Cách ủ mùn cưa làm phân hữu cơ sinh học
Mùn cưa là gì? Mùn cưa là một loại phế phẩm hữu cơ trong sản xuất, chế biến gỗ của các loại cây. Được bào mỏng, nghiền vụn thành những hạt có kích thước nhỏ. Do kích thước của chúng quá nhỏ bé và không đồng đều nên trước đây mùn cưa ít được sử dụng trong cuộc sống và chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Thế nhưng, không gì là rác thải nếu chúng ta biết cách vận dụng nó vào đời sống. Bài viết này, Sumo Nhật Việt sẽ chia sẻ cách ủ mùn cưa làm phân hữu cơ sinh học.
Mùn cưa
1. Mùn cưa dùng để làm gì và cách ủ mùn cưa làm phân hữu cơ sinh học?
Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ mùn cưa đã và đang được đưa vào sử dụng cho các lĩnh vực về công nghiệp năng lượng, xây dựng, nội thất. Một số ứng dụng trong trồng trọt chăn nuôi nhưng hiệu quả sử dụng, lợi ích kinh tế đem lại chưa cao cho người dân. Vì mùn cưa là loại nguyên liệu hữu cơ khó phân giải. Để phân giải thành chất dinh dưỡng cây có thể hấp thụ được theo cách ủ thông thường phải mất 1-2 năm.
Tuy nhiên, với sự ra đời của các loại men ủ với thành phần là vi sinh vật có lợi đã góp phần xử lý. Phân giải nguồn phế phẩm, vật liệu, rác thải hữu cơ thành dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Dưới tác động của các loại vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ. Vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật ức chế mầm bệnh…chứa trong men ủ, nguyên liệu như mùn cưa, vỏ cây, trấu cũng nhanh chóng bị phân giải thành loại dễ hấp thụ cho cây trồng. Quá trình ủ chỉ mất khoảng 25-30 ngày đã có thể đem ra sử dụng cho cây.
2. Quá trình ủ mùn cưa làm phân hữu cơ sinh học
Để quá trình ủ mùn cưa làm phân hữu cơ sinh học được thuận tiện và dễ dàng nhất. Bà con hãy tham khảo các bước làm sau đây.
2.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu cho đống ủ phân có thể tận dụng tất cả các nguồn vật liệu hữu cơ như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía…chiếm khoảng 500-700kg. Nguyên liệu trước khi ủ cần được băm nghiền nhỏ. Kích thước từ 2-5cm càng nhỏ càng tốt. Làm cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào bên trong vật liệu, quá trình ủ, lên men càng nhanh.
Sau đó, nguyên liệu được làm ẩm khoảng 60-65%. Bằng cách nắm chặt nguyên liệu, khe ngón tay có vệt nước nhưng không nhỏ giọt là được. Việc làm ẩm nguyên liệu nên được tiến hành trước khi ủ khoảng 12 tiếng để nguyên liệu ngấm đều. Tạo môi trường sống thuận lợi cho vi sinh vật.
Các loại phân động vật như phân gà, phân lợn, trâu, bò… Làm tăng lượng dinh dưỡng trong phân ủ sau này. Bổ sung lượng phân động vật khoảng 200-500 kg. Trường hợp phân quá ướt cần tách nước hoặc trộn thêm các chất độn sao cho đạt độ ẩm.
2.2 Men ủ phân
Men ủ: 1 kg men ủ vi sinh (1 kg men ủ trộn với 5-10 kg cám gạo) có thể sử dụng cho khoảng 1-2 tấn nguyên liệu tươi. Nếu thao tác thành thục (có kinh nghiệm) có thể ủ được 3-4 tấn). Tuy nhiên đối với các vật liệu như vỏ cây, mùn cưa, trấu và các vật liệu khác khó lên men nên tăng lượng dùng.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Làm đất tơi xốp, cải tạo đất hiệu quả.Trả lại cho đất lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển bền vững.
==> Click xem ngay: Phân bón hữu cơ là gì?
2.3 Trộn nguyên liệu và chất đống ủ
– Nơi ủ phân: chọn nơi, cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
– Nguyên liệu sau khi đã được làm ẩm tới độ ẩm phù hợp sẽ phối trộn với nhau .
– Trải đều nguyên phụ liệu thành từng lớp, dày khoảng 10-20 cm
– Sử dụng men ủ pha trộn với cám gạo rắc đều lên các lớp.
– Phủ kín đống ủ bằng rơm rạ hay cỏ khô.
– Một đống (hoặc 1 khuôn ủ) không dưới 500 kg, chiều cao trung bình không dưới 70 đến 80 cm (chóp cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét)
Chất đống ủ
2.4 Đảo trộn
– Trong quá trình ủ, vi sinh vật hoạt động phân giải mạnh mẽ khiến nhiệt độ trong đống ủ sẽ gia tăng nhanh chóng. Sau 48h ủ, nhiệt độ bên trong đống ủ có thể lên tới 50-600 Nếu nhiệt độ ủ vượt quá 65°C, lúc này cần phải đảo trộn nguyên liệu thêm một lần nữa. Khi đảo trộn chú ý đảm bảo sự thông thoáng cho nguyên liệu, có thể dùng gậy có đường kính 5-10 cm tạo thành các lỗ trong đống nguyên liệu.
2.5 Kết thúc quá trình ủ
Sau 3 đến 4 lần đảo trộn nguyên liệu, khoảng 25-30 ngày, nguyên vật liệu đã không còn bất kỳ mùi hôi gì nữa. Ngược lại, có mùi amoniac nhẹ hoặc mùi thơm nhẹ của đất sau khi lên men sinh học. Có thể nhìn thấy giữa đống ủ một lượng lớn sợi nấm màu trắng cho thấy quá trình lên men được hoàn thành.
Phân bón hữu cơ hình thành sau quá trình ủ có thể được sử dụng trực tiếp bón cho cây hoặc cũng có thể phối trộn với các thành phần dinh dưỡng, hoặc các loại vi sinh vật có lợi để tăng hiệu quả, chất lượng.
2.6 Lợi ích của phân bón hữu cơ tạo ra
– Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi, đa lượng, kích thích tăng trưởng, vitamin…
– Phân hữu cơ làm gia tăng chất mùn cho đất, giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng kết dính, gây úng. Tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn.
– Giúp giữ lại các chất dinh dưỡng, tạo độ ẩm, cân bằng pH cho đất.
– Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất. Trong phân hữu cơ có chứa các loại vi sinh vật có ích. Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo…giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, đồng thời ức chế, tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại, bảo vệ, tăng sức đề kháng của cây trồng.
– Không chứa các hóa chất độc hại, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.