Cây cà phê là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Tây Nguyên. Với điều kiện thích hợp, nắm bắt những kỹ thuật chăm sóc cây tốt, cây cà phê đã đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. Đặc biệt là sản lượng xuất khẩu sang nước ngoài năm 2018 lên tới 1,882 triệu tấn, trị giá 3,544 tỷ USD. Để đạt được giá trị kinh tế lớn, bà con trồng cà phê cần phải xác định được nguyên nhân, tình trạng dinh dưỡng của cây để có thể khắc phục được một số bệnh như: bệnh vàng lá trên cây cà phê. Dưới đây, Sumo Nhật Việt xin chia sẻ một số kinh nghiệm khắc phục tình trạng cây cà phê bị vàng lá như sau:
Cây cà phê bị vàng lá
1. Nguyên nhân gây vàng lá trên cây cà phê
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá trên cây cà phê. Một trong các nguyên nhân chính được kể đến dưới đây.
Không phải loại kiến nào cũng là loại gây hại cho cây, đa số trong số chúng là các loài kiến có ích. Chúng là các loại thiên địch của các loài sâu đục thân, mọt đục cành, rầy, rệp…Tuy nhiên, cũng có một số loài kiến gây hại cho cây cà phê như kiến đen, kiến vàng, chúng cắn rách lá, hút nhựa cây, làm tổ làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, gây khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch.
==> Click xem ngay: Biện pháp phòng trừ kiến đen trên cây cà phê
1.1 Cây bị thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn với quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Khi thiếu một trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh trưởng, cây sẽ biểu hiện ra ngoài. Thiếu một trong những chất như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magie, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan…đều làm cà phê vàng lá và dựa theo những biểu hiện khác nhau của cây mà người ta có thể biết được cây thiếu nguyên tố nào.
1.2 Cây thiếu đạm:
Cây cà phê biểu hiện vàng các lá già, bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá và chuyển dần lên các lá non. Cây trở nên kém phát triển, cằn cỗi, cành dự trữ ngắn, ra ít trái, trái nhỏ năng xuấ thấp.
1.3 Cây thiếu lân:
Lá cà phê bị xỉn màu, không sáng bóng, chồi non kém phát triển dẫn đến cây ra ít trái, ít hoa.
1.4 Cây thiếu kali:
Lá sẽ bị vàng dần từ mép lá vào, từ chóp lá trở xuống, khô héo dần và rụng sớm. Vào cuối mùa mưa, khi trái tăng trưởng mạnh, to dần thì thường xảy ra hiện tượng thiếu kali, lá rụng hàng loạt. Lúc này cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu về kali của cà phê tăng cao. Khi bị rụng lá khiến quả cà phê không năng xuất, quả nhỏ, chất lượng kém.
1.5 Thiếu magie:
Các lá có nhiều gân màu đen, rồi lan từ giữa lá ra phía ngoài, xuất hiện những vệt vàng sọc ở vùng thịt lá, sau lan ra toàn bộ lá. Thiếu magie dẫn đến cay sinh trưởng, phát triển kém, trái ít, năng xuất thấp. Thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa, đặc biệt là trên các vùng đất chua, đất có tầng canh tác mỏng, nhiều quặng boxit.
1.6 Cây thiếu lưu huỳnh:
Chùm lá non trên ngọn cây cà phê chuyển vàng, rìa lá bị uốn cong. Lá dòn, dễ rách và chết từ ngoài vào trong lá. Cây thừa lưu huỳnh thì dẫn tới việc làm chua đất, giúp hòa tan các kim loại độc như nhôm, sắt khiến rễ cây tổn thương, chuyển sang màu đen, dẫn tới vàng lá, thối rễ.
1.7 Cây thiếu kẽm:
Khi lá non của cây chuyển vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh. Chùm lá non ngắn, xù ra và không nở lớn được thì đây là hiện tượng thiếu kẽm. Khi thiếu kẽm, cành dự trữ của cây không phát triển được
1.8 Cây thiếu Bo:
Các chồi non trên cây bị chết, lá bị biến dạng, lá cong queo, bản lá dài và hẹp. Ngọn lá có màu xanh đen thẫm hoặc ngả vàng. Khi cây cà phê bị thừa Bo khiến các lá cây xuất hiện các đốm chết chuyển sang màu nâu và rụng.
Cây cà phê bị thiếu Bo gây vàng lá
1.9 Cây thiếu Mangan:
Cây cà phê kém phát triển, các lá non màu vàng trắng, cũng làm năng xuất chất lượng cà phê thấp. Cây thừa mangan khiến những phiến lá chuyển vàng nhưng gân lá vẫn màu xanh. Khi bị nặng thì lá hình mác, nhỏ, lóng rút ngắng, chồi ngọn thường chết.
2. Biện pháp khắc phục:
Bón đầy đủ phân đa lượng, trung, vi lượng theo từng chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
Hiểu biết về những đặc điểm: mùa vụ, chăm sóc, phòng bệnh của cây cà phê
Nắm bắt tốt các nguyên nhân, tình trạng bệnh để tìm biện pháp khắc phục.
Khi cây đã mắc phải các triệu chứng trên thì chứng tỏ vườn cà phê bị thiếu dưỡng nặng. Bà con cần quan sát và xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, tránh ảnh hưởng tới năng xuất chất lượng cà phê.
3. Cây bị sâu bệnh
Hiện nay, xuất hiện rất nhiều những loại bệnh lây nhiễm cho cây cà phê, gây nên hiện tượng vàng lá. Một trong các loại bệnh do nấm Colletotrichum, vi khuẩn Pseudomonas synigeaa, Pseudomonas garcae…ngoài ra còn các loại bệnh nhe bệnh gỉ sắt, nấm hồng, rệp sáp, tuyến trùng gây hại.
Cây cà phê bị vàng lá do sâu bệnh tấn công.
3.1 Biện pháp khắc phục:
Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để diệt trừ một số loại nấm, tuyến trùng, gỉ sắt…
Bón phân hữu cơ sinh học giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi, cạnh tranh môi trường phát triển đôi với loại có hại. Cải thiện cấu trúc đất, làm đât luôn tơi xốp, cây phát triển và đạt năng xuất cao.
Sử dụng các loại chế phẩm sinh học, sử dụng an toàn, tiết kiệm, tác dụng bảo về và tăng cường hệ miễn dịch của cây đối với một số loại bệnh. Ngoài ra, bà con cũng nên học thêm kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch.
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.