Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Có giá trị xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân ( sau dầu, gạo và hàng may mặc) và đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có nhiều dư địa phát triển do có nhiều thuận lợi về điều kiện nuôi trồng và nhu cầu tiêu thụ thế giới liếp tục tăng.
Sơ chế tôm xuất khẩu
1. Cơ hội phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Với hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước ngọt và nước lợ, và khoảng 3.260 km bờ biển. Việt Nam có những lợi thế hấp dẫn về phát triển thủy sản.
1.1 Nuôi trồng:
– Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đạt 1,3 triệu ha vào đầu năm 2019.
– Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam có thể nuôi trồng quanh năm.
– Nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản trình độ cao, đạt các chuẩn nuôi quốc tế của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Stewardship Council – ASC), Chứng nhận về các thực hành tốt nhất trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance Best Aquaculture Practices – BAP) …nhờ chịu khó học hỏi áp dụng khoa học, kỹ thuật vào thiết bị cũng như vào quá trình sản xuất
– Năng suất nuôi tăng liên tục qua từng năm.
1.2 Chế biến:
Hiện nay cả nước đã có 75% số cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. 171 cơ sở có đủ điều kiện xuất hàng thủy sản vào thị trường EU. 275 cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hàn Quốc. 295 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
1.3 Chính sách:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4 về cơ chế. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,
Có nhiều chương trình kiểm soát yếu tồ đầu vào nhằm quản lý rủi ro cho ngành nuôi trồng thủy sản. Tăng cường khuyến cáo tình hình dịch bệnh, giá cả đến người nuôi.
1.4 Thị trường tiêu thụ:
Ngành nuôi trồng thủy sản cũng đang có nhiều cơ hội khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới có xu hướng gia tăng và bền vững. Đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc… là những thị trường có mức tiêu thụ tôm, cá basa… rất lớn và liên tục tăng. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm 2020 là 5.200.000 tấn. Đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn.
Tuy nhiên, việc mở rộng ngành công nghiệp thủy sản đã góp phần làm môi trường xuống cấp, và trở thành mối đe dọa tiềm ẩn trong việc phát triển ngành một cách bền vững. Khi mở rộng nuôi thủy sản, những diện tích đất lớn, bao gồm cả rừng ngập mặn, đã được chuyển thành các ao và trang trại nuôi thủy sản, dẫn tới những thay đổi về hệ sinh thái và sử dụng đất.
2. Khó khăn và thách thức trong ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Tình trạng nuôi tôm nhỏ lẻ do phân tán đất sản xuất. Khó bố trí cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, kiểm soát chất lượng nước gặp khó khăn.
Khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nước do quy hoạch hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện. Môi trường có nhiều biến động về nhiệt độ, pH, độ mặn làm tăng áp lực về các bệnh ở vật nuôi dẫn đến giảm số lượng quần thể và tăng tỷ lệ chết ở vật nuôi.
Khó khăn trong kiểm soát chất lượng nước
Sự hiểu biết của người nông dân về bệnh tật và rủi ro môi trường còn hạn chế. Việc lạm dụng các loại thuốc thủy sản và kháng sinh để điều trị bệnh và xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản dẫn đến tồn dư lượng kháng sinh trong vật nuôi khi thu hoạch vượt quá ngưỡng cho phép của các nước nhập khẩu làm ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu và hình ảnh thủy sản Việt Nam.
Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc như Vibrio parahaemolyticus, V. mimicus, V. alginolyticus gây bệnh nặng cho vật nuôi, dẫn đến khó điều trị và phải tìm ra giải pháp khắc phục và phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.
Bệnh phân trắng (WFD) do vi khuẩn Vibrio gây ra
Ngày nay, các chế phẩm sinh học ra đời nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trong quá trình nuôi. Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tăng cường hấp thu dinh dưỡng và bổ sung một lượng vi sinh vật có lợi vào đường ruột giúp cạnh tranh với vi sinh vật có hại, tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi.
Liên hệ mua chế phẩm sinh học:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.