Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên là điều kiện tốt cho nhiều loại nấm phát triển. Có những loài ăn rất ngon và ngọt như nấm hương, nấm sò. Nhưng bên cạnh đó lại có nhiều loại nấm chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nấm độc có nhiều loại và được chia làm 2 nhóm là nấm mọc trên vùng đất độc và nấm chứa độc tố từ trong thành phần cây nấm. Nhiều loại nấm độc có hình dáng giống nấm ăn thường ngày nên gây ra nhiều tình trạng ngộ độc nấm trong cuộc sống hàng ngày. Không những thế, những loại nấm cực độc khi ăn vào có thể gây tử vong. Bài viết này Sumo Nhật Việt xin chia sẻ đến bạn đọc các dấu hiệu nhận diện nấm độc bạn không nên bỏ qua.
1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Nấm độc tán trắng là loại nấm độc khá phổ biến hiện nay. Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Loại nấm này chứa chất amanitin (amatoxin) có độc tính cao. Đặc điểm nhận dạng bạn có thể tham khảo dưới đây.
– Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10 cm. Khi già mép mũ có thể cụp xuống.
– Phiến nấm: Màu trắng.
– Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ.
– Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
– Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), so với các loại độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca. Nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Vậy có cách nào nhận biết và xử trí tại chỗ giúp người dân khi hái lượm hoặc người tiêu dùng. Thoát khỏi cánh cửa của tử thần khi không may ăn nhầm nấm quý có độc.
==>> Click xem ngay: Phòng tránh ngộ độc nấm – có thể bạn chưa biết
2. Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Nấm độc trắng hình nón có hình dáng gần giống nấm tán trắng và nấm mối đen. Loại nấm này thường mọc thành từng cụm tại những vùng có độ ẩm thấp. Bạn có thể tìm thấy nấm này ở trong rừng với các đặc điểm sau.
– Độc tố chính: các amanitin (amatoxin), có độc tính cao.
– Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4 – 10 cm.
– Phiến nấm: Màu trắng.
– Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
– Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi khó chịu.
3. Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
Nấm mũ khía nâu xám thường bị nhầm lẫn với nấm rơm vì hình dáng khá giống nhau. Chúng thường mọc ở những nơi có nhiều cây mục nát, vùng đất ẩm. Để không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn hãy tham khảo thông tin nhận biết nấm sau đây.
– Độc tố chính: muscarin.
– Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm.
– Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ; Đường kính mũ nấm 2 – 8cm.
– Phiến nấm lúc non mầu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Cuống nấm: Mầu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống.
– Thịt nấm: mầu trắng.
4. Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)
Nấm ô tán trắng phiến xanh thường thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác…
– Độc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.
– Mũ nấm: Lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính mũ: 5 – 15 cm . Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ.
– Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ.
– Cuống nấm: Màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc; Dài 10 – 30 cm.
– Thịt nấm: Màu trắng.
Hy vọng bài chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong cách nhận biệt nấm độc để bảo vệ sức khoẻ của gia đình. Để sử dụng những loại nấm thơm ngon đảm bảo an toàn bạn có thể liên hệ đặt hàng tại Sumo Nhật Việt theo địa chỉ dưới đây.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.