Sự kiện giống gạo của Việt Nam được trao danh hiệu gạo ngon nhất thế giới đã cho thấy định hướng ngành gạo Việt Nam chuyển hướng từ tập trung số lượng sang chất lượng là hướng đi đúng. Mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển cho ngành gạo Việt nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung.
1. Gạo ST25 của Việt Nam được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới
Ngành gạo Việt Nam vừa có sự kiện đáng chú ý đó là việc gạo ST25 (gạo Sóc Trăng 5) được nhận danh hiệu gạo ngon nhất thế giới trong “ Hội nghị thương mại Gạo Thế giới lần thứ 11” tại Manila, Philippines từ ngày 10-13/11/2019.
Việc gạo ST25 là gạo ngon thế giới có ý nghĩa quan trọng về tinh thần cho những người nông dân sản xuất ra những hạt gạo đạt chất lượng tầm thế giới.
Điều này cũng thể hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo đã đi đúng hướng. Đặc biệt, khi nhu cầu gạo cấp cao của thế giới đang tăng nên Việt Nam có cơ hội lớn vào thị trường.Thông tin về loại gạo ST 25.
2. Khả năng cạnh tranh của gạo ST25 với các giống gạo chất lượng cao khác
Gạo ST25 là dòng gạo thơm, “con cưng” của anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các cộng sự lại tạo và cải tiến.
Đây là lần đầu tiên sản phẩm gạo Việt đạt giải thưởng cao nhất trong vòng 10 năm chương trình này tổ chức.
Theo ông Trần Văn Chuyện, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, gạo ST 25 là niềm tự hào không chỉ của riêng tỉnh Sóc Trăng, mà của của ngành lúa gạo Việt Nam. Ngoài ST25 đặt danh hiệu cao nhất, gạo ST24 cũng được lọt vào top đầu loại gạo ngon nhất thế giới.Thành quả này đóng góp rất lớn cho việc xây dựng thương hiệu gạo của Sóc Trăng và gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Sự kiện này một lần nữa khẳng định Việt Nam đã qua thời kì xuất khẩu gạo theo số lượng, hướng đến xuất khẩu gạo chất lượng cao. Gạo Việt Nam đã được công nhận là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới.
Đánh giá về khả năng cạnh tranh gạo chất lượng của Việt nam với các giống của Thái Lan hay Campuchia từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, ông Nguyễn Như Cường cho biết gạo ST25 có một số ưu điểm nhất định.
Các giống của Thái Lan hay Campuchia chỉ sản xuất được một vụ, thời gian sinh trưởng rất dài, năng suất không cao. Giống ST25 thích hợp với các vụ khác nhau, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể sản xuất 02 vụ/ năm, năng xuất lúa cũng cao hơn. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai, tự nhiên con người của Việt Nam sẵn có nhiều thuận lợi, con đường cạnh tranh với các sản phẩm gạo cao cấp của Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia sẽ ngắn hơn.
3. Cơ hội phát triển của Gạo Việt Nam
Mới đây, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà nhập khẩu gạo Hong Kong (Trung Quốc) đã đến Việt Nam theo lời mời của Hiệp hội lương thực Việt Nam để tìm kiếm cơ hội tăng cường giao thương giữa hai bên.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, gạo Việt Nam được người tiêu dùng Hong Kong đánh giá là thơm, ngon và nhiều triển vọng tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp khác còn tỏ ra lạc quan, nếu xây dựng được thương hiệu, có kế hoạch bài bản và lâu dài cho sản xuất và xuất khẩu gạo, gạo Việt Nam có thể quyết định được giá gạo thế giới.
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển theo hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, có liên kết chặt chẽ với người dân, hợp tác xã để tạo vùng nguyên liệu ổn định, có thể truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn đi theo xu hướng thị trường chất lượng cao với các sản phẩm gạo hữu cơ.
Đối với thực trạng thực phẩm bẩn, không an toàn hiện nay. Người tiêu dùng cực kỳ quan tâm tới những sản phẩm chất lượng, an toàn. Hiện nay, trên thị trường có lưu hành các sản phẩm với tên thực phẩm sạch và thực phẩm hữu cơ.
==>> Click xem ngay: Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ khác và nông nghiệp sạch
4. Xu hướng đẩy mạnh phát triển gạo chất lượng cao
Theo chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, GS Võ Tòng Xuân cho rằng: Để giữ vững thương hiệu này lâu dài Việt Nam phải quyết liệt sắp xếp lại ngành sản xuất lúa gạo một cách bài bản, sản xuất theo chuỗi; doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu lớn để sản xuất đồng nhất một loại giống, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, giảm giá thành, làm ra gạo đẹp, ngon cơm, an toàn.
Khuyến cáo nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và uy tín ngành lúa gạo. Ngoài ra việc sản xuất cũng cần quy hoạch cho hợp lý.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng để phát triển ngành xuất khẩu gạo ổn định cần thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường.
Quảng Trị, Thái Bình, một số tỉnh ở miền Tây… đã có những chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ và cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Ông Trần Ngọc Nam là Tổng giám đốc Công ty Đại Nam – một trong những doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ. Ông cho biết, sản phẩm gạo hữu cơ được doanh nghiệp canh tác tại Quảng Trị vừa qua được Đại học Hiroshima, Nhật Bản công bố có hai hợp chất quý Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) cao gấp rất nhiều lần so với gạo thường. Đây là hai chất có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, cũng như bệnh gout. Bên cạnh đó, sản phẩm còn đạt cả trên 500 chỉ tiêu về chất lượng.
Các doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải xây dựng cơ chế quản lý chất hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất, bảo quản sau thu hoạch… để vượt qua được rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các nước phát triển…
Ông Nguyễn Như Cường cho biết, sau khi có đánh giá về quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo, Cục Trồng trọt sẽ tư vấn lãnh đạo Bộ có những định hướng trong sản xuất, phát triển phù hợp với từng phân khúc thị trường.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.