Các chủng Bacillus sp được dùng để sản xuất chế phẩm vi sinh nhờ có những chức năng chính: thủy phân thức ăn, tăng cường hấp thu dĩnh dưỡng và xử lý môi trường ao nuôi. Vậy nhờ những đặc điểm gì mà chủng Bacilluss sp có thể thực hiện những chức năng trên?
1. Đặc điểm của chủng vi khuẩn Bacillus sp
Bacillus là vi khuẩn có có kích thước ngắn từ 0,5 µm đến 20 µm, trực khuẩn hình que, là vi khuẩn gram dương, có khả năng sinh bào tử khi gặp điều kiện sống bất lợi, khả năng di động, hiếu khí hoặc kị khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 30 – 50oC.
Bacillus subtilis
2. Lợi ích của các chủng vi khuẩn Bacillus sp
Các chủng Bacillus có khả năng sinh một số ezyme tiêu hóa như: α-amylase, protease, lipase..
2.1 Vai trò trong tiêu hóa thức ăn
Các chủng Bacillus có khả năng sản xuất ra nhiều các enzyme tiêu hóa như α-amylase, protease, lipase… Các enzyme này có chức năng lần lượt là thủy phân tinh bột, protein (peptide). Liên kết ester tạo ra các chất đơn giản giúp vật nuôi dễ hấp thu như đường, các axitamin, glycerol và các acid béo.
2.2 Trong xử lý môi trường ao nuôi
Khi bổ sung vào nước ao nuôi, Bacillus sp sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ trong nước để phát triển và tăng sinh tạo thành quần thể có ích. Nhờ có khả năng tiết các enzyme tiêu hóa như trên giúp phân hủy các chất hữu cơ, chất béo dư thừa trong ao. Cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan với vi sinh vật gây thối.
Hệ thống quạt khí được bố trí phù hợp trong ao
Bacillus đóng vai trò trong quá trình amon hóa các protein, chuyển hóa nitơ từ dạng hữu cơ khó hấp thu sang muối amon dễ hấp thu, giúp làm sạch đáy ao. Các chủng Bacillus thường sử dụng như B. Subtilis, B. cereus, B. Licheniformis, B. mesentericus, B. mycoidess… Bên cạnh đó còn nhiều loài vi khuẩn tham gia vào quá trình này như Pseudomonas, Clostridium và các vi nấm như Aspergillus oryzae, A. niger.
Với điều kiện dưới đáy ao là môi trường kị khí nên thường diễn ra quá trình oxy các hợp chất hữu cơ dẫn đến phân hủy chậm và không hoàn toàn. Vì vậy ở vùng này thường tích lũy nhiều acid hữu cơ, H2S… gây độc cho đông vật nuôi. Tuy nhiên với đặc điểm của chủng Bacillus sp có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt trong môi trường kị khí, chúng vẫn tiết ra các enzyme tiêu hóa giúp quá trình phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh. Từ đó làm giảm bớt lượng khí độc H2S và các độc tố tích tụ.
Qúa trình phân hủy hữu cơ sinh ra NH3 là khí độc đối với tôm cá, NH3 sẽ phản ứng với nước tạo thành NH4+. Trong điều kiện có Oxy, vi sinh vật sẽ sinh ra khí CO2, nhờ sự hiện diện của CO2 có thể làm giảm pH. Như vậy, để kiểm soát sự hình thành NH3 quá nhiều trong ao, cần quản lý pH trong nước thích hợp từ 7,5 – 8,5.
Bacillus sp có khả năng tổng hợp các enzyme ngoại bào (lyzozyme) ức chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm.
Bệnh phát sáng ở tôm Vibrio harveyi gây ra
Mỗi loài Bacillus lại có những vai trò chủ lực và cơ chế tác động khác nhau. Như Bacillus subtilis ưu thế trong phân hủy hữu cơ, tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa và tiết ra kháng sinh kiểm soát mầm bệnh; B. cereus lại mạnh về khả năng phân giải protein, tinh bột, cellulose… góp phần làm sạch đáy ao, giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vi sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loài vi khuẩn, liều lượng bổ sung, tần suất bổ sung và điều kiện môi trường. Nhưng nhìn chung, việc sử dụng các chủng vi khuẩn Bacillus đã thúc đẩy làm tăng hiệu quả xử lý các yếu tố bất lợi trong ao nuôi, giúp làm tăng tỉ lệ sống và chất lượng vật nuôi.
Liên hệ mua chế phẩm sinh học thủy sản SUMO:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.