Lan Ngọc Điểm (Đai Châu) là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia. Nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả. Những chùm Lan Ngọc Điểm đai châu to tròn đung đưa trước gió khiến bất kì ai nhìn thấy cũng bị thu hút và thích thú.
Không chỉ có một màu sắc duy nhất, loài lan này còn có nhiều màu sắc và hương thơm khác nhau nên nó rất được mọi người yêu thích. Vậy trồng Lan Ngọc Điểm có khó không? Trong bài này, Sumo Nhật Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc chúng nhé!
1. Tên gọi, đặc điểm
Lan Ngọc Điểm được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Lan Đai Châu, Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân Lan, Đại Châu. Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Hạt Lan Ngọc Điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng Lan Ngọc Điểm đạt hiệu quả cao Sumo Nhật Việt chia sẻ dưới đây.
2. Cách trồng Lan Ngọc Điểm
Tuy là loài Lan rừng, nhưng nếu muốn Lan Ngọc Điểm phát triển tốt, không mầm bệnh và ra hoa đúng thời điểm thì phải chuẩn bị thật kĩ từ khâu chọn giống cho đến cách trồng Lan Ngọc Điểm.
Trong số những loại lan rừng thì Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng được ưa chuộng nhất. Không chỉ có dáng đẹp hoa nở thành chùm cực kì ấn tượng mà loại lan này thường ra hoa vào đúng dịp tết.
==> Click xem ngay: Đặc điểm của Lan Ngọc Điểm – Lan Đai Châu
2.1 Xử lý trước khi trồng
Bạn có thể mua Lan Ngọc Điểm tự nhiên từ rừng hoặc cây được nhân giống. Cây Lan Ngọc Điểm rừng thường phát triển ở những nơi thoáng và thường phát triển mạnh trên các khúc gỗ mục trong rừng. nếu bạn mang cây về thì bạn nên xử lý trước khi trồng.
* Cách xử lý như sau:
Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng).
– Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)
– Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước:Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước.
– Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dươí gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.)
Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ
– Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng –bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này). Luôn nhớ Lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm. Vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài
Đối với việc mua cây con nhân giống bằng cấy mô để trồng bạn cần lựa chọn giống và chuẩn bị giá thể trồng cây.
* Chọn giống:
Trước khi trồng việc cần làm là chọn lựa được những cây giống khỏe mạnh. Với yêu cầu là cây có lá xanh, không bị dập và gãy. Riêng rễ thì cần phải khỏe mạnh và chiều dài tối thiểu 3-5cm.
* Giá thể trồng cây
Thích hợp nhất là chọn loại chậu bằng đất nung có đục nhiều lỗ thoáng khó. Chậu chứa giá thể bao gồm than, vỏ thông, có thể là gỗ lũa của nhãn, vải vv. Trước khi trồng cây vào giá thể bạn cần cắt thật sạch sẽ các chùm rễ già và dập nát. Sau khi cắt tỉa gọn gàng bạn tiến hành chuyển đến phần giá thể trồng. Khác với nhiều ý kiến là giá thể than và vỏ thông cần làm nhỏ ra. Trồng lan ngọc diểm đai trâu không cần. Chỉ cần để than to bằng chén hạt mít là được.
Nếu sử dụng lũa trồng lan thì cần sử dụng bàn chải sắt chải thật sạch đất và phần mục của lũa. Nói chung là càng sạch càng tốt. Để lan mau ra rễ trước khi trồng vào giá thể bạn nên ngâm vào dung dịch bao gồm 20 lít nước pha với 1 gói Atonik, 50ml Vitamin B1 (1 ml = 1 cc) và 1 gói Ridomil Gold. Sau đó ngâm ngập lan khoảng 20 phút. Sau đó bỏ ra treo ngược lên trong vài ngày. Việc làm này để kích thích lan mau ra rễ sau này.
2.2 Chăm sóc
– Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.
– Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C.
Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.
Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.
Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn. Hàng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.
* Chú ý :
– Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng. Vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.
– Lan Ngọc Điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa. Vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất. Nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).
2.3 Thời kì ra hoa
Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.
Hy vọng bài chia sẻ sẽ giúp bạn đọc chắt lọc được nhiều kinh nghiệm hữu ích trong cách trồng Lan Ngọc Điểm. Chúc quý bạn có được những giỏ Lan Ngọc Điểm thật đẹp từ những hướng dẫn trên. Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.