Ngộ độc nấm đang là một vấn đề mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Trong cuộc sống hàng ngày và được người tiêu dùng quan tâm.
Việt Nam có hệ thống rừng phong phú với các hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại nấm quý như: đông trùng hạ thảo, linh chi, vân chi…. Cùng với nguồn dược liệu đa dạng người dân đi thu hái nấm dược liệu và nấm ăn. Trong rừng khá nhiều nhưng có nhiều trường hợp đã bị tử vong hoặc hôn mê sâu khi ăn “nấm quý” tìm được.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), so với các loại độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca. Nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Vậy có cách nào nhận biết và xử trí tại chỗ giúp người dân khi hái lượm hoặc người tiêu dùng. Thoát khỏi cánh cửa của tử thần khi không may ăn nhầm nấm quý có độc.
Để phân biệt nấm độc và nấm dược liệu hay nấm ăn rất khó. Nhưng đa số nấm độc có màu sắc rực rỡ và đẹp hơn nấm bình thường.
1. Dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc nấm.
Ngộ độc ngay sau khi ăn là loại nguy hiểm nhất và khó chữa nhất? Ngộ độc nấm dấu hiệu càng muộn càng dễ đến gần với tử thần, các biểu hiện ngộ độc ngay sau khi ăn giúp nạn nhân kịp thời xử lý hơn. Có hai biểu hiện ngộ độc là ngộ độc sớm và ngộ độc muộn.
1.1 Ngộ độc sớm
Thường biểu hiện ngay sau khi ăn, hoặc sau khi ăn 30 phút nạn nhân thường có cảm giác nôn nao. Chóng mặt thậm chí vật vã, co giật hoặc ảo giác. Các loại nấm độc ngay sau khi ăn thuộc loại ăn nấm tác động ngay nên xử lý kịp thời.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên – loại thần dược quý hiếm trong tự nhiên. Loại nấm này chỉ được dùng cho vua chúa và giới quan chức trong thời xa xưa.
==> Click xem ngay: Đông trùng hạ thảo tự nhiên
1.2 Ngộ độc muộn
Là loại ngộ độc nguy hiểm và khó lường nhất nạn nhân. Nhiều khi không biết rằng bản thân bị ngộ độc nên có thể bất chợt gặp tử thần. Mà không rõ nguyên nhân tại sao?
Loại ngộ độc này thường có biểu hiện sau 6 – 40 giờ sau khi ăn. Lúc này người ăn thường có suy nghĩ “ đã ăn xong tiêu hóa rồi làm sao ngộ độc được”. Chính tâm lý này đã gây ra nhiều vụ tử vong, tiêu biểu là vụ ngộ độc 11 người trên Lào Cai.
Sau 6 – 40 giờ, bệnh nhân mới biểu hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu khó cứu chữa
– Sau 1 – 2 ngày: Các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh hoặc cán bộ y tế cho rằng nạn nhân đã qua cơn nguy kịch. Thực tế, ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở từ cơ quan này đến cơ quan khác mà người bệnh không hề biết.
– Sau 3 – 4 ngày: Vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đi vệ sinh ít dần, cơ thể bắt đầu sung phù do gan và thận. Đã nhiễm độc không còn chức năng giải độc và bài tiết. Chảy máu nhiều nơi, hôn mê sâu, lúc này nạn nhân đã hoàn toàn mất ý thức và các cơ quan.
2. Xử lý kịp thời khi bị ngộ độc nấm – thoát khỏi tử thần trong gang tấc.
Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn. Rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất. Để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.
– Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.
– Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.
2.1 Sơ cứu tại chỗ bằng cách:
– Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên). Nếu bệnh nhân trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Khi nôn lượng nấm còn lại sẽ được loại bỏ hạn chế gây độc cho cơ thể.
– Uống than hoạt tính: Liều 1 gam/kg cân nặng người bệnh, giúp trung hòa độc tính.
– Cho uống đủ nước tốt nhất là dùng thuốc bù nước như oresol. Để cung cấp nước và điện giải cho cơ thể.
– Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng.
– Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo. Bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.
2.2 Đưa đến cơ sở y tế
– Khi đến cơ sở y tế biểu hiện ngộ độc đã chấm dứt thì không tự về nhà. Trong 1-2 ngày đầu, có thể ngộ độc muộn đến sau.
– Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).
Sumo Nhật Việt sẽ bật mí cách sử dụng đông trùng hiệu quả cho quý độc giả trong bài viết sau:
==> Click xem ngay: Cách dùng đông trùng hạ thảo khô không phải ai cũng biết
3. Làm thế nào để tránh hiện tượng ngộ độc nấm?
Xác định sớm biểu hiện để có biện pháp ứng cứu kịp thời.
– Chỉ sử dụng khi có đầy đủ thông tin an toàn chất lượng trước khi dùng.
– Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả. (Mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ. Vòng cuống, bao gốc, nấm có màu sắc đẹp thường là nấm độc.
– Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ.
– Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo. Khó nhận dạng nấm độc.
– Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.
– Không ăn nấm đã bị thối rữa, hỏng.
* Kết luận:
Hy vọng qua nhưng chia sẻ trong bài viết về phòng tránh ngộ độc nấm đã làm bạn hài lòng. Nếu có điều gì còn thắc mắc hay liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.