Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam – Cách ủ phân hữu cơ từ cỏ dại
Cỏ dại mọc ở khắp mọi nơi và tưởng chừng như chẳng đem lại lợi ích, tuy nhiên trên thực tế nó lại có những công dụng đầy bất ngờ. Trong bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ các loại cỏ dại phổ biến tại Việt Nam cũng như cách ủ phân hữu cơ từ cỏ dại để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ và phát huy được công dụng của loại thực vật này tối ưu.
1. Cỏ dại là gì?
Cỏ dại là những loại cây mọc ở những nơi mà con người không mong muốn. Khi các loại thực vật mọc không đúng chỗ sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của con người. Vậy nên tùy theo điều kiện không gian, thời gian mà con người sẽ xếp thực vật đó có phải nằm trong loại cỏ dại hay không.
Trong hệ sinh thái tự nhiên, cây cỏ dại là một phần tất yếu và nó đấu tranh để duy trì sự cân bằng. Trong canh tác theo hướng hữu cơ hiện nay bà con cần hiểu rõ điểm bất lợi và có lợi của cỏ dại để quản lý cũng như vận hành hệ sinh thái vườn như ý. Bên cạnh đó, cỏ dại có thể coi là công cụ có giá trị trong việc ngăn chặn, kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại, làm phân hữu cơ để bón cho các loại cây trồng,…
2. Tác dụng của cỏ dại
– Mặc dù cỏ dại lấy đi dưỡng chất trong đất, tuy nhiên các chất dinh dưỡng này có thể quay lại đất nếu như bạn biết cách tận dụng cỏ dại để làm vật che phủ gốc, ủ phân xanh hay khi cỏ chết đi để trả lại một phần lượng hữu cơ cho đất.
– Các loại cây cỏ dại có thể giữ độ ẩm, cân bằng hệ vsv trong đất, tạo nên môi trường để vsv tồn tại và phát triển. Khi đất ẩm cũng tạo điều kiện để các loại vật như giun, dế, các loại côn trùng, động vật khác sinh sống, giúp xới đất tạo sự thông thoáng, khi chúng chết đi để lại lượng dưỡng chất rất lớn cho đất.
– Vào mùa mưa cỏ dại có thể hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng của đất, nhất là đất ở khu vực đồi dốc. Còn vào mùa nắng nóng thì cỏ dại lại giúp giữ ẩm và cân bằng nhiệt của tầng đất trên mặt. Nhờ vậy mà cây trồng không bị sốc nhiệt khi nhiệt độ bị chênh lệch quá lớn.
– Khi cỏ dại lên cao và cắt đi thì sẽ trả lại một phần lượng hữu cơ cho đất. Còn khi đào gốc và rễ khô thì nó sẽ giúp cung cấp oxy hóa cho đất, tạo được sự thông thoáng cho đất.
– Trong số các loại cỏ dại phổ biến tại Việt Nam có một số loại còn có khả năng tổng hợp được dưỡng chất ở trong đất, cung cấp ngược lại cho cây trồng. Điển hình trong số đó có thể kể đến các loại cỏ dại họ Đậu với tác dụng tổng hợp đạm trong đất.
– Hệ sinh thái của thực vật này giúp phân tán sâu bệnh hại trong đất, nhất là tuyến trùng trong đất. Vì vậy mà sâu bệnh gây hại không thể tập trung vào cây trồng được.
– Từ lâu cỏ dại được coi là thước đo sinh học để giúp đánh giá độ phì nhiêu cũng như cấu trúc của đất. Sự phân bố cỏ dại khác nhau giúp đánh giá được mức độ tơi xốp, thành phần dinh dưỡng, độ mặn, độ chua,… của vùng đất đó như thế nào. Chẳng hạn như các loại cỏ dại thuộc thân thảo có quá trình trao đổi chất xảy ra nhanh. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào về đất hay nước tưới thì loại cỏ dại này sẽ mọc nhanh hơn, bà con có thể dựa vào đó để nhanh chóng đưa ra phương án xử lý.
– Cân bằng hệ sinh thái cỏ dại và cây trồng là cách giúp gia tăng năng suất trồng trọt cũng như cải thiện được chất lượng nông sản, kéo dài tuổi thọ của cây trồng, bảo vệ môi trường đất, gia tăng khả năng canh tác, tiết kiệm chi phí thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
– Bà con có thể tận dụng cỏ dại để làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy mà tối ưu chi phí chăn nuôi, thu lại được lợi nhuận cao hơn.
3. Các loại cỏ dại phổ biến tại Việt Nam
Ở Việt Nam có nhiều loại cỏ dại khác nhau, việc phân biệt các loại cỏ dại, nắm rõ đặc điểm và tác dụng của cỏ dại chính là cách giúp bạn có thể phát huy được công dụng của chúng hiệu quả. Cụ thể như sau:
3.1. Cỏ bản địa
Ở mỗi vùng, mỗi loại đất sẽ phù hợp với một loại cây trồng khác nhau, với cỏ dại cũng không ngoại lệ. Ví dụ, với những vùng đất ít tơi xốp, thiếu chất dinh dưỡng thường mọc các loại cỏ lá dài, rễ ngầm và cứng như cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ gà,… Còn với những vùng đất ẩm, độ xốp cao, giàu chất dinh dưỡng chủ yếu sẽ có các loại cỏ lá tròn.
Cỏ bản địa được sinh trưởng và phát triển thích hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, vậy nên bà con hãy ưu tiên giữ lại loại cỏ này. Chưa hết, bà con cũng nên xây dựng hệ sinh thái vườn đa dạng bằng cách trồng thêm một số loại cây họ đậu, cây có họ cúc, xuyến chi, cỏ ba lá, cỏ trai,… Ưu điểm của các loại cỏ dại này là giữ ẩm, chống xói mòn, làm đất tơi xốp, phát triển hệ sinh vật trong đất khá tốt. Chưa hết, nó còn có khả năng tăng cường lượng lớn sinh khối hữu cơ, cố định đạm, xua đuổi côn trùng gây hại hiệu quả.
3.2. Cỏ họ đậu
Các loại cây cỏ dại họ đậu bao gồm cỏ đậu, đậu xanh, đậu đen, lạc dại, muồng vàng,… Lợi ích của loại cỏ này là giúp tổng hợp và cố định đạm trong đất bằng cách cộng sinh với những vi khuẩn nốt sần ở trong rễ cây. Thông qua đó tăng cường lượng đạm tự nhiên ở trong cây trồng. Chưa hết, vì lượng sinh khối cao nên khi cây chết đi còn tăng cường thêm nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.
Đặc điểm của cỏ dại thuộc nhóm họ đậu khắc với loại thường ở chỗ là nó có sức sống khá tốt, phát triển được quanh năm. Thông thường nó cũng hay mọc sát đất và mật độ cao nên giúp đem lại độ che phủ, giữ ẩm cho đất tốt. Cỏ đậu là vật chủ của rệp sáp, nhờ đó mà giảm rất nhiều áp lực cho cây trồng.
3.3. Cỏ họ cúc
Bao gồm các loại như hướng dương, bồ công anh, đại bi, cây cứt lợn, sao nhái,… Đặc điểm của nhóm cỏ dại này là độ che phủ tốt, cải tạo độ thông thoáng cho đất cũng như bổ sung lượng sinh khối cho đất hiệu quả. Một điểm dễ nhận biết nhóm cỏ dại này là nó có mùi hôi, cũng vì chi tiết này mà nó có khả năng xua đuổi côn trùng, hạn chế tuyến trùng hiệu quả.
3.4. Cỏ rau trai
Cỏ rau trai xuất hiện nhiều trong các vườn trồng cây ăn trái và có tốc độ phát triển cực nhanh, tạo độ che phủ tốt để giữ ẩm cho đất. Ngoài ra, hiện nay con người còn sử dụng cỏ rau trai cho mục đích làm dược liệu hay làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
3.5. Cỏ xuyến chi
Bao gồm các loại như cỏ đơn buốt, cỏ đơn kim, cúc vệ đường,…Chúng thuộc nhóm cỏ dại phổ biến tại Việt Nam khi xuất hiện ở mọi vùng miền, nhất là vùng đất hoang và ven đường. Công dụng của loại cỏ này là giữ độ ẩm đất tốt, tăng cường độ tơi xốp, hạn chế sự xói mòn, tuyến trùng rễ. Đặc biệt, hoa cỏ dại xuyến chi thu hút ong bướm và các loại thiên địch, xua đuổi những loại côn trùng gây hại.
Khi cắt tỉa cỏ xuyến chi giúp bổ sung nguồn hữu cơ tự nhiên cho đất. Bởi thân cỏ xuyến chi với hàm lượng sinh khối lớn và giàu dinh dưỡng. Trong Đông y loại cỏ dại này còn là vị thuốc và được chế biến để làm món ăn bổ dưỡng.
3.6. Cỏ lào
Với các loại như cỏ cộng sản, cỏ tàu bay, cỏ hôi,…, chúng đều là những loại cỏ dại phổ biến ở nước ta. Ưu điểm của loại cỏ dại này là giúp chống xói màu vùng đất có độ dốc cao, giúp che phủ và làm đất tơi xốp hơn. Toàn thân cỏ lào mềm, dễ phân hủy và chứa lượng sinh khối hữu cơ cao nên nó khá lý tưởng sử dụng để ủ phân xanh.
Hiện nay nhóm cỏ lào còn được xếp vào loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhờ đặc điểm phòng ngừa và xua đuổi được các loại nấm cũng như sâu bệnh khá hiệu quả. Đã có nhiều bà con khi trồng khoai hay lạc đều vùi cỏ lào cùng phân xanh vào đất để ngăn các loại sâu, sùng hại củ. Còn trong Đông Y cỏ lào là một vị thuốc giúp cầm máu, giảm sưng viêm và điều trị tiêu chảy hiệu quả.
Bên cạnh những cái tên kể trên thì còn có một số loại cỏ dại thường gặp hằng ngày như: Sài đất, linh lăng, cỏ voi, sâm đất, bồ ngót nhật, rau má,… Đây đều là những loại cỏ dại rất thích hợp để giữ ở trong vườn nhà.
4. Cách ủ phân hữu cơ từ cỏ dại
4.1. Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là loại phân có chứa thành phần hợp chất dinh dưỡng được cấu tạo phần lớn là từ các chất hữu cơ. Thông thường, để làm phân hữu cơ người ta thường dùng phân động vật, than bùn, phụ phế phẩm trong nông nghiệp như lá cây khô, cành khô, tro trấu, rác thải hay thậm chí là cỏ dại.
Ý nghĩa của cỏ dại trong nông nghiệp khi được sử dụng để ủ phân hữu cơ là cung cấp dưỡng chất cho đất, giúp việc trồng rau hiệu quả hơn. Bản thân cỏ dại cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, khi trải qua quá trình ủ phân hữu cơ sẽ giúp các cây trồng có thể được tăng cường dưỡng chất, phát triển và sinh trưởng tốt hơn, đem lại năng suất cao hơn. Một điều đặc biệt nữa là phân hữu cơ từ cỏ dại có thể tự phân hủy, ngấm xuống đất bổ sung vi chất cho đất, không gây hại cho môi trường.
4.2. Vai trò của phân hữu cơ được ủ từ cỏ dại
– Cỏ dại được sử dụng để ủ thành phân hữu cơ rất tiện lợi, có thể thực hiện được ngay tại nhà và giúp cải thiện được chất lượng của cây trồng, giúp đất tơi xốp, giữ nước, thoáng khí hơn.
– Giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng có lợi cho đất, làm đất màu mỡ và giàu chất dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, cây trồng khi được bón bằng phân hữu cơ ủ từ cỏ dại sẽ dễ dàng hấp thụ được chất dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh, xanh tươi, đảm bảo năng suất thu hoạch cao hơn.
– So với phân vô cơ thì sử dụng phân hữu cơ ủ bằng cỏ dại sẽ đảm bảo không làm cho đất bị bạc màu dù dùng thời gian lâu dài.
– Rất nhiều loại cỏ dại phổ biến tại Việt Nam khi ủ làm phân hữu cơ sẽ đảm bảo cho cây trồng, sản phẩm khi thu hoạch không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe con người.
– Trong khi bón phân hóa học có thành phần ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thu hoạch từ nông nghiệp thì phân hữu cơ ủ từ cỏ dại có thể khắc phục được triệt để điều đó.
4.3. Cách ủ phân hữu cơ từ cỏ dại
Tác dụng cỏ dại với cây trồng rất tuyệt vời như trên nhưng để ủ phân hữu cơ từ loại cỏ này không hề đơn giản. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất nên áp dụng theo quy trình mà chúng tôi hướng dẫn bên dưới.
Chuẩn bị nguyên liệu
– Để làm phân hữu cơ thì bà con cần chuẩn bị: Cỏ dại khô, lá cây khô, giấy, bìa carton, rơm, vỏ trứng, túi lọc trà, mạt cưa. Bên cạnh đó, bà con cũng phải chuẩn bị thêm một số nguyên liệu xanh như: Rau củ quả sống, cỏ dại tưới mới xén, vỏ trái cây, bã cà phê, phân tươi, cành cây.
– Chế phẩm sinh học Trichoderma cũng là một nguyên liệu không thể thiếu. Đây là loại nấm đối kháng Trichoderma được Viện Nghiên Cứu Sinh Học Ứng Dụng – VBIO sản xuất và phân phối. Nó có chứa nấm đối kháng với khả năng tấn công, ký sinh và gây ức chế nhiều loại nấm bệnh cho cây trồng. Ngoài ra, chế phẩm này còn giúp thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm đất tơi xốp, giữ độ phì nhiêu cho đất. Bởi vậy khi ủ phân hữu cơ bằng cỏ dại không thể thiếu sản phẩm này.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc thùng với dung tích lớn đủ để chứa được lượng phân hữu cơ mà mình mong muốn. Nếu có thể hãy chọn thùng nhựa có hình nón hay hình vuông. Còn không bạn có thể tự chế thùng chứa trong điều kiện cho phép.
- Bước 2: Rải một lớp cỏ dại khô, cây khô, rơm xuống dưới đáy thùng để thu được độ dày tầm 10cm. Tiếp theo hãy rải thêm các lớp nguyên liệu có màu nâu lên trên với độ dày cũng 10cm.
- Bước 3: Sau khi đã cho nguyên liệu màu nâu vào trong thùng thì tưới một lớp mỏng chế phẩm Trichoderma VBIO đã hòa tan lên. Sau đó hãy cho một lớp mỏng phân ủ lên trên. Nếu không bạn có thể cho một ít đất vườn lên.
- Bước 4: Dùng bình ô doa tưới nhẹ lên từng lớp hỗn hợp. Nên nhớ phải phun nhẹ để nước thấm đều các lớp nguyên liệu trong thùng chứa.
- Bước 5: Cho thêm nguyên liệu vào thành từng tầng nguyên liệu xanh, chế phẩm Trichoderma và lớp phân mỏng đen xen kẽ cho đến khi đầy hết thùng.
- Bước 6: Đậy kín thùng chứa cẩn thận và để ở nơi kín gió, giữ độ ẩm. Sau 10 ngày thì mở ra và kiểm tra độ ẩm của phân. Nếu thành phần ủ không có mầm cỏ thì các vi sinh vật ức chế đã hoạt động. Thêm nước để bổ sung độ ẩm cho chúng. Che bạt và đợi 20 ngày sau hãy trộn đều nguyên liệu lên và đậy kín lại lần nữa.
- Bước 7: Đợi 30 ngày sau thì nghiệm thu kết quả, nếu thấy đống ủ có độ mềm, ẩm, tơi xốp, màu nâu đen và các mảng nấm màu trắng, mùi chua đặc trưng của phân ủ nghĩa là bạn đã thành công.
Lưu ý khi ủ phân hữu cơ bằng cỏ dại
- Đối với thùng chứa phân có thể mua hoặc tự chế. Hình dáng thùng như thế nào cũng được nhưng tiện cho bạn khi thực hiện ủ và lấy ra lượng phân bón thích hợp.
- Thùng chứa phân hữu cơ nên đặt ở vị trí thoát nước tốt, thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào quá nhiều.
- Hạn chế đặt thùng chứa phân ở trên nền gạch, nền bê tông. Vị trí thích hợp nhất là trên nền đất để các loại vi sinh vật có thể dễ dàng xâm nhập vào được.
4.3. Cách sử dụng phân hữu cơ ủ từ cỏ dại
Cỏ dại khi dùng để ủ phân hữu cơ có ý nghĩa rất lớn đối với cây trồng. Theo đó nó thích hợp sử dụng để bón lót trước khi trồng và bón thúc.
– Bón lót: Để chuẩn bị một lớp đất mùn tơi xốp, có giá trị dinh dưỡng và diệt mầm bệnh cho hạt, cây con thì ngay khi mới trồng bà con hãy dùng phân hữu cơ ủ từ cỏ dại rải một lớp bên dưới và cày, xới với đất tự nhiên rồi hãy trồng cây, gieo hạt.
– Bón thúc: Khi cây đang trong giai đoạn phát triển, nhất là thời kỳ ra hoa, kết trái cần lượng dinh dưỡng khá cao. Để tránh cây bị đuối sức, tăng cường dinh dưỡng và đảm bảo đạt năng suất cao bà con có thể dùng phân hữu cơ ủ từ cỏ dại để bón vào gốc cây. Riêng với rau xanh bà con hãy pha loãng phân rồi tưới lên rau hoặc rải một lớp mỏng trực tiếp lên mặt đất.
Những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc nắm rõ đặc điểm các loại cỏ dại phổ biến tại Việt Nam và cách ủ phân hữu cơ từ loại nguyên liệu này. Chỉ cần áp dụng theo đúng hướng dẫn bạn sẽ đảm bảo thu lại được loại phân chất lượng tốt, có ý nghĩa rất lớn với việc trồng trọt cho gia đình và trong nông nghiệp.