SARS – Coronavirus NGUY CƠ BÙNG PHÁT TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN.
Theo thông tin mới nhất từ ASISA review hiện tại Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên của một du khách ở Mỹ bị nhiễm Coronavirus mới từ Trung Quốc và Trung Quốc xác nhận hơn 300 người đã được chẩn đoán nhiễm Coronavirus
- Coronavirus là gì?
Đây là chủng virus kí sinh trên động vật, có thể lây nhiễm cho con người.
Coronavirus – Nhóm virus gây bệnh cúm, đặc biệt gây dịch cúm SARS (năm 2002-2003). Ở Việt Nam, Dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã chết. Ngoài ra, có 2 người liên quan cũng tử vong là bệnh nhân Johnny Cheng và bác sĩ Carlo Ubani. Bệnh viện Việt Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm.
Hiện nay đang gây dịch cúm từ 31/12/2019 đến nay tại Vũ Hán-Trung Quốc đang lây lan ra các nước lân cận. Một chủng cúm mới thuộc họ Corona virus – đã gây nhiễm cho ít nhất hơn 200 người xuất phát từ Vũ Hán- Trung Quốc, Leo Poon (Leo Poon là nhà vi sinh vật học thuộc Đại học Hồng Kông, khoa Y tế công cộng)- Nhà khoa học đầu tiên giải mã trình tự và định danh vi-rút “lạ” này cho hay, nó ký sinh trên động vật rồi lây sang người.
Chủng virus trên gây ra viêm phổi và không đáp ứng với kháng sinh. Kết quả giải trình tự, các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện nó là virut họ Coronavirus, một trong chủng thuộc họ này gây dịch Viêm đường hô hấp cấp nguy kịch- SARS- bệnh dịch gây tử vong 10% số ca nhiễm xảy ra 2002-2003.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa hướng dẫn đến các quốc gia về chuẩn bị đối phó, theo dõi dịch và quản lý bệnh nhân. Một số điểm cần lưu ý với cộng đồng được lược dịch như dưới đây:
Coronavirus
- Người bệnh có triệu chứng gì khi nhiễm Coronavirus ?
Coronavirus có thể gây cảm cúm – viêm đường hô hấp trên cho con người, các triệu chứng tương tự như cúm thông thường như: chảy mũi, ho, đau rát họng, đau đầu, sốt… các triệu chứng thường kéo dài vài ngày.
Có một số chủng gây hội chứng viêm đường hô hấp rất nặng, đe dọa tính mạng con người, hai hội chứng lớn, nguy hiểm có thể kể đến là
- Hội chứng suy hô hấp Trung Đông (Middle-East Respiratory Syndrome-MERS): hội chứng lâm sàng lần đầu tiên được báo cáo năm 2012, gây tử vong 30-40% số ca mắc phải- theo TRung tâm dự phòng, kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ -CDC
- Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch (SARS- Severe Acute Respiratory Syndrome): do chủng Corona virus khác gây ra, trường hợp đầu tiên phát hiện được ghi nhận tại Quảng Đông (Guangdong)-Trung Quốc, chúng gây viêm đường hô hấp nặng, suy thận. Tỷ lệ tử vong do SARS tùy theo tuổi, dao động 0-50%, người bệnh càng cao tuổi, nguy cơ tử vong càng lớn.
- Corona virus lây lan như thế nào?
Nguồn lây: là những người bệnh bị bệnh và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (nhân viên y tế, người nhà trực tiếp chăm sóc người bệnh…)
Có 3 con đường lây nhiễm Corona virus:
3.1 Tiếp xúc gián tiếp qua công dụng cụ về chất thải tiết/rác củ người bệnh.
Virut bắn ra và bám dính vào môi trường bề mặt (giường, bàn ghế, tủ đầu giường, máy móc) xung quanh người bệnh. Thông qua dụng cụ chăm sóc đường hô hấp cho người bệnh (mask khí dung, dây máy thở, dây nối ô xy,…) . Nhiều nhân viên y tế có thể lây trong quá trình chăm sóc, xử lý chất thải tiết/rác của bệnh nhân. Đây gọi là con đường tiếp xúc TRỰC TIẾP.
3.2 Lây qua qúa trình tiếp xúc vòi người bệnh
Lây qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi bắn dịch tiết có chứa vi rút trong khoảng cách dưới 1 m, người tiếp xúc gần dưới 1 m có nguy cơ nướt phải những giọt bắn này.
3.3 Lây qua các thiết bị y tế khi không được xử lý đúng cách
Lây qua đường không khí khi những người bệnh này phải làm thủ thuật trên đường thở như phun khí dung, hút đàm nhầy, thở máy,… trên những người nhiễm Coronavirus có suy hô hấp phải hỗ trợ hô hấp.
- Bệnh do Coronavirus được điều trị như nào?
Mọi trường hợp được phát hiện bệnh đều phải nhập viện và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp.
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Điều trị giảm nhẹ triệu chứng: Sử dụng các thuốc giảm ho cho bệnh nhân ho khan nhiều; nhỏ mũi bằng thuốc nhỏ mũi thông thường. Những bệnh nhân sốt trên 38,5°C được chỉ định dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
Dinh dưỡng và điện giải: Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân SARS, cho người bệnh uống nhiều nước hoa quả; truyền tĩnh mạch các dung dịch Glucose 5%, Natri Clorid 0,9%, Ringer lactate. Lượng dịch truyền phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng và điện giải đồ. Ngoài ra, có thể truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân các dung dịch axit amin;
Điều trị suy hô hấp: Hỗ trợ thở oxy cho ống thông mũi, mặt nạ, đặt nội khí quản hoặc máy thở cho bệnh nhân do Coronavirus .
Người bệnh dịch do Coronavirus sẽ được chuyển sang khu đệm khi đạt các tiêu chuẩn gồm: Hết sốt ít nhất 5 ngày mà không dùng thuốc hạ sốt; hết ho; sức khỏe toàn trạng tốt, ăn ngủ bình thường; mạch, nhịp thở, huyết áp và các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cải thiện.
Sau 7 ngày điều trị tại khu đệm, nếu tình trạng sức khỏe vẫn ổn định, bệnh nhân SARS sẽ được xuất viện. Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần. Nếu nhiệt độ trên 38°C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì cần đi khám lại ngay. Thời gian sau, người bệnh cần khám và chụp X-quang phổi hằng tuần cho tới khi phổi trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường. Trong thời gian này, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà và tránh đến nơi tập trung đông người
- Biện pháp phòng ngừa bệnh
Hiện nay, KHÔNG có vắc xin phòng cúm do Coronavirus. Các thử nghiệm đang nghiên cứu chế vắc xin phòng chủng gây MERS, chưa có công bố chính thức.
SARS là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán xác định và có hướng cách ly, điều trị phù hợp, tránh lây lan trong cộng đồng.
Để giảm nguy cơ mắc, cần thực hiện những bước sau:
- Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Cách ly người bệnh
- Hạn chế các sinh hoạt tập thể, gặp gỡ nhiều người trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát;
- Tránh tối đa tiếp xúc với người nhiễm, nghi ngờ nhiễm Corona virus
- Tránh tiếp xúc dịch tiết mũi họng, nước mắt của người nhiễm.
- Rửa tay với xà phòng sát khuẩn, nước sạch thường xuyên, ít nhất thời gian rửa 20 giây.
Cách rửa tay
- Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ cúm: nên ở nhà, tránh đi ra nơi đông người, tránh tiếp xúc người khác. Đeo khẩu trang kín miệng, mũi, che kín miệng- mũi khi ho, hắt hơi. Và hơn hết, vệ sinh sạch/khử trùng tất cả bề mặt bạn đã tiếp xúc.
- Huấn luyện kỹ thuật che miệng đúng khi ho và hắt hơi, tránh phát tán mầm
- Tăng cường vệ sinh môi trường bề mặt nơi người bệnh nằm và máy móc dùng trong chăm sóc người bệnh
- Corona virus và thai nghén Chủng SARS có thể gây xảy thai, thai chết lưu hoặc suy thai. Theo báo cáo 2014, nhiều ca mắc chủng MERS khi đang mang thai mà vẫn sinh con bình thường.
Nguồn: ASISA review , tác giả Shin watanabe, Alex Fang, đăng ngày 21/1/2020.