Nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư là loại nấm ăn ngon và phổ biến ở nước ta. Với giá trị dinh dưỡng cao và dễ nuôi trồng nên được nhiều người ưa chuộng. Bài viết của Sumo Nhật Việt hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách trồng nấm sò tại nhà đơn giản trong tích tắc.
Nấm sò
Nấm sò còn gọi là nấm bào ngư có rất nhiều chủng loại khác nhau. Tùy theo công dụng và mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn loại nấm phù hợp cho gia đình. Tuy nhiên, mọi người đa số hiện nay chưa biết rõ cách phân biệt các loại nấm sò và mục đích sử dụng của chúng. Bài viết dưới đây của Sumo Nhật Việt sẽ chỉ ra cho bạn biết điều đó.
==> Click xem ngay: Các loại nấm sò
1. Tìm hiểu về nấm sò
Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus sp. thuộc chi Pleurotus họ Pleurotaceae. Chúng có tới 39 loài khác nhau về màu sắc, hình dạng.
Nấm có hình dạng phễu lệch, mọc thành cụm, mỗi cánh nấm gồm 3 phần: Mũ, phiến, cuống. Khi trưởng thành, nấm sò sẽ phát tán bào tử nhờ gió, bào tử gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ nảy mầm.
Nấm sò không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng. Trong nấm sò khô, lượng protein chứa là khoảng 20%, với đầy đủ các loại axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế. Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm còn có giá trị dược liệu. Nhiều nghiên cứu cho biết nấm sò cùng một số nám ăn khác có tác dụng chống ung thư. Nấm sò có thể trồng quanh năm, đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nấm sò khác nhau như sò trắng, sò tím, sò vàng, sò xám. Nấm sò có rất nhiều cách chế biến khác nhau, có thể dùng để xào, nấu hay là dò nấm, ruốc nấm.
Nấm sò trong bữa ăn hằng ngày
2.Cách trồng nấm sò tại nhà
Khi đã tìm hiểu rõ về nấm sò và giá trị dinh dưỡng của nấm sò thì tại sao chúng ta không cùng nhau tìm hiểu về cách trồng nấm sò để có bữa ăn ngon cho gia đình.
Nấm sò có rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các loại khoáng chất như Canxi, Sắt, Magie, Photpho, Natri, Kali,Kẽm và các loại vitamin như A, D,K. Tuy nhiên, đa số bà nội trợ chưa biết cách chế biến nấm sò ngon và hấp dẫn.
==> Click xem ngay: Những món ăn ngon với nấm sò
2.1.Chuẩn bị
Bịch nấm sò: Là bịch nấm đã được cấy giống sẵn. Mọi người có thể đến các trang trại trồng nấm mua về. Bịch nấm phải có hệ sợi trắng đều không có mốc xanh, mốc đen. Sau khi mua, bạn không nên trồng vội mà để bịch nghỉ vài ngày. Đối với những bịch nấm chưa mọc kín đáy bạn nên để chúng mọc kín rồi hãng đem trồng.
2.2. Khu vực nuôi trồng
Khu vực nuôi phải đảm bảo nhiệt độ 20-30° C độ ẩm đạt 80-85%. Phòng nuôi trồng phải đảm bảo không có ánh nắng trực tiếp, tránh gió lùa, ánh sáng tự nhiên, không khí lưu thông và có thể tưới ẩm mà không ảnh hưởng đến vật dụng trong nhà và phòng phải giữ độ ẩm ổn định.
Bạn có thể để ở phòng trống không gian nhỏ hay trong nhà tắm ( luôn phải vệ sinh sạch sẽ). Bạn cũng có thể để ở gầm cầu thang hay chỗ để xe.
3. Chăm sóc và thu hoạch
Bịch nấm sò đem nuôi trồng bạn tiến hành tháo bỏ nút bông, nén nhẹ bịch nấm rồi buộc lai bằng dây chun. Bạn có thể để nấm ra ở miệng nút hay rạch bịch thành các đường song song với nhau dài 3-4cm sâu 2-3cm sau đó xếp bịch trên giàn, trên giá hay treo bịch để tiết kiệm diện tích, các bịch nấm cách nhau khoảng 15cm để có không gian cho nấm mọc. Dùng bình tưới phun sương không gian phòng, tưới nền, tưới nhiều lần trong ngày tránh đọng nước nền. Sau 4-6 ngày , mầm quả thể xuất hiện ở vết rạch, tiến hành tưới trực tiếp vào bịch nấm, giữ ẩm đều mỗi này tưới 2-3 lần. Khi thu hái xong bạn tránh tưới vào vết vừa thu hái mà chỉ tưới nhẹ xung quanh để tạo độ ẩm, kích thích nấm ra quả thể và lại chăm sóc lứa 2,3.
Lưu ý:
–Chỉ tưới nước trên thân, ngoài bịch (không tưới nước vào trong bịch vì nấm không cần nước chỉ cần độ ẩm).
– Lỡ nước có vào trong bịch thì tìm cách thoát nước ra ngoài tránh làm tơ nấm ngộp nước.
– Nên tưới thành nhiều lần trong ngày để duy trình độ ẩm, càng ẩm nấm càng nhanh ra. nếu ko có điều kiện tưới nhiều thì có thể thay thế bằng cách trùm khăn ẩm, che chắn, làm hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun sương.
– Nếu nấm lâu ra phải xem lại nước tưới có nhiều clo quá không, nên vặn nước để qua đêm cho bay hết clo hãy dùng.
Thu hoạch: Thông thường với bịch nấm đã mọc kín đáy, bắt đầu tưới nước khoảng 5-7 ngày là nấm sẽ ra. Tuy nhiên nấm có thể ra chậm hơn vì thiếu ẩm, thiếu nước, vết rạch quá sâu hay rạch bằng dao rỉ. Nấm sò mọc thành cụm hay đơn lẻ khi hái thì hái cả cụm, không để sót gốc. Bạn nên hái nấm đúng độ tuổi ( khi nấm có đường kính mũ từ 3-5cm).
Lưu ý:
– Khi nấm nhú ra tới lúc thu hoạch được chỉ chừng 1 ngày, cần tưới phun sương lên tai nấm và hái nấm khi viền mũ nấm còn cúp vào trong. Khi để lâu viền mũ nấm sẽ xòe ra, dúng dúng và phun bụi bào tử màu trắng nấm lúc này ăn sẽ lạt và dai.
– Khi hái nấm cần nhổ cả gốc, cần cả cụm xoay nhẹ và nhổ nấm ra. Tránh để lại cuốn nấm bên trong sẽ làm thối cả bịch. nếu lỡ làm đứt còn chân nấm bên trong thì tháo miệng bịch nấm ra dùng dao sạch cạy chân nấm đi và buột bịch lại như cũ..
– 1 Bịch phôi bình thường chăm sóc tốt thu nấm từ 5 tới 7 lần, khoảng 300 tới 400g nấm.
– Trong quá trình chăm sóc nấm nếu thấy nấm bị héo vàng là do bị gió lùa hay ánh nắng chiếu thẳng vào cần che chăn bịch nấm và giữ ẩm chúng.
– Thấy ruồi xuất hiện xung quanh bịch nấm cần chuyển bịch ra khu vực nuôi trồng khác (vệ sinh bằng nước vôi trước khi đưa bịch nấm vào chăm sóc) hoặc dùng bẫy dính ruồi đặt cạnh khu vực nuôi trồng.
– Khi trời lạnh quá nấm có để bị đen hoặc bầm tím cần che chắn hay đưa bịch nấm vào khu vực ấm hơn.
–Nấm phát triển cuống dài và to, tán nấm không phát triển và nhăn ở mép và dọ bị thiếu CO2 và thiếu sáng hay thiếu ẩm.
Nấm sò sẽ thu hái được làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày. Khi bịch nấm nhẹ đi và không còn ra quả thể (bịch nhăn nheo, nhẹ tênh như bịch bông gòn) là hết đợt thu hái nấm.
4. Trồng nấm sò theo quy mô công nghiệp
Khi đã có kinh nghiệm trồng nấm sò tại nhà bạn có thể thử sức với mô hình trồng nấm sò theo quy mô công nghiệp dưới đây.
4.1. Nguyên liệu xử dụng
Nguyên liệu gồm có: Giống nấm sò, Bông phế loại, mùn cưa, cám mạch, bột nhe, vôi
Vật liệu: Túi nilon chịu nhiệt có kích thước 25*35cm, 20*30cm, bông, chun, cồn
4.2. Xử lý nguyên liệu
Mùn cưa được chỉnh ẩm bằng nước vôi 1% ( 1m3 nước cần 4kg vôi) sao cho độ ẩm đạt 62-65%, ủ trong 1 tuần.
Bông đươc ủ trước hai ngày đóng bịch ( Bông ủ ngâm trong nước vôi 1% đóng thành đống ủ dưới có kệ thoát nược và quây kín xung quanh đống ủ, có cọc thông khí ở giữa). Trước khi đóng bịch tiến hành phay đều bông.
Nguyên liệu sau khi chỉnh ẩm được bổ sung thêm cám mạch và bột nhẹ theo công thức: 50% bông: 44% mùn cưa: 5% cám gạo:1% bột nhẹ. Sau đó tiến hành đóng vào bịch. Mỗi bịch nấm nặng khoảng 1.5kg. Buộc chun túi sau khi đóng và đưa vào lò hấp. Hấp túi ở 100° C trong 10-12 tiếng.
4.3 Cấy giống và ươm sợi
Túi sau khi hấp được đưa vào phòng để nguội và tiến hành cấy giống. Xúc đầy 1 thìa giống nấm bỏ vào túi buộc túi lại bằng nút bông và chuyển sang phòng ươm sợi.
Ươm sơi: Bịch nấm để ở nơi khô thoáng, kín gió, ánh sáng yếu. Sau khoảng 20-25 ngày, hệ sợi bắt đầu ăn kín đáy bịch tiến hành đem treo.
4.4.Chăm sóc và thu hái
Sau khoảng 20 ngày bịch nấm đã mọc kín đáy tháo bông và buộc miêng túi lại đem treo trong phòng nuôi trồng cách mặt đất khoảng 15cm, tiến hành rạch bịch bằng dao đã qua khử trùng. Không tưới trực tiếp vào bịch nấm chỉ tưới xung quanh tường và nền nhà hay tưới phun xương tạo độ ẩm.
Khi quả thể nấm hình thành tiến hành tưới đón nấm ngày hai lần sáng và chiều, trời hanh khô tươi 4-6 lần/ngày. Khi quả thể khá to và bắt đầu thấy các bào tử phát tán vào không khí như lớp khói trắng bay ra tiến hành thu hái nấm.
Lưu ý: Có rất nhiều cách nuôi trồng khác nhau tùy từng vùng miền và điều kiện sản xuất để áp dụng cách nuôi trồng nấm sao cho phù hợp.
Nấm sò tím
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc quan tâm và hiểu hơn về cách trồng nấm sò tại nhà. Vui lòng liên hệ với Sumo Nhật Việt để biết thêm thông tin chi tiết cũng như mua bịch nấm sò chất lượng với giá cả phải phải chăng.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://demo10.vinasite.top
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội