Nuôi gà đẻ trứng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và thu nhập ổn định cho người nông dân. Ngày nay mô hình nuôi gà đẻ trứng được nhiều bà con lựa chọn để làm giàu. Không chỉ thu có nhập từ việc cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng từ trứng, mà còn có thể nhân giống và bán con giống cung cấp cho các trang trại chăn nuôi theo các mô hình khác cũng rất kinh tế. Dưới đây Sumo Nhật Việt giới thiệu với bà con kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng hiệu quả cao.
1. Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị nuôi gà đẻ trứng
Chuồng trại và trang thiết bị là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất trứng do gà đẻ.
Nuôi gà lấy trứng có lãi không là thắc mắc chung của nhiều bà con đang thực hiện mô hình chăn nuôi gia cầm. Ở Việt Nam hiện nay đã phát triển rất nhiều mô hình nuôi gà khác nhau như nuôi gà thả vườn, mô hình nuôi gà thịt, mô hình nuôi gà nhốt chuồng hay mô hình nuôi gà lấy trứng…
==>> Click xem ngay: Nuôi gà lấy trứng có lãi không
1.1 Chuồng trại
Chuồng cho gà đẻ trứng phải cao ráo, thoáng mát, có hệ thống thông giá và thoát nước phù hợp. Xây dựng chuồng ở vị trí yên tĩnh, tránh tiếng ồn từ nhà máy hoặc xe cộ. Nên xây dựng cách xa nhà ở và các tuyến đường giao thông.
Kiểu chuồng gà bà con có thể tham khảo kiểu 4 mái kiên cố hoặc 2 mái, hoặc nếu nuôi số lượng ít thì bà con có thể tận dụng làm bằng tre nứa có sẵn tại địa phương. Dù là làm chuồng kiểu nào thì cứ đảm bảo gà sống thoải mái, không bị stress là được.
Chuồng gà kiểu 2 mái và hệ thống dàn nuôi gà đẻ trứng
Chuồng trại cần thiết kế hệ thống ổ cho gà đẻ trứng an toàn. Ổ đẻ phải được phân bố đều trong chuồng nuôi, nên đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Ổ đặt cao so với mặt đất khoảng 30 – 40cm. Nên dùng phoi bào để lót ổ đẻ hoặc bà con có thể dùng ổ bằng rơm, vải, bao bì mềm để tránh trứng bị vỡ. Ổ cần vệ sinh thường xuyên, phơi nắng và phun chống bọ. Số lượng ổ đẻ vừa đủ để gà đẻ không chen lấn nhau làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn cho gà vào đẻ, tránh đẻ ra nền.
1.2 Trang thiết bị
- Máng ăn, máng uống:
Nhu cầu ăn uống của gà đối với mùa nóng và mùa lạnh là khác nhau. Vào mùa nóng, nhu cầu máng ăn là 12 cm/con và máng uống là 6 cm/con. Mùa lạnh, máng ăn 10 cm/con và máng uống 5 cm/con. Dựa vào các chỉ tiêu trên bà con tính toán để phân bố máng ăn máng uống đầy đủ cho tổng số lượng đàn gà nhà mình.
- Điều kiện bảo quản trứng sau khi đẻ:
Trứng để làm giống là vật thể sống, vì vậy cần bảo quản ở nhiệt độ ánh sáng phù hợp để đạt tỉ lệ nở cao, trứng giỗng cũng cần được chăm sóc ở các giai đoạn bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Bà con cần chuẩn bị thiết bị bảo quản trứng chuyên nghiệp, để trứng nơi sạch sẽ, tránh để bẩn, phân, máu gà bám vào.
2. Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng
Khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng trang thiết bị nuôi gà đẻ trứng. Tiếp đến ta cần quan tâm đến kỹ thuật nuôi gà sao cho thật hiệu quả.
2.1 Kỹ thuật chọn gà giống trống – mái
Chất lượng trứng và số lượng trứng gà có cao hay không thì khâu chọn giống rất quan trọng. Bà con nên chọn cơ sở uy tín bán gà mái đẻ chất lượng hoặc nuôi ngay từ khi còn nhỏ. Nếu chọn con giống hì nên chọn con từ 1kg trở lên, dáng cao to, sức khỏe tốt.
Bên cạnh giống gà mái tốt thì bà con còn phải chọn gà trống giống. Phải chọn những con cao to, sức khỏe tốt, lông mượt, tiếng gáy to. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21 – 22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9. Loại bỏ những con trống ngả màu, yếu, đặc biệt những con hay đậu hoặc nằm trên ổ đẻ, những con trống này thường nhút nhát không đạp mái, chỉ gây cản trở và có thể làm vỡ trứng.
2.2 Chuyển gà lên chuồng đẻ trứng
Để giảm tối đa stress cho gà khi chuyển gà, trước khi chuyển gà vào khu vực đẻ trứng 3 ngày, bà con cho gà ăn tự do và bổ sung thêm vitamin trong thức ăn, nước uống cần chuẩn bị sẵn trong máng trước khi chuyển gà tới.
Cần cho gà làm quen với cường độ ánh sáng bằng cách điều chỉnh ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị thích hợp với ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ trong thời gian 2 tuần trước khi chuyển chuồng.
Gà đẻ trứng được chiếu sáng hợp lý
Gà phải được chuyển hết sáng chuồng nuôi đẻ trong vòng 2 tuần trước khi bắt đầu đẻ để gà có thời gian phục hồi do ảnh hưởng của việc vận chuyển. Nên chuyển đàn cả trống và mái vào hôm mát trời, ban đêm, lúc này khả năng nhìn thấy của mắt gà kém nên sẽ giảm được stress cho chúng.
2.3 Nước và thức ăn
Cơ thể gà có mức dự trữ nước nhỏ nên luôn phải cung cấp đủ nước sạch trong máng cho gà uống. Thường xuyên vệ sinh máng uống và thay nước, không để nước tồn quá lâu. Uống nước mát ( 15 – 21oC) và đầy đủ sẽ kích thích gà ham ăn và tiêu hóa tốt hơn.
Trong khẩu phần ăn của gà đẻ trứng cần có nhiều đạm và ít chất tinh bột. Những thức ăn giàu đạm như bột cá, bột tôm, các loại họ đầu. Khi trộn thức ăn bà con cần đảm bảo tỉ lệ đạm từ 16 – 17%.
Tùy theo nhiệt độ trong chuồng để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho gà. Vào mùa lạnh nhu cầu thức ăn của gà sẽ lớn hơn vào mùa nóng.
Khi mới chuyển chuồng, gà có thể bị stress nên khả năng ăn kém. Nên cần chú ý cung cấp thức ăn mới, thơm ngon, giàu dinh dưỡng và chất khoáng để gà phục hồi sức khỏe, nâng cao năng suất đẻ trứng.
* Lưu ý
Một loại thức ăn rất tốt cho gà đẻ trứng đó là lúa mầm. Bà con có thể tự chế biến thức ăn cho gà, tiết kiệm chi phí mua thức ăn bằng cách:
– Lúa được đem ngâm vào nước khoảng 24h sau đó đổ nước đi, mang đi ủ cho lên mầm từ 36 – 48h.
– Hàng ngày tưới nước cho bao ủ để lúa đạt độ ẩm nảy mầm được.
– Sau khi mầm mọc dài từ 3 – 4cm thì có thể đem cho gà ăn.
Mầm lúa rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là canxi cung cấp dưỡng chất cho gà đẻ trứng nhiều hơn. Nhu cầu canxi tăng theo độ tuổi và tỷ lệ đẻ.
Nhu cầu Photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng.
Đặc biệt quan trọng là các nguyên tố vi lượng và vitamin đối với gà đẻ trứng giống, nó ảnh hưởng đến tỷ lện ấp nở và nuôi sống gà con.
Khi bắt đầu đẻ trứng phải tăng lượng thức ăn cho gà. Giai đoạn gà nghỉ cần bồi bổ và cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống để gà lấy sức đẻ lứa sau.
2.4 Bảo quản trứng
Vào giai đoạn gà đẻ trứng liên tục, trứng được thu nhặt thường xuyên 4 lần/ngày. Bảo quản trứng ở phòng mát nhiệt độ từ 13 – 18oC, độ ẩm 75 – 80%. Phôi gà bắt đầu phát triển ở 24oC, sau thời gian từ 5 – 7 ngày trứng sẽ nở đạt tỉ lệ cao nhất. Không nên ấp trứng sau 7 ngày bảo quản để làm giống.
Thu nhặt trứng
2.5 Ấp bóng của gà.
Hiện tượng gà ấp bóng xảy ra sau khi gà ngừng đẻ trứng, vì vậy để đạt được năng suất trứng tốt bà con cần tiến hành cai ấp cho gà bằng cách: chuyển gà mái sang chuồng khác thoáng đãng, không có ổ đẻ, nhốt chung với 1 con trống khỏe mạnh để quấy gà mái mỗi khi chúng nằm ấp, bổ sung thức ăn giàu Protein, rau xanh cho gà.Theo kinh nghiệm dân gian, vào mùa hè có thể tắm cho gà để nó không nằm ấp bóng. Sau khi cai được 1 tuần thì cho về chuồng cũ.
Khi gà thay lông: Vào thời kì này gà đẻ giảm, con nào thay lông nhanh thì năng suất đẻ tốt và ngược lại thì nên loại bỏ.
Một số triệu chứng thường xuất hiện trên gà đẻ trứng như: bị tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ Nếu gà bị bạch lỵ ( dính đít) thì không dùng trứng đó để làm giống ấp nở, vì bệnh này sẽ lây sang gà con. Ngoài ra gà đẻ trứng cũng hay bị xưng chân nếu chất độn chuồng không đủ dày và khô. Vì vậy bà con cần chú ý các chi tiết này để phòng bệnh cho gà, đê đảm bảo chất lượng trứng khi ấp nở.
Liên hệ tư vấn:
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com/
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.