Trong quá trình trồng trọt, cây trồng đối mặt với rất nhiều những loại bệnh gây hại. Gây ảnh hưởng tới năng xuất, chất lượng, sản lượng thu hoạch. Yêu cầu bà con phải nắm bắt tình hình bệnh để kịp thời ứng phó, phòng trị bệnh. Một trong những loại bệnh gây hại hàng năm xuất hiện trên cây trồng, bệnh vàng lá thối rễ thường gây bệnh nghiêm trọng nhất trên cây có múi. Khả năng lây lan rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bài viết dưới đây Sumo Nhật Việt sẽ cùng bà con tìm hiểu bệnh vàng lá thối rễ là gì.
1. Bệnh vàng lá thối rễ là gì?
Vàng là thối rễ là căn bệnh thường gặp trên các loại cây trồng có múi như bưởi, cam quýt. Nguyên nhân gây bệnh do tác nhân gây hại là nấm bao gồm Fusarium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra. Đặc biệt, sự phối hợp giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là nguy hiểm nhất. Vì chúng tạo ra các vết thương trên bộ rễ, làm giảm khả năng miễn dịch của cây. Tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây hại.
Bệnh vàng lá trên cây có múi
1.1 Biểu hiện của bệnh vàng lá, thối rễ
Giai đoạn đầu của bệnh, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt. Phiến lá ngả sang vàng cam, dễ rụng, chất lượng ra quả kém, bị rụng sớm. Rễ cây bị hư thối ở nhánh cây lá bị vàng, bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào rễ lớn. Giai đoạn sau của bệnh là cây bị xâm nhập nặng có thể chết cả cây.
Bệnh thối rễ ở cây
2. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá, thối rễ
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ là do nấm gây nên. Nhưng để bị nấm xâm nhập vào cây gây bệnh là dựa vào các yếu tố môi trường. Nếu môi trường rất tốt, đủ dinh dưỡng, cây phát triển xanh tốt thì khả năng nấm xâm nhiễm được là rất khó. Tuy nhiên, một số yếu tố môi trường sau đây là nguyên nhân, là điều kiện cho nấm phát triển, gây bệnh:
2.1 Đất trồng
Đất trồng là yếu tố quan trọng đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ.
* Đất bị chua, thoái hóa
Đất trồng canh tác lâu năm, đất bị bón phân hóa học nhiều gây chua, thoái hóa, đất chua có pH thấp từ 3,9 – 4,5. Đất chua không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng. Nhưng nó làm giảm khả năng hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng có trong đất, trong phân bón. Làm cấu trúc đất thay đổi, dễ bị mất nước, bị khô cứng, chất mùn, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.
Đất khô khiến cho rễ bó chặt, úng nước khi mưa, cây không phát triển được, là lúc hệ miễn dịch của cây kém, tạo điều kiện cho các nấm, tuyến trùng gây bệnh.
* Đất sét, ít mùn
Đất sét được cấu trúc từ các hạt sét nhỏ, mịn. Đất sét ít mùn, dường như không có khoảng trống nào, khi bị ướt chúng kết dính chặt chẽ với nhau, khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm tạo nên tình trạng ứ đọng nước. Cây trồng trên nền đất sét dễ bị úng nước, thối rễ vào mùa mưa. Khi nắng nóng thì đất khô cứng, bề mặt nứt nẻ, khiến rễ cây rất khó đâm sâu vào đất hút nước và dinh dưỡng.
* Đất khó thoát nước
Nước ngập tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật kỵ khí phát triển phân hủy các chất thành các sản phẩm lên men, chất hữu cơ độc hại gây thối rễ non. Làm cho các loại nấm và vi sinh vật gây bệnh tấn công, xâm nhập vào cây trồng. Cây trồng bị nấm xâm nhập, đầu tiên là ở rễ sau đó nhờ các vi ống, nấm lan rộng vào cả cây. Nhánh cây bị lệch theo hướng nào thì rễ cũng thường hư thối ở hướng đó.
2.2 Phân bón
Trong quá trình canh tác vườn theo phương pháp truyền thống, bà con thường xuyên sử dụng các loại phân bón và thuốc hóa học để bảo vệ và giúp cây mau lớn. Làm như vậy trong thời gian dài sẽ không tránh khỏi được ngộ độc đất, đất ngày càng trở nên cằn cỗi và lớp đất bề mặt bị bào mòn, các loại vi sinh vật có lợi trong đất dần bị tiêu diệt. Điều này cũng làm cho bộ rễ cây bị suy giảm sức đề kháng, rễ bị thối dần,…
Sử dụng phân bón vô cơ bón cho cây
3. Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh vàng lá thối rễ nếu không xử lý nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và năng suất khi thu hoạch. Bà con hãy tham khảo các biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ dưới đây để tăng năng suất cho cây trồng.
3.1 Xử lý đất trồng
Nên rải vôi trước khi trồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc. Quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, làm đất tơi xốp. Cung cấp lượng lớn vi sinh vật có ích, cạnh tranh, tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất.
3.2 Sử dụng vi sinh vật, nấm đối kháng để diệt trừ bệnh.
Sử dụng thuốc hóa học tưới vào đất sẽ đồng thời tiêu diệt nấm bệnh cũng như tất cả vi sinh vật trong đất, làm cho đất chai cứng, bạc màu, thoái hóa. Sử dụng vi sinh vật và nấm đối kháng để cạnh tranh, diệt trừ nấm và kích thích rễ phát triển, là một sự lựa chọn tốt nhất. Cách phòng chống bệnh hại cây trồng bằng chế phẩm vi sinh còn tăng cường hệ miễn dịch cho cây, giúp cây chống trọi với bệnh lâu dài, không như thuốc hóa học, điều trị tạm thời, sau khi hết thuốc cây lại bị nhiễm bệnh.
3.3 Cắt tỉa cành bệnh, bỏ những cây bệnh nặng
Cắt tỉa hết toàn bộ cành bệnh, cành tăm, cành vượt, tất cả các cành không cần thiết để giảm thiểu nhu cầu dinh dưỡng.
Cuốc xới toàn bộ lớp đất mặt xung quanh tán cây với độ sâu từ 5 – 10cm. Với cây trồng sâu cần cuốc sâu hơn.
Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh trên cây nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.
Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.