Gồm 17 thành viên khác trong tỉnh và Hội làm vườn.
- Đại diện Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt: Bà Phạm Thị Thủy – Giám đốc điều hành.
- Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú: Bà Nguyễn Thúy Nga – Giám đốc.
II.Thực trạng làm vườn và chăn nuôi tại Thanh Hóa
Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa là một tổ chức xã hội nghề nghiệp. Có tính chất đặc thù của những người tự nguyện, tự chủ. đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau vì sự nghiệp phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng), kinh tế trang trại.
Nhằm gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập.
Hiện tại, mô hình làm vườn và trang trại tại Thanh Hóa đang được triển khai ở 27 huyện, quy mô từ vài ha trở lên. Điểm mạnh của các trang trại đó là đều có mô hình VAC, chăn nuôi gà lợn và trâu, bò kết hợp.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, song thực tại Hội làm vườn và trang trại Thanh Hóa vẫn đang mong muốn được hỗ trợ về giải pháp mới. Bao gồm xử lý các vấn đề làm sạch chuồng trại, ủ thức ăn chăn nuôi, ủ phân hữu cơ, phòng bệnh cây trồng, giảm mùi hôi thối phát tán ra môi trường. Bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học của Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng.
Cùng với đó là ứng dụng các sản phẩm máy móc nông nghiệp do Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú phát triển. Nhằm phục vụ có hiệu quả kỳ vọng làm vườn, phát triển trang trại bền vững, lợi nhuận ấn tượng.
Ông Lôi Xuân Len – Chủ tịch Hội làm vườn và trang trại tại Thanh Hóa đề xuất nguyện vọng hợp tác cùng Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt
III.Nội dung Hội thảo
Hội thảo đã tham gia ý kiến thảo luận về vấn đề phối hợp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào phát triển kinh tế nông nghiệp, mô hình VAC – trang trại tại Thanh Hóa. Nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng nông sản tốt, an toàn, trong khi vẫn giữ gìn đối với sự an toàn môi trường sinh thái.
Cụ thể nội dung Hội thảo thống nhất như sau:
1.Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng cung cấp chế phẩm sinh học, giống nấm và cây trồng quý
1.1.Các loại chế phẩm sinh học
- Chế phẩm EM1 (Effective Microorganisms):
Chứa đựng đồng thời đa chủng vi sinh vật: bao gồm khoảng 80 vi sinh vật có ích. mang các tính năng khác nhau – cùng tồn tại trong một thể thống nhất, cộng hưởng lẫn nhau nên đã tạo ra các tác dụng đa năng.
Từ EM1 có thể nhân thành EM thứ cấp, EM5, EM FPE (gọi là EM thực vật Fermented plant extract), EM-Bokashi…
Công dụng của chế phẩm EM:
–Trong bảo vệ môi trường và ủ phân hữu cơ:
+ Làm sạch môi trường ao hồ, cống rãnh.
+ Xử lý chất thải, rác thải hữu cơ (có thể dùng làm phân bón).
+ Xử lý môi trường nuôi thủy sản, phân giải chất độc hại, giảm bùn.
+ Ủ phân hữu cơ.
-Trong chăn nuôi:
+ Tăng cường đề kháng cho vật nuôi đối với các điều kiện ngoại cảnh.
+ Kích thích tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn, khả năng sinh sản, gia tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi.
+ Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.có tác dụng với các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản.
–Trong trồng trọt:
+ EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.
+ Tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
+ Cải tạo chất lượng đất bằng cách tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt.
+ Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình đường hoá),tăng cường sự quang hợp của cây.
+ Tăng khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng ở cây trồng.
+ Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh.
+ Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
– Trong nuôi trồng thủy sản:
+ Phân giải mạnh Protein và tinh bột và thức ăn thừa ở đáy hồ, khử H2S, SO2, NH3…
+ Xử lý bùn đáy ao hiệu quả, duy trì môi trường sống an toàn cho thủy sản.
+ Chế phẩm EM kết hợp với vitamin làm tăng vi sinh vật phù du trong nước. Làm tăng chất lượng thức ăn cho tôm,cá.
+ Bổ sung vi sinh vật có lợi đối với thủy sản, kích thích tiêu hóa.
- Rỉ mật đường:
Rỉ mật đường được lấy từ cây mía sau khi thu hoạch. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường.
Mật rỉ đường có tác dụng:
+ Làm nguyên liệu để tạo ra EM, các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, ủ thức ăn cho vật nuôi, xử lý nước thải.
+ Kiểm soát ammonia và pH ao nuôi tôm.
+ Ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm: Làm nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính), lên men để sản xuất rượu và các ứng dụng khác.
- Đệm lót sinh học:
Đệm lót sinh học là phương pháp chăn nuôi trên đệm lót không mùi hôi, không cần dọn chuồng, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất vật nuôi.
Tác dụng của đệm lót sinh học:
+ Khử mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi: H2S, NH3.
+ Phòng chống dịch bệnh: hen, thối bàn chân…
+ Không phải dọn rửa chuồng hằng ngày (nuôi lợn), định kì thay đệm lót (nuôi gà) mà vẫn đảm bảo vệ sinh.
+ Phân hủy mùn bã hữu cơ, chất thải.
+ Sử dụng đệm lót sau khi dùng làm phân hữu cơ.
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư cho bà con.
- Men ủ phân cá (papain):
Một trong những phụ gia không thể thiếu được trong quá trình ủ phân cá để làm phân bón hữu cơ chính là men ủ phân cá (chế phẩm Protease). Với các hệ enzyme: Enzyme Phytase, Enzyme protease…, giúp thủy phân đạm động vật và các chất khó tiêu.
Dùng men ủ phân cá mang đến lợi ích:
+ Kích thích phân cá nhanh hoai mục.
+ Enzyme papain rất tốt cho hệ tiêu hóa vật nuôi, giúp vật nuôi tiêu hóa các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn.
+ Papain còn được dùng để thủy phân protein trong ủ phân cá, bánh dầu đậu phộng…, phục vụ trong nông nghiệp.
Men ủ phân cá
- Chế phẩm Trichoderma –Bacillus:
Nấm đối kháng Trichoderma là loại chế phẩm giúp:
+ Phòng ngừa tình trạng xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết nhanh – chết chậm.
+ Tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây, ức chế và cô lập các vi sinh vật gây hại.
+ Phát triển bộ rễ, thúc đẩy cây trồng tăng trưởng, khỏe mạnh và bền vững.
+ Tăng năng suất và chất lượng nông sản, cải thiện mùa màng.
+ Phân hủy nhanh xác bã thực vật, ủ phân hữu cơ hiệu quả.
+ Kiểm soát sinh học trong nuôi trồng.
1.2.Các giống nấm
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng (VBIO) trực thuộc Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt có cơ sở sản xuất riêng. Liên kết công nghệ tiêu chuẩn Nhật Bản, sản xuất theo quy trình khép kín và hiện đại. Cung cấp nguồn nấm dược liệu quý hiếm như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, meo nấm hương… Bên cạnh đó là các giống nấm ăn, sản phẩm về nấm.
1.3.Cung cấp các loại cây nuôi cấy mô quý:
Bao gồm lan thạch hộc, lan kim tuyến, các giống cây trồng sạch bệnh.
2.Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt liên kết hợp tác cùng tỉnh Thanh Hóa để hoàn thiện chuỗi quy trình sản xuất
Viện Nghiên cứu Sinh Học Ứng Dụng là nơi quy tụ các nhà khoa học là các thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên gia từng làm việc tại các đơn vị nghiên cứu hàng đầu . Viện đem khoa học công nghệ đến gần hơn với thực tiễn đời sống nhằm nâng cao mức sống, đặc biệt hướng đến đối tượng bà con nông dân còn khó khăn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cải thiện sinh kế người dân.
Mọi hoạt động của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng tuân theo sứ mệnh “Vì cuộc sống- Vì môi trường”. Sự phát triển dựa trên nền tảng nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người. Và quan trọng nhất là sự bền vững của hệ sinh thái.
Chính vì vậy, Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt tại Hội thảo đã cam kết liên kết cùng tỉnh Thanh Hóa trong việc hoàn thiện chuỗi quy trình sản xuất. Thấu hiểu nhu cầu tâm lý của bà con nông dân. Để từ đó đưa ra biện pháp sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tốt nhất. Nói không với hóa chất, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Đại diện Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt cam kết liên kết hợp tác cùng tỉnh Thanh Hóa để hoàn thiện chuỗi quy trình sản xuất
3.Công ty Đầu tư Tuấn Tú cung cấp máy móc nông nghiệp
Trong nền nông nghiệp hiện đại, sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại đã đem đến nhiều lợi ích. Tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức cho người lao động, gia tăng năng suất và giảm chi phí đầu tư.
Tại Hội thảo, Công ty Đầu tư Tuấn Tú đã cam kết cùng đồng hành Hội làm vườn và trang trại Thanh Hóa. Thông qua việc cung cấp các sản phẩm máy móc nông nghiệp công nghệ tiên tiến, chất lượng bền bỉ.
Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú phát biểu cam kết liên kết hợp tác cùng tỉnh Thanh Hóa để cung cấp máy móc, thiết bị hiện đại đem đến nhiều lợi ích cho nhà nông
Các đơn vị tham gia Hội thảo thống nhất thảo luận và cùng nhau triển khai, thực hiện. Hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, hiệu quả lớn và phát triển bền vững tại tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 8 tháng 11 năm 2020 công ty cổ phần Sumo Nhật Việt- viện nghiên cứu Sinh Học Ứng dụng sẽ trực tiếp chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân của 27 huyện trong tỉnh Thanh Hóa.
Công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com/