7 nguyên nhân chủ yếu khiến Lan không ra rễ
Rễ lan là bộ phận chính để nuôi dưỡng cho cây lan sinh trưởng và phát triển. Sự phát tiển, sức khỏe của bộ rễ đều có ảnh hưởng đến cây lan. Cây Lan chỉ khỏe mạnh khi có bộ rễ tốt và khỏe. Với những người trồng lan chuyên nghiệp khi nhìn vào màu sắc của rễ bạn có thể biết được tình hình của cây lan.
Trong quá trình chăm sóc, có nhiều trường hợp chúng ta thấy rễ lan không phát triển (hay lan không ra rễ mới). Điều này có thể dẫn đến tình trạng lan bị yếu và có thể chết. Để khắc phục được các tình trạng trên, cần biết được nguyên nhân gây ra. Bài này Sumo Nhật Việt sẽ cùng bạn tìm ra 7 nguyên nhân gây hiện tượng Lan không ra rễ.
1. Đặc điểm rễ phong lan
Rễ lan được chia ra thành 5 phần gồm: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ. Mỗi bộ phận đều giữ những chức năng nhiệm vụ riêng, trong đó đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây.
Lan Ngọc Điểm bao lâu ra hoa là thắc mắc chung của nhiều gia đình làm kinh tế bằng mô hình trồng hoa lan. Sumo Nhật Việt đã giới thiệu về cách trồng hao phong Lan Ngọc Điểm ở bài trước. Nhưng để có được những giỏ Lan Ngọc Điểm đẹp, hoa nhiều, nở đúng dịp thì người trồng lan phải để ý một số vấn đề trogn quá trình chăm sóc.
==>Click xem ngay: Lan Ngọc Điểm bao lâu ra hoa?
2. Chức năng của rễ
Rễ lan có 2 nhiệm vụ chính là: hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Giữ cho cây lan được bám chắc vào cành, hốc đá hoặc đất trong chậu lan. Vì vậy, nếu cây lan có rễ quá ít thì cây sẽ không đủ nước để nuôi cây, cây không thể bám chắc và cành cây hoặc đá hay chậu được.
Bên cạnh, cây thiếu chất dinh dưỡng hoa không nhiều đẹp được. Trường hợp rễ lan bị thối, bệnh hoặc thiếu nước sẽ biểu hiện cây lan bị còi cọc và chết dần chết mòn theo thời gian.
3. Một số nguyên nhân gây không mọc rễ, chậm mọc rễ ở lan là gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến lan không mọc rễ hay bị chột rễ. Sumo sẽ chia sẻ với bạn những nguyên nhân chính và có thể dễ dàng chú ý khắc phục được dưới đây
3.1 Xử lý giá thể chưa đúng cách
– Do trồng quá chặt
– Do lâu ngày không thay gía thể mới
Giá thể trồng hư mục do trồng quá lâu mà không thay mới (thường trên hai năm) cũng có thể gây tình trang này do quá acid hoặc quá kiềm.
3.2 Chậu không thích hợp
Nếu bạn trồng trong chậu đất nung, có thể chậu có bị quá nóng vào buổi trưa hay chiều. Nóng quá cũng làm thun rễ khi bám vào. Bạn cần kiểm tra chậu và thay chậu nếu cần thiết.
3.3 Kĩ thuật ghép cây chưa đúng
Không nên cố định rễ quá chặt. Dùng quá nhiều đinh làm ảnh hưởng đên sự ra rễ của cây hay cố định cây lan chưa vững, đong đưa khó ra rễ
3.4 Bón phân quá sớm hoặc quá nhiều
Tưới phân hoặc thuốc nấm hoặc diệt vi khuẩn sớm quá trong khi đầu rễ còn non nên thun lại không mọc tiếp. Cách khắc phục: tưới lại bằng nước không tưới phân hoặc thuốc cho đến khi ra rễ mới.
Lan Ngọc Điểm (Đai Châu) là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia. Nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả. Những chùm Lan Ngọc Điểm đai châu to tròn đung đưa trước gió khiến bất kì ai nhìn thấy cũng bị thu hút và thích thú.
==> Click xem ngay: Cách trồng hoa Lan Ngọc Điểm
Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa (Weakly & weekly). Không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.
3.5 Tưới quá nhiều nước
Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn. Cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.
Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước. Nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.
Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có mầu trắng, cứng và đầu rễ có mầu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có mầu nâu.
3.6 Do thay đổi khí hậu
Do di chuyển thay đổi khí hậu,tiểu khí hậu có thể làm cây không ra rễ mới ,có khi đến 6 tháng vẫn không ra rễ mới ,nhưng cây vẫn mạnh khoẻ.tuy nhiên vào mùa thích hợp sẽ ra rễ và giả hành to khoẻ
3.7 Cây lan bị bệnh
Cây mang mầm bệnh hay cây quá yếu nhất là cây đã có ra rễ rồi bị thui chột đi
Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng đến bộ rễ của Lan khiến lan không sinh trưởng được. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hay gặp trường hợp chưa xử lý được. Hãy gọi ngay đến Sumo Nhật Việt để được hỗ trợ.
Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: https://sumonhatviet.com
Email: sumonhatv@gmail.com
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.