Cây trồng muốn phát triển được phải cần đầy đủ các yếu tố như nước, không khí và chất dinh dưỡng. Nước và không khí là hai thành phần rất sẵn có trong tự nhiên. Chất dinh dưỡng cây có thể hấp thu từ đất qua bộ rễ. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng từ đất chứa rất hạn chế cả về thành phần và số lượng. Chúng còn bị mất đi bởi mưa, xạt lở đất, hay đất trồng sử dụng cho nhiều vụ…
Do đó, cần bón thêm các loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây. Mời bà con hãy cùng Sumo Nhật Việt tìm hiểu về các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây và vai trò của chúng đối với cây trồng.
1. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
Chất dinh dưỡng thiết yếu là nhóm chất cần thiết mà cần phải cung cấp đầy đủ cho cây trồng. Chất dinh dưỡng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp. Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Nếu cây thiếu nó thì sẽ không hoàn thành được chu trình sống hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm 16 nguyên tố bao gồm: Cacbon (C), Hydro (H), Oxy (O), Đạm (N), Lân (P), Kali (K), Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molyphen (Mo), Clo (Cl).
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng vai trò quan trọng. Chúng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, trở thành một trong các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức phân bón, thuốc hóa học trong nông nghiệp làm chất lượng nông sản ngày càng sụt giảm.
==> Click xem ngay: Phân bón hữu cơ trong phát triển nông nghiệp bền vững
1.1 Nguyên tố đa lượng:
– Cacbon, hydro, oxy: là các nguyên tố cấu tạo nên cacbonhydrat, protein, lipit, axit nucleic. Là nguyên tố có mặt trong cấu tại của hầu hết các chất hữu cơ. Các nguyên tố này được cung cấp từ nước và không khí. Ngoài ra còn lấy từ các chất hữu cơ, có vai trò:
+ Là nguyên tố cần thiết không thể thiếu để hoàn thành chu trình sống.
+ Vai trò trung tâm của sự chuyển hóa, vai trò quan trọng đối với quá trình cân bằng ion và là tác nhân trong mọi hoạt động trao đổi năng lượng của tế bào.
+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng
+ Tăng sức chống chịu của cây.
– Đạm (N):
Nito là thành phần quan trọng tạo nên protein, cấu tạo diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic trong cây, giúp tăng sinh trưởng và phát triển của các mô.
+ Cây thiếu đạm làm cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ rụng, rễ ít phát triển, màu lá xanh nhạt, vàng nhạt.
+ Cây thừa đạm: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công.
– Lân (P):
Lân có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích rễ phát triển và tạo điều kiện để cây đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.
+ Lân tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và protein của cây. Tham gia vào thành phần axit nucleic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng.
+ Lân thường chiếm 1-14% trọng lượng chất khô của cây.
Thiếu lân làm rễ kém phát triển, lá mỏng chuyển sang màu tím đỏ, ảnh hưởng tới ra hoa, kết quả, chín chậm, dễ bị nấm bệnh tấn công. Thừa lân làm cho cây thiếu kem và đồng.
– Kali (K):
Làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện không thuận lợi, giúp cây ra nhiều nhánh, phân nhiều cành, giúp tăng chất lượng nông sản góp phần tăng năng xuất cây trồng.
Kali ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước ở thực vật. Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.
Thiếu Kali: làm cây phát triển còi cọc, thân cây dễ bị đổ ngã, lá bị cháy từ đình lan dẫn xuống và rụng đi.
Thừa kali: Khó nhận biết, tuy nhiên trên cam bón nhiều kali quả trở nên sần sùi.
1.2 Nguyên tố trung lượng:
– Canxi (Ca):
Canxi là thành phần của vách tế bào thực vật, giúp cho vách tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể. Canxi còn giúp hoạt hóa nhiều enzyme như phospholipase, arginine, triphosphatase, có tác dụng duy trì cân bằng môi trường bên ngoài, tăng cường sự nở hoa và tăng độ bền của hoa.
Phần lớn đất trồng tự nhiên cung cấp đầy đủ canxi cho cây. Biểu hiện thiếu canxi chủ yếu ở các loại cây trồng có nhu cầu canxi cao làm cây có màu xanh đạm, chồi non mất màu xanh, cong và chết dần ở chóp lá và mép lá, chồi ngọn.
– Magie (Mg):
Magie là thành phần quan trọng của clorophyl, cấu tạo nên diệp lục,có vai trò quan trọng trong quang hợp.
Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng, thực hiện chức năng như hình thành clorophyl, kích hoạt enzyme, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa cacbonhydrat và vận chuyển năng lượng.
Cây trồng thiếu magie làm thân còi cọp, dễ đổ gãy, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già, diệp lục hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
– Lưu huỳnh (S):
Bón lưu huỳnh không những làm tăng năng xuất cây tròng mà còn có tác dụng tăng lượng protein. Đặc biệt đối với cây lương thực, cung cấp thêm hương vị cho lương thực. Thực phẩm, liên quan tới hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin, thiamin và coenzyme A. Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.
Bón phân là một kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Giúp cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất, hiệu quả. Ngược lại, bón phân quá nhiều sẽ là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa. Bạc màu đất, tích tụ trong nông sản gây ngộ độc…Vậy bón phân như thế nào là hợp lý cho cây trồng?
==> Click xem ngay: Bón phân hợp lý cho cây trồng
1.3 Nguyên tố vi lượng:
– Đồng (Cu):
Đồng là nguyên tố có ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý. Sinh hóa của cây như cố định N, khử nitrat, khử CO2 tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa gluxit. Đồng thời ảnh hưởng tới sự tổng hợp nhiều loại cacbonhydrat, clorofin và các sắc tố khác.
Biểu hiện thiếu đồng trên cây trồng: làm xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
– Kẽm (Zn):
Kẽm là thành phần của enzyme carboxylase kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp lục, kích thích quang hợp. Kẽm tham gia vào tổng hợp protein và trong sự hình thành hạt và thúc đẩy tăng trưởng thực vật và sức sống.
Thiếu kẽm lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá, kể cả gân lá, chóp lá và mép. Lá non biến dạng, mọc sát nhau, chuyển vàng trắng và xù ra. Số hoa quả giảm mạnh, năng suất, chất lượng thấp.
Thừa kẽm: xuất hiện các đốm sắc tố sẫm hoặc vệt trên lá giá, nghiêm trọng hơn sẽ có màu đỏ đậm đặc biệt là trên cuống lá và xung quanh mép lá. Có thể hủy hoại rễ gây vàng và héo cây. Cây ngộ độc kẽm làm ức chế quá trình hấp thu sắp, biểu hiện thiếu sắt.
– Sắt (Fe):
Sắt (Fe) là yếu tố cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. Tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều enzyme. Đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa diệp lục tố, khử nitrat, hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao.
Biểu hiện của thiếu sắt thường làm cho cây bị vàng lá do mất diệp lục. Thiếu nặng làm chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.
Thừa sắt: Cây lúa bị thừa sắt xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu trên lá già. Và bắt đầu từ đầu lá lan dần vào giữa làm cho toàn bộ lá chuyển sang màu nâu, tím, vàng, da cam. Lá bị cuộn vào, trường hợp nghiêm trọng lá chuyển sang màu nâu và chết.
– Mangan (Mn):
Mangan đóng vai trò là chất xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây. Là0 một thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến quá trình hô hấp của cây, hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố, kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.
Thiếu Mangan lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Triệu chứng thiếu Mangan thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mangan thì Mangan trở thành dạng không tan. Ngược lại, ngộ độc mangan thường xảy ra trên những đất axít do mangan trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa mangan.
– Bo (B):
Bo là nguyên tố ảnh hưởng tới hoạt động của một số enzyme, có khả năng tạo phức với các hợp chất, tăng khả năng thấm ở màng tế bào giúp vận chuyển dễ dàng lên cây. Bo còn ảnh hưởng tới sự tạo rễ ở các bộ phận non.Thiếu Bo làm lá non ở chồi mất màu, suy yếu và dẫn đến chết chồi ngọn.
– Molyphen (Mo):
Mo là chất xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây. Là thành phần của enzyme khử nitrat và men nitrogense, cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu.
Thiếu Mo lá xanh nhạt, vàng kim đến vàng cam, có những đốm chết khắp bề mặt lá. Mặt dưới lá tiết ra chất nhựa. Khi thiếu Mo lá cây họ đậu chuyển sang màu vàng lục, thân và lá màu tím, nốt sần nhỏ.
– Clo (Cl):
Clo là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic mà ở các hạt chưa chín. Nó chiếm vị trí của axit indole acetic.
Kích thích sự hoạt động của một số enzyme và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa cacbon hydrat và khả năng giữ nước của mô thực vật.
Như vậy, mỗi nguyên tố trong 16 nguyên tố thiết yếu đều đóng một vai trò, chức năng khác nhau trong chuỗi hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Và nếu thiếu một trong các nguyên tố này đều gây ảnh hưởng, cản trở quá trình. Vì vậy, để trồng, chăm sóc cây chúng ta nên có kiến thức, kinh nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại. Để có thể chuẩn đoán để bổ sung khi thiếu hụt. Ngoài 3 nguyên tố là C, H, O là nguyên tố lấy trực tiếp từ tự nhiên. Còn 13 nguyên tố còn lại được có mặt trong các loại phân bón hiện nay. Việc tìm hiểu liều lượng và thời điểm sử dụng tạo nên chất lượng và hiệu quả cho cây trồng.
2. Các chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng
Chất dinh dưỡng có lợi là chất mà nếu không có chất đó cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Nếu bổ sung thêm sẽ làm cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, mang lại năng xuất, chất lượng cao hơn.
Thông thường, những chất này cây cần rất ít, hay còn gọi là những chất thuộc nhóm siêu vi lượng.
Những chất trong nhóm siêu vi lượng bao gồm: Coban (Co), Natri (Na), Nhôm (Al), Niken (Ni), Vanadi (V), … và các nguyên tố đất hiếm (Lanthanum, Cerium, Europium, Gadolinium,…)
Những vùng đất có chứa các chất siêu vi lượng khác nhau. Sự tương tác của chúng với từng loài cây trồng đã tạo nên các hương vị nông sản đặc trưng cho từng vùng. Ví dụ: Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Diễn. Cam Cao Phong, cam Vĩnh Tuy, vải Hưng Yên, vải Thanh Hà….
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Liên hệ mua chế phẩm sinh học
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.