Chia sẻ cách trồng đào Tiến vua sau Tết
Đào Tiến vua là giống đào quý hiếm với nét đẹp khác lạ thường được ưa chuộng chưng Tết. Đặc biệt, sau đó cây có thể trồng lại để phục vụ cho những mùa tiếp theo. Vì thế, bạn đừng quên bỏ túi cho mình cách trồng đào Thất Thốn sau Tết được chuyên gia SUMO Nhật Việt hướng dẫn dưới đây.
Chuẩn bị điều kiện để trồng đào
Cây đào Tiến vua muốn đạt hiệu quả trồng lại và kéo dài tuổi thọ phải là loại đào còn tơ. Sau khi chơi Tết xong, cây sẽ được cắt tỉa bớt cành lá, tưới nước và để trong bóng mát vài ngày trước khi hạ đất trồng.
Đào Tiến vua sau khi chưng Tết được đem đi trồng lại
Các bài tin liên quan:
Nếu trồng đào trong chậu, cần lựa chọn chậu có đường kính lớn hơn tán cây, xử lý thoát nước dưới đáy chậu thật tốt. Đào trồng ngoài ruộng, vườn đòi hỏi vị thế cao ráo, dễ thoát nước. Đất trồng đào là loại đất thịt pha sét, độ pH phù hợp nhất từ 6 – 8.
Thời điểm trồng lại đào Tiến vua sau Tết chậm nhất vào khoảng 15 tháng Giêng. Trước khi trồng đào, tiến hành bón lót phân hữu cơ SUMO.
Quá trình trồng, lấp đất ngang cổ rễ rồi nện nhẹ xung quanh đưa đất dồn vào bầu sao cho chặt, tưới đẫm nước. Duy trì độ ẩm cây cho đến khi nảy lá non, khoảng 1 tháng.
Cắt sửa cành cho cây đào Tiến vua
Trồng xong đào Tiến vua cần cắt cành lần thứ nhất thật đau mục đích thúc đẩy cây ra nhiều lộc, hoa ở năm tới. Tiếp đó, hàng tháng cắt tỉa nhẹ vài lần đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Kỹ thuật trồng đào Tiến vua kết hợp công việc cắt sửa cùng với tạo hình tán cây.
Tưới phân hữu cơ cho cây
Một trong những lưu ý quan trọng trong cách trồng đào Tiến vua sau Tết đó là tưới phân hữu cơ cho cây. Cây đào ưa phân Bắc được ủ kỹ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma. Thực hiện tưới bón phân đều đặn cho cây sau mỗi lần cắt tỉa. Đến thời điểm tháng 8-9 tưới bón nhiều hơn để thúc cây ra hoa nhiều, to.
Tưới phân hữu cơ bằng nấm trichoderma cho đào Tiến vua tốt để đảm bảo sự phát triển
Phòng trừ sâu bệnh hại
Tương tự các giống đào khác, chăm sóc đào Tiến vua sau Tết chú ý phát hiện tình trạng sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hợp lý.
-
Rệp muội:
+ Biểu hiện: Rệp muội trên cây đào sống tập trung, gây hại cho ngọn non, mặt dưới lá và cuống lá. Nhựa cây bị rệp hút kiệt khiến cây kém phát triển, héo dần, rụng lá, hoa. Chất bài tiết của rệp còn là thức ăn của nấm bò hóng làm giảm chất lượng, năng suất hoa. Cùng với đó, tạo điều kiện cho kiến đen phát triển làm lá cây vàng, hoa ra kém, thậm chí là chết khi bộ rễ đã bị hư hỏng nặng.
+ Biện pháp: Dọn sạch cỏ, lá cây rụng tại khu vực gần cây đào, tạo độ thông thoáng tránh rệp xâm nhập. Với những cành già, bị sâu bệnh cần cắt bỏ, thường xuyên phun nước vào nơi rệp đeo bám nhiều.
-
Sâu đục ngọn:
+ Biểu hiện: Sâu đục ngọn đục vào các ngọn non của cây khi lộc phát triển khoảng 5 – 10cm. Làm ngọn cây bị héo rũ, phát sinh ra bệnh chảy gôm.
+ Biện pháp: Thay vì dùng thuốc hóa học, chỉ cần cắt tỉa mỗi đợt lộc đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được sâu đục ngọn tấn công.
-
Bệnh chảy gôm:
+ Biểu hiện: Thân cây thường chảy ra dịch nhựa do tác động của sâu đục ngọn, nấm Phytophthora sp, sương muối, nhiệt độ quá thấp… làm tổn thương vỏ cây.
+ Biện pháp: Lưu ý về cách chăm sóc cây đào, tỉa nhánh cành hợp lý tránh làm trầy xước vỏ cây, bón phân hữu cơ giúp đất tơi xốp thúc đẩy cây sinh trưởng. Khi cây bị chảy nhựa, cạo bỏ vết chảy nhựa rồi quét dầu để bảo vệ.
Bệnh chảy gôm thường xuất hiện phổ biến trên thân cây đào
- Nhện đỏ:
+ Biểu hiện: Nhện đỏ gây hại trên lá làm lá biến dạng, khi mật độ cao làm cả cành non bị khô chết, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cây.
+ Biện pháp: Trồng đào mật độ vừa phải, dọn dẹp xung quanh để không quá um tùm. Từng đợt bón phân dứt điểm, cân đối giữa các loại đạm, lân và kali. Với tình trạng nhện đỏ tấn công mạnh nên tăng cường bón thêm hàm lượng phân lân và kali.
- Bệnh xoăn lá đào:
+ Biểu hiện: Nấm (Taphoina deformans Berk Tul) là nguyên nhân gây bệnh, xâm nhiễm vào mép hoặc ngọn lá. Làm một phần hay cả lá chuyển màu xanh xám, dày lên. Những phần dày trên lá sau đó xoăn lại, biến thành túi và trên mặt có lớp bột trắng xám bao phủ. Khi lá biến thành màu nâu, khô sẽ rụng xuống., cay có thể chết nếu bệnh nặng.
+ Biện pháp: Hái bỏ, đốt sạch lá bị bệnh, vào đầu xuân phun thuốc bảo vệ cho cây bằng hợp chất vôi – lưu huỳnh. Thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 – 10 ngày.
- Bệnh thủng lá:
+ Biểu hiện: Do Xanthomonas pruni Dawson gây ra, hoặc do nấm bào tử đuôi (Cercospora circumscissa Sacc) gây ra. Sự xâm nhiễm dẫn đến sự xuất hiện các đốm nhỏ trên lá rồi lan rộng, sau khi khô lại làm nứt, rụng lá.
+ Biện pháp: Cắt tỉa cành thường xuyên để loại bỏ những cành bệnh, chú ý chăm sóc cây với chế độ hợp lý. Không trồng lẫn đào cùng những cây khác để tránh lây bệnh. Tránh bón nhiều phân đạm cho cây, tăng cường bón phân hữu cơ.
Trên đây là cách trồng đào Tiến vua sau Tết, chúc bạn áp dụng thành công! Để được cung cấp giống hoa đào tốt nhất, cũng như nhận giải đáp thắc mắc theo yêu cầu bạn hãy liên hệ đến
Mua đào Tiến vua ở đâu?
Hiện Sumo Nhật Việt có trồng rất nhiều loại hoa đào phục vụ ngày tết như: Đào thất thốn, đào tiến vua, hoa mai, cây quất cảnh,…tất cả các giống hoa và cây cảnh được trực tiếp các thạc sĩ sinh học của công ty chúng tôi nuôi trồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Điện thoại: 024 2211 8088 – 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com