Hiện tượng tôm ngạt thở, nổi đầu do ngộ độc khí NO2 đang là nỗi lo cho các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm chết hàng loạt gây tổn thất lớn về kinh tế và gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản giúp loại bỏ NO2 khỏi ao hiệu quả. Thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Bài viết này Sumo Nhật Việt xin chia sẻ cho bà con các cách xử lý NO2 trong đầm nuôi tôm bằng men vi sinh.
Tôm thẻ chân trắng đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam
1. Xử lý NO2 và nguồn gốc khí NO2 trong ao nuôi tôm
Khí NO2 trong ao tôm được sinh ra bởi tổ hợp nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu do thức ăn thừa, phân và xác tôm dưới đáy ao quá nhiều sinh ra khí NO2. Việc thu hoạch, vớt xác tôm làm khuấy động bùn đáy ao khiến khí này khuếch tán vào trong nước.
Một nguyên nhân nữa là nguồn nước đổ vào ao chưa được xử lý. Lượng chất thải khí thải trong nước nhiều khiến nồng độ khí NO2 trong nước ao tăng lên. Ngoài ra, mưa xuống làm tăng độ axit nước, pH giảm làm tăng nồng độ NO2 trong nước.
Men vi sinh được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực chăn nuôi và xử lý môi trường. Trong nuôi tôm, người ta sử dụng men với mong muốn phòng ngừa mầm bệnh. Tăng cường miễn dịch cho tôm, kích thích tôm ăn khỏe, lớn nhanh, thải ít. Đồng thời cải thiện được chất lượng nước ao nuôi.
==> Click xem ngay: Nuôi tôm bằng men vi sinh hiệu quả nhất
2. Tác hại của NO2 (Tại sao cần xử lý NO2)
Hemocyanin trong máu tôm có ái lực với NO2 cao hơn ái lực với Oxy. Khí NO2 cạnh tranh ví trí kết hợp với Oxy khiến Hemocyanin trong máu tôm không thể kết hợp được với Oxy làm cho tôm ngạt thở. Phải nổi lên mặt nước để tranh thủ Oxy ngoài không khí. Nhưng đa số chúng đều chết dẫn đến hiện tượng “tôm nổi đầu” chết hàng loạt.
Một số tôm sống sót thì khả năng cao sẽ có các khuyết tật như sau khi lột xác vỏ mới không cứng khiến chúng bị tổn thương mang, phù thủng cơ, còi cọc chậm lớn.
Tôm nổi đầu vì chết ngạt
3. Biện pháp xử lý NO2
Để xử lý triệt để khí độc NO2 trong đầm nuôi tôm cần sử dụng phối hợp đồng thời các phương pháp sau:
3.1 Bón vôi sau mưa
Sau mỗi trận mưa, nước ao có xu hướng bị axit hóa, độ pH giảm làm tăng nồng độ khí NO2. Do đó cần rắc vôi bột để tăng độ kiềm nước ao. Đồng thời ức chế một số tác nhân gây bệnh. Đây là biện pháp cần thiết và phải tiến hành thường xuyên sau mỗi đợt mưa lớn để tránh ngộ độc khí NO2 cho tôm.
3.2 Thiết kế hệ thống cung cấp oxy
Đầm nuôi tôm cần có hệ thống bơm oxy, sục khí hoạt động thường xuyên mới có thể cung cấp đủ khí cho hoạt động sống của tôm. Mật độ nuôi tôm không được quá dày, phải phù hợp với diện tích ao nuôi.
Ngoài ra có thể mua dự trữ viên cung cấp oxy tức thời. Kiểm tra đầm nuôi tôm hằng ngày nếu thấy có dấu hiệu thiếu khí cần bổ sung oxy tức thời và tìm hướng giải quyết.
3.3 Xử lý bằng men vi sinh
Men vi sinh được coi là biện pháp sinh học an toàn hiệu quả nhất để phòng chống hiện tượng ngộ độc NO2 cho tôm.
Trong men vi sinh chứa hàng tỷ vi sinh vật có lợi, trong đó có nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có vai trò đặc biệt quan trọng trong khử độc NO2.
3.4 Cơ chế hoạt động của nitrosomonas và nitrobacter:
Nitrosomonas sẽ chuyển hóa khí NH3 sinh ra trongao thành NO2- rất độc. Ngay lập tức Nitrobacter sẽ chuyển hóa các gốc NO2- này thành gốc NO3- không độc. Các sản phẩm phụ khác bao gồm Oxy, nước giải phóng vào nước ao.
Ngoài ra khi sử dụng men vi sinh các lợi khuẩn Bacillus trong men sẽ sinh các enzyme tiêu hóa kích thích tôm ăn khỏe, hấp thụ chất dinh dưỡng triệt để hơn, do đó lượng phân thải ra cũng sẽ ít hơn, hạn chế chất thải lắng đọng dưới ao gây ô nhiễm.
Rải men vi sinh xử lý ao nuôi tôm
Hy vọng những chia sẻ về phương pháp xử lý NO2 trong đầm nuôi tôm bằng men vi sinh sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thuỷ sản. Các giải pháp trên cần được thực hiện phối hợp định kỳ thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Liên hệ mua men vi sinh SUMO
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.